Lịch Sử VNQDĐ

Giáo sư Nguyễn Châu nói về “Nguyễn Thái Học và thông điệp Không Thành Công Thì Thành Nhân”

Giáo sư Nguyễn Châu, nguyên là giáo sư triết học tại Đại Học Văn Khoa Huế, ông cũng là giáo sư dạy triết học đệ nhất tại nhiều trường trung học công và tư ở Huế như trường Quốc Học, Nguyễn Du v.v.. GS Nguyễn Châu là tác gia hai cuốn sách Đạo Đức Học và Lý Luận Học cho môn triết học Đệ Nhất. Những ai từng là học sinh tại thành phố Huế trước năm 1975 phần đông là học sinh môn Triết Học của giáo sư Nguyễn Châu…Hiện Giáo Sư Nguyễn Châu đang định cư tại thành phố San Jose, California Hoa Kỳ. Dưới đây là video của GS Nguyễn Châu nói về đề tài “Nguyễn Thái Học và thông điệp Không Thành Công Thì Thành Nhân”

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (1)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Hoàng Tích Thông, Lữ Đoàn Trưởng Thủy Quân Lục Chiến, Phó Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh VNCH. Cuốn hồi ký trung thực, chân thành kể lại cuộc đời của một thanh niên yêu nước gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng đánh Pháp giành độc lập từ năm 11/1945, trực tiếp chiến đấu chống cộng bảo vệ tự do 25 năm tại Nam Việt Nam, ở tù “cải tạo” 13 năm, đến Hoa Kỳ định cư tiếp tục đấu tranh tự do dân chủ. Hồi ký Tập I (1945-1950)/Chương 1: Việt Nam từ ngày 19-08-1945 đến tháng 11 năm 1946:  Tình hình chung khi Thế Chiến thứ Hai chấm dứt (1) 

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tưởng niệm lần thứ 67 nhà cách mạng, nhà văn, nhà lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng Hoàng Đạo-Nguyễn Tường long (bài 2)

Tứ Ly, Hoàng Đạo là bút hiệu của nhà văn Nguyễn Tường Long: Ông là một nhà văn hóa, nhà văn, nhà báo, nhà lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng thập niên 1940. Ông đã từ trần trên con đường bôn ba cứu nước trong chuyến tàu lửa từ Thượng Hải đến Hồng Kông (Trung Hoa) vào ngày 22 tháng 07 năm 1948…từ đấy Việt Nam Quốc Dân Đảng mất đi một người lãnh đạo kiệt xuất, dân tộc Việt Nam mất đi một nhà cách mạng, một nhà văn hóa. Nhân dịp tưởng niệm lần thứ 67 (1948-2015), trang nhà https://www.vietquoc.org ghi lại những sự nghiệp cách mạng và văn hóa để đời sau noi gương mà nối bước…dưới đây là bài viết của nhà văn Dương Nghiễm Mậu “HOÀNG ĐẠO MỘT VẬN ĐỘNG LỊCH SỬ”. Mời độc giả đọc để thấy giá trị của một Hoàng Đạo. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tưởng niệm lần thứ 67 nhà cách mạng, nhà văn, nhà lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng Hoàng Đạo-Nguyễn Tường long (bài 1)

Tứ Ly, Hoàng Đạo là bút hiệu của nhà văn Nguyễn Tường Long: Ông là một nhà văn hóa, nhà văn, nhà báo, nhà lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng thập niên 1940. Ông đã từ trần trên con đường bôn ba cứu nước trong chuyến tàu lửa từ Thượng Hải về Hồng Kông (Trung Hoa) vào ngày 22 tháng 07 năm 1948…từ đấy Việt Nam Quốc Dân Đảng mất đi một người lãnh đạo kiệt xuất, dân tộc Việt Nam mất đi một nhà cách mạng, một nhà văn hóa. Nhân dịp tưởng niệm lần thứ 67 (1948-2015), trang nhà https://www.vietquoc.org ghi lại những sự nghiệp cách mạng và văn hóa để đời sau noi gương mà nối bước… (bài 1)

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tưởng niệm văn hào Nhất Linh,nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam năm thứ 52 (bài 3)

Cách đây 52 năm, văn hào Nhất Linh, nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam, nhà lãnh đạo kiệt xuất Việt Nam Quốc Dân Đảng thế hệ 1940 quyên sinh ngày 07/07/1963 để lại những giòng lịch sử: “Ðời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử tôi cả. Việc bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập Quốc gia sẽ làm cho nước mất vào tay Cộng Sản là một tội nặng… ” Nhân ngày tưởng niệm lần thứ 52 nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam trang nhà https://www.vietquoc.org xin đăng những bài viết của đồng chí, bạn bè, nhà văn, nữ sĩ để tưởng nhớ vì sao của lịch sử đấu tranh cận đại.
Dưới đây là bài của nữ văn sỹ Nguyễn thị Vinh viết từ vùng xứ lạnh Nauy để tưởng nhớ những ngày cùng hoạt động với nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam ở Hồng Kông: “Nhà văn Nhất Linh và Xóm Cầu Mới” [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tưởng niệm văn hào Nhất Linh,nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam năm thứ 52 (bài 2)

Để tưởng nhớ năm thứ 52 Văn hào Nhất Linh, nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam, nhà lãnh đạo kiệt xuất Việt Nam Quốc Dân Đảng thế hệ 1940 quyên sinh (07/07/1963) dưới đây là bài của nhà văn Võ Phiến: “Đọc bản thảo của Nhất Linh”

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tưởng niệm văn hào Nhất Linh,nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam năm thứ 52 (1)

Cách đây 50 năm, văn hào Nhất Linh, nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam, nhà lãnh đạo kiệt xuất Việt Nam Quốc Dân Đảng thế hệ 1940 quyên sinh ngày 07/07/1963 để lại những giòng lịch sử: “Ðời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử tôi cả. Việc bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập Quốc gia sẽ làm cho nước mất vào tay Cộng Sản là một tội nặng…. ” Nhân ngày tưởng niệm lần thứ 52 (1963-2015)nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam trang nhà https://www.vietquoc.org xin đăng những bài viết của đồng chí, bạn bè, nhà văn, nữ sĩ để tưởng nhớ vì sao của lịch sử đấu tranh cận đại.
Dưới đây là bài của nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng Trương Bảo Sơn (https://www.vietquoc.org/?p=1686) và cũng là đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng của văn hào Nhất Linh: “NHỮNG KỶ NIỆM RIÊNG VỚI NHẤT LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM”

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

85 năm Ngày Tang Yên Báy: Không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm”

Vào khoảng thời gian này 85 năm trước, tức vài hôm sau Ngày Tang Yên Bái, ngày 17 tháng Sáu năm 1930, bức hình bên đây được đăng trên báo Pháp. Mười ba chiếc đầu của các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng vừa bị chém còn phơi trên bãi cỏ. Chiếc đầu được đánh dấu tròn được tờ báo ghi chú “đây là đầu của Nguyễn Thái Học”.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Lược Sử và Ý Nghĩa Kỷ Niệm Ngày Tang Yên Báy (17/6/1930 – 17/6/2015)

Khởi Diễn Trang Sử Kiêu Hùng

Năm 1930, ngày 17 tháng 6, một biến cố lịch sử trọng đại đã diễn ra vào lúc rạng sáng, tại một vùng rừng núi thân yêu của tổ quốc: Mười ba đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng phải ra pháp trường Yên Báy đền nợ nước. Trước khi bước lên máy chém, các nhà cách mạng, ai nấy đều biểu hiện ý chí yêu nước và nguyện vọng phục vụ dân tộc với khí thế hào hùng, dõng dạc hô to, “Việt Nam, Việt Nam, Việt Nam.”[1]

Cuộc hành quyết bắt đầu lúc 5 giờ kém 5 và chấm dứt lúc 5 giờ 35 phút sáng ngày 17 tháng 6 năm 1930.  Thi hài mười ba liệt sĩ được chôn chung vào một huyệt mộ dưới chân đồi Cao, bên cạnh đồi là đền thờ Lý Trần Quán, cách ga xe lửa Yên Báy chừng một cây số [2]  Ngưỡng mộ lòng yêu nước và sự hy sinh cao cả của các anh hùng dân tộc, hằng năm, đến ngày 17 tháng 6, người Việt khắp nơi trên thế giới, đều tổ chức lễ kỷ niệm ngày lịch sử trọng đại này. Ngày 17 tháng 6 là ngày đau thương nhất và cũng là ngày vinh quang nhất, không những của Việt Nam Quốc Dân Đảng, mà còn của cả dân tộc. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Yên Bái Đoá Hoa Sen Đầu Thế Kỷ 20

Kỷ niệm ngày tang Yên Bái thứ 85, chúng tôi cho đăng bài viết này của cố Bí Thư Đảng Bộ Châu Âu, Đỗ Trung Kiên, một cán bộ xuất sắc đã gắn liền với việc xây dựng hệ thống Đảng tại Châu Âu vào thập niên 80, những ước vọng chưa thành, Anh đã sớm ra đi để lại niềm tiếc thương của các anh em còn ở lại, nửa đường gẫy gánh cũng như người đã nằm xuống…với những tức tưởi không nguôi! [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngày Tang Yên Báy 17-06-1930: Hào Khí Dân Tộc vang vọng đến đời sau

Ngày 17-06-1930, ngày bầu trời Việt Nam xám xịt vây bủa một màu tang u ám bầu trời Việt Nam, ngày dân tộc Việt Nam vươn mình đứng dậy đánh đuổi thực dân Pháp dành độc lập cho dân tộc, ngày mà các anh hùng dân tộc Việt Nam gióng lên tiếng chuông thức tỉnh đồng bào hãy đứng lên vì nền độc lập của dân tộc, vì tự do và vì hạnh phúc của toàn dân… Đã 82 năm trôi qua, nhưng tinh thần Yên Báy bất diệt vẫn trong tâm thức của dân Việt như hành trang yêu nước của mình…nhân tưởng niệm lần thứ 82 ngày tang Yên Báy, nhà văn trong nước đã viết…. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nguyễn Thái Học-Vị lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng

Yêu đất nước, yêu người yêu đất nước…những người thật sự đã hy sinh cho dân cho nước thì người dân không bao giờ quên, Tinh Thần Yên Bái Bất Diệt đã trở thành ngưỡng mộ cho cả đời sau. Giữa chủ trương của Việt Nam Quốc Dân Đảng và đảng Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn đối nghịch nhau về lập trường đấu tranh. VNQDĐ đấu tranh cho chủ nghĩa Quốc Gia Dân Tộc, còn CSVN theo chủ nghĩa Quốc Tế Cộng Sản, VNQDĐ chủ trương kinh tế thị trường giai cấp tiểu tư sản còn đảng CSVN chủ trương độc tài Vô Sản chuyên chính lấy giai cấp vô sản lãnh đạo. VNQDĐ chủ trương tự do dân chủ thì CSVN chủ trương độc tài toàn trị… Để rồi trong chiều dài đấu tranh của lịch sử, phe thắng trận đã che dấu lịch sử nên đã khỏa lấp những anh hùng dân tộc mà chỉ có đảng CSVN mới là anh hùng mới là “đỉnh cao trí tuệ”…..Tuy nhiên, che lấp lịch sử thì là hành động lấy tay che mặt trời, ngày nay người dân trong nước một trang nhà của tỉnh Vĩnh Phúc, chính ngay địa danh của những anh hùng Yên Bái nằm xuống đã ghi lại khá trung thực về Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ Yên Bái.  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tượng đài tưởng niệm Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Thái Học và các anh hùng liệt nữ VNQDĐ

Tượng đài tưởng niệm Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Thái Học và anh hùng liệt nữ VNQDĐ tại thành phố Yên Bái.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nguyễn Thái Học: tác giả Nhượng Tống (4)

Nhân dịp tưởng niệm lần thừ 85 đảng trưởng VNQDĐ Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ VNQDĐ lên đoạn đầu đài đền nợ nước tại pháp trường Yên Báy (17/06/1930 – 2015). Xin quíy vị nghe lại chân dung của những anh hùng dân tộc hy sinh mạng sống của mình cho nền độc lập dân tộc. Audio này là bài đọc phần 4 cuốn Nguyễn Thái Học của học giả Nhượng Tống xuất bản 1945 qua giọng đọc chị Thu Sương:

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nhạc tưởng niệm các Anh Hùng Dân Tộc

Còn 7 ngày nữa là đúng 85 năm Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Thái Học và 12 Anh Hùng Liệt Sĩ đã hy sinh ngày 17/06/1930 tại pháp trường Yên Báy. Trước phút rơi đầu tất cả 13 Anh Hùng Dân Tộc đều hô ta “Việt Nam Muôn Năm…”

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt