Lịch Sử VNQDĐ

Trung Quốc sẽ chiếm trọn biển Đông vào năm 2017

Công trường của Trung Quốc bồi đắp đảo Đá Châu Viên (Cuarteron) nơi có tranh chấp trong Trường Sa – Biển Đông, được chụp từ vệ tinh.

Bắc Kinh đã thực hiện xong giai đoạn một trong chiến lược biến Biển Đông thành ao nhà. Thái độ do dự của các nước liên can từ Hoa Kỳ, Úc cho đến các thành viên Đông Nam Á tạo cơ hội bằng vàng cho Tập Cận Bình tiến sang giai đoạn hai trong 2 năm tới. Trên đây là nhận định của nhiều chuyên gia quân sự được Fairfax Media tổng hợp và phân tích.
Với các đảo nhân tạo đã được thực hiện gần xong, Trung Quốc đã chiến thắng “trận thứ nhất” trong chiến lược khống chế Biển Đông. Ít ai có khả năng ngăn chận Trung Quốc chiến thắng luôn giai đoạn hai. Hoa Kỳ cũng như đồng minh Úc trong khu vực, tuy lên án Bắc Kinh có “hành động phi pháp” đe dọa an ninh hàng hải, hàng không nhưng cho đến nay hai nước này vẫn do dự, ngập ngừng. Trên đây là hai nhận định của các nguồn tin quốc phòng cao cấp của Úc.

[Đọc tiếp]

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (4)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi”  – Tp I (1945-1950)/Chương 1Vit Nam t ngày 19-08-1945 đến tháng 11 năm 1946:  Tình hình chung khi Thế Chiến th Hai chm dt (4)  [Đọc tiếp]

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (3)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/Chương 1Việt Nam từ ngày 19-08-1945 đến tháng 11 năm 1946: Tình hình chung khi Thế Chiến thứ Hai chấm dứt (3)  [Đọc tiếp]

Nguyễn Thái Học: Do các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng trình diễn trước năm 1975…

Nguyễn Thái Học: Người anh hùng sống mãi mãi trong giòng sinh mệnh dân tộc cho đến muôn nghìn đời sau: Mời quý bạn xem vở cải lương Nguyễn Thái Học, một trong những tuồng cải lương lịch sử hay nhất trước năm 1975 do soạn giả Viễn Châu – Thế Hà Vân và các nghệ sĩ nổi tiếng trình diễn: Ngọc Giàu vai Nguyễn Thị Giang, Hùng Cường vai Nguyễn Thái Học, Thành Được vai Phó Đức Chính, Bạch Tuyết vai chị Hồng và Hồng Nga vai thân mẫu Nguyễn Thái Học. Vở tuồng ghi lại sự kiện có thật trong lịch sử về anh hùng Nguyễn Thái Học đã bị xử tử cùng với 12 chiến sĩ cách mạng ngày 17/06/1930 tại làng Yân Bái. Vở tuồng ghi lại chuyện tình cảm động của đôi vợ chồng và nỗi xót xa của người mẹ khi đưa con mình đi xử quyết. Khi được chị Hồng báo tin chồng chết thì chị Giang vợ anh hùng Nguyễn Thái Học đã tự tử theo chồng bằng khẩu súng chồng tặng cho trọn lời thề ở đền Hùng Vương.

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (2)

Hồi Ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/Chương 1Việt Nam từ ngày 19-08-1945 đến tháng 11 năm 1946:  Tình hình chung khi Thế Chiến thứ Hai chấm dứt (2) [Đọc tiếp]

Giáo sư Nguyễn Châu nói về “Nguyễn Thái Học và thông điệp Không Thành Công Thì Thành Nhân”

Giáo sư Nguyễn Châu, nguyên là giáo sư triết học tại Đại Học Văn Khoa Huế, ông cũng là giáo sư dạy triết học đệ nhất tại nhiều trường trung học công và tư ở Huế như trường Quốc Học, Nguyễn Du v.v.. GS Nguyễn Châu là tác gia hai cuốn sách Đạo Đức Học và Lý Luận Học cho môn triết học Đệ Nhất. Những ai từng là học sinh tại thành phố Huế trước năm 1975 phần đông là học sinh môn Triết Học của giáo sư Nguyễn Châu…Hiện Giáo Sư Nguyễn Châu đang định cư tại thành phố San Jose, California Hoa Kỳ. Dưới đây là video của GS Nguyễn Châu nói về đề tài “Nguyễn Thái Học và thông điệp Không Thành Công Thì Thành Nhân”

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (1)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Hoàng Tích Thông, Lữ Đoàn Trưởng Thủy Quân Lục Chiến, Phó Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh VNCH. Cuốn hồi ký trung thực, chân thành kể lại cuộc đời của một thanh niên yêu nước gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng đánh Pháp giành độc lập từ năm 11/1945, trực tiếp chiến đấu chống cộng bảo vệ tự do 25 năm tại Nam Việt Nam, ở tù “cải tạo” 13 năm, đến Hoa Kỳ định cư tiếp tục đấu tranh tự do dân chủ. Hồi ký Tập I (1945-1950)/Chương 1: Việt Nam từ ngày 19-08-1945 đến tháng 11 năm 1946:  Tình hình chung khi Thế Chiến thứ Hai chấm dứt (1) 

[Đọc tiếp]

Tưởng niệm lần thứ 67 nhà cách mạng, nhà văn, nhà lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng Hoàng Đạo-Nguyễn Tường long (bài 2)

Tứ Ly, Hoàng Đạo là bút hiệu của nhà văn Nguyễn Tường Long: Ông là một nhà văn hóa, nhà văn, nhà báo, nhà lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng thập niên 1940. Ông đã từ trần trên con đường bôn ba cứu nước trong chuyến tàu lửa từ Thượng Hải đến Hồng Kông (Trung Hoa) vào ngày 22 tháng 07 năm 1948…từ đấy Việt Nam Quốc Dân Đảng mất đi một người lãnh đạo kiệt xuất, dân tộc Việt Nam mất đi một nhà cách mạng, một nhà văn hóa. Nhân dịp tưởng niệm lần thứ 67 (1948-2015), trang nhà https://www.vietquoc.org ghi lại những sự nghiệp cách mạng và văn hóa để đời sau noi gương mà nối bước…dưới đây là bài viết của nhà văn Dương Nghiễm Mậu “HOÀNG ĐẠO MỘT VẬN ĐỘNG LỊCH SỬ”. Mời độc giả đọc để thấy giá trị của một Hoàng Đạo. [Đọc tiếp]

Tưởng niệm lần thứ 67 nhà cách mạng, nhà văn, nhà lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng Hoàng Đạo-Nguyễn Tường long (bài 1)

Tứ Ly, Hoàng Đạo là bút hiệu của nhà văn Nguyễn Tường Long: Ông là một nhà văn hóa, nhà văn, nhà báo, nhà lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng thập niên 1940. Ông đã từ trần trên con đường bôn ba cứu nước trong chuyến tàu lửa từ Thượng Hải về Hồng Kông (Trung Hoa) vào ngày 22 tháng 07 năm 1948…từ đấy Việt Nam Quốc Dân Đảng mất đi một người lãnh đạo kiệt xuất, dân tộc Việt Nam mất đi một nhà cách mạng, một nhà văn hóa. Nhân dịp tưởng niệm lần thứ 67 (1948-2015), trang nhà https://www.vietquoc.org ghi lại những sự nghiệp cách mạng và văn hóa để đời sau noi gương mà nối bước… (bài 1)

[Đọc tiếp]

Tưởng niệm văn hào Nhất Linh,nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam năm thứ 52 (bài 3)

Cách đây 52 năm, văn hào Nhất Linh, nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam, nhà lãnh đạo kiệt xuất Việt Nam Quốc Dân Đảng thế hệ 1940 quyên sinh ngày 07/07/1963 để lại những giòng lịch sử: “Ðời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử tôi cả. Việc bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập Quốc gia sẽ làm cho nước mất vào tay Cộng Sản là một tội nặng… ” Nhân ngày tưởng niệm lần thứ 52 nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam trang nhà https://www.vietquoc.org xin đăng những bài viết của đồng chí, bạn bè, nhà văn, nữ sĩ để tưởng nhớ vì sao của lịch sử đấu tranh cận đại.
Dưới đây là bài của nữ văn sỹ Nguyễn thị Vinh viết từ vùng xứ lạnh Nauy để tưởng nhớ những ngày cùng hoạt động với nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam ở Hồng Kông: “Nhà văn Nhất Linh và Xóm Cầu Mới” [Đọc tiếp]

Tưởng niệm văn hào Nhất Linh,nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam năm thứ 52 (bài 2)

Để tưởng nhớ năm thứ 52 Văn hào Nhất Linh, nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam, nhà lãnh đạo kiệt xuất Việt Nam Quốc Dân Đảng thế hệ 1940 quyên sinh (07/07/1963) dưới đây là bài của nhà văn Võ Phiến: “Đọc bản thảo của Nhất Linh”

[Đọc tiếp]

Tưởng niệm văn hào Nhất Linh,nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam năm thứ 52 (1)

Cách đây 50 năm, văn hào Nhất Linh, nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam, nhà lãnh đạo kiệt xuất Việt Nam Quốc Dân Đảng thế hệ 1940 quyên sinh ngày 07/07/1963 để lại những giòng lịch sử: “Ðời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử tôi cả. Việc bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập Quốc gia sẽ làm cho nước mất vào tay Cộng Sản là một tội nặng…. ” Nhân ngày tưởng niệm lần thứ 52 (1963-2015)nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam trang nhà https://www.vietquoc.org xin đăng những bài viết của đồng chí, bạn bè, nhà văn, nữ sĩ để tưởng nhớ vì sao của lịch sử đấu tranh cận đại.
Dưới đây là bài của nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng Trương Bảo Sơn (https://www.vietquoc.org/?p=1686) và cũng là đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng của văn hào Nhất Linh: “NHỮNG KỶ NIỆM RIÊNG VỚI NHẤT LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM”

[Đọc tiếp]

85 năm Ngày Tang Yên Báy: Không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm”

Vào khoảng thời gian này 85 năm trước, tức vài hôm sau Ngày Tang Yên Bái, ngày 17 tháng Sáu năm 1930, bức hình bên đây được đăng trên báo Pháp. Mười ba chiếc đầu của các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng vừa bị chém còn phơi trên bãi cỏ. Chiếc đầu được đánh dấu tròn được tờ báo ghi chú “đây là đầu của Nguyễn Thái Học”.

[Đọc tiếp]

Lược Sử và Ý Nghĩa Kỷ Niệm Ngày Tang Yên Báy (17/6/1930 – 17/6/2015)

Khởi Diễn Trang Sử Kiêu Hùng

Năm 1930, ngày 17 tháng 6, một biến cố lịch sử trọng đại đã diễn ra vào lúc rạng sáng, tại một vùng rừng núi thân yêu của tổ quốc: Mười ba đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng phải ra pháp trường Yên Báy đền nợ nước. Trước khi bước lên máy chém, các nhà cách mạng, ai nấy đều biểu hiện ý chí yêu nước và nguyện vọng phục vụ dân tộc với khí thế hào hùng, dõng dạc hô to, “Việt Nam, Việt Nam, Việt Nam.”[1]

Cuộc hành quyết bắt đầu lúc 5 giờ kém 5 và chấm dứt lúc 5 giờ 35 phút sáng ngày 17 tháng 6 năm 1930.  Thi hài mười ba liệt sĩ được chôn chung vào một huyệt mộ dưới chân đồi Cao, bên cạnh đồi là đền thờ Lý Trần Quán, cách ga xe lửa Yên Báy chừng một cây số [2]  Ngưỡng mộ lòng yêu nước và sự hy sinh cao cả của các anh hùng dân tộc, hằng năm, đến ngày 17 tháng 6, người Việt khắp nơi trên thế giới, đều tổ chức lễ kỷ niệm ngày lịch sử trọng đại này. Ngày 17 tháng 6 là ngày đau thương nhất và cũng là ngày vinh quang nhất, không những của Việt Nam Quốc Dân Đảng, mà còn của cả dân tộc. [Đọc tiếp]

Yên Bái Đoá Hoa Sen Đầu Thế Kỷ 20

Kỷ niệm ngày tang Yên Bái thứ 85, chúng tôi cho đăng bài viết này của cố Bí Thư Đảng Bộ Châu Âu, Đỗ Trung Kiên, một cán bộ xuất sắc đã gắn liền với việc xây dựng hệ thống Đảng tại Châu Âu vào thập niên 80, những ước vọng chưa thành, Anh đã sớm ra đi để lại niềm tiếc thương của các anh em còn ở lại, nửa đường gẫy gánh cũng như người đã nằm xuống…với những tức tưởi không nguôi! [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt