Lịch Sử VNQDĐ

Còn Lại Tình Yêu (Hồi V – cuối)

                                                     HỒI THỨ V
Cảnh sân khấu: 
Trên sân khấu chỉ có mỗi bộ xa lông.
Thiếu tướng đứng, quay lưng lại sân khấu.
Trung úy ngồi ở ghế, tài liệu trên tay.

Trung úy: Thưa thiếu tướng, toàn bộ câu chuyện là như thế. Bức thư không phải do Nguyễn Thái Học viết mà do Đào Xuân Khải viết. Không hiểu vì sao Đội Tảo không đưa bức thư cho bà Minh, có lẽ y nghĩ rằng đây là bức thư giả, không có giá trị gì.
Thiếu tướng: Đào Xuân Khải ra sao?
Trung úy: Khải đã chết năm 1954 ở Điện Biên Phủ.
Thiếu tướng: Còn bà Lê Thị Minh?
Trung úy: Bà ấy đi tu sau khi ông Nguyễn Thái Học chết. 10 năm sau bà ấy mới hoàn tục lấy chồng. Chồng bà ấy hiện còn sống. Hiện chồng bà ấy đang ở đây… Thiếu tướng cho phép tôi dẫn ông ấy vào…
Thiếu tướng: Cám ơn…
Trung úy ra dẫn vào một ông già, đeo băng đen ở tay.

[Đọc tiếp]

Còn Lại Tình Yêu (Hồi IV)

                                                     HỒI THỨ IV

Cảnh sân khấu: Nhà giam Hỏa Lò tại Hà Nội. Khải vận quân phục nhà binh ngồi ở bàn làm việc. Cửa phòng giam có lính gác.

Khải: (bảo lính): Gọi cho tao thằng Tảo vào đây.
Lính chào đi ra. Khải thích chí hút thuốc xem báo. Lính dẫn Tảo vào, Tảo mặc bộ đồ binh mới.
Tảo: (xu nịnh) Chào ông! Ông cho gọi tôi?
Khải: (vồn vã đứng dậy) Chào ông Tảo! Chào ông Đội! Thế nào ông Đội Tảo, ông có khỏe không? Mọi việc tốt chứ?
Tảo: Thưa ông, cám ơn ông, tôi vẫn bình thường.
Khải: Tôi thành thực chúc mừng ông vì ông đã sớm tỉnh ngộ, rời bỏ bọn nổi loạn Nguyễn Thái Học. Ông thấy không? Cuộc bạo loạn Yên Báy đã bị bóp từ trong trứng, ông đã xem báo hôm nay chưa?
Tảo: Thưa ông chưa.

[Đọc tiếp]

Còn Lại Tình Yêu (Hồi III)

                                                      HỒI THỨ III
(quang cảnh sân khấu)
Năm 1929
.
Nhà ông Hải Vân, một nhà buôn ở Hà Nội.
Phòng khách sang trọng, bộ xa lông bày ở một bên sân khấu. Ông Hải Vân đang ngồi với hai người bạn là ông Bảo Tâm và ông Dật Công. Ở một ghế bên cạnh, có một thanh niên trẻ hơn đang đọc báo, dáng vẻ hơi bí hiểm.

Hải Vân:
Làn sóng yêu nước đang dâng lên. Kể từ sau ông Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, phong trào đòi dân chủ, đòi độc lập ngày càng phát triển. Thưa ông Bảo Tâm, thưa ông Dật Công, các ông nghĩ gì về điều đó?

Bảo Tâm: Đây là dấu hiệu tốt ông bạn ạ. Nước ta thực sự là một xứ mọi rợ so với thế giới. Khi không có dân chủ, không có độc lập, ở đấy không thể có văn minh được.
Dật Công: Thú thực, tôi không hy vọng ở đám đông. Tất cả những phong trào của đám đông không có ý nghĩa gì với sự tiến bộ của một cộng đồng. [Đọc tiếp]

Còn Lại Tình Yêu (Hồi II)

Vẫn như cảnh I, Trung úy và người nữ thư ký. Hồ sơ, sách vở đầy trên bàn.

HỒI THỨ II

Trung úy: Kim Dung này, càng đọc tài liệu về Nguyễn Thái Học, tôi càng bị lôi cuốn, càng thích thú… Thậm chí, tôi có thể hình dung được Nguyễn Thái Học bằng xương bằng thịt ở trước mặt tôi. Bây giờ tôi đã thấy thiếu tướng có lý. Ông già thật có con mắt tinh đời. Đáng tiếc là Đội Tảo chết sớm quá!
Thư ký: Anh hình dung về Nguyễn Thái Học thế nào?
Trung úy: Hình dung thế nào ư? Đây này! Một thanh niên 26 tuổi, đôi mắt mơ mộng và suy nghĩ, thoáng nét cương nghị, hàm răng hơi dô ra, tươi cười. Anh nói năng khúc triết và lôi cuốn.
Thư ký: (cười) Theo em, chân dung những thanh niên yêu nước trong những năm 20 của thế kỷ này ai cũng đều như vậy. Không chỉ Nguyễn Thái Học, mà ở Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai cũng đều thế cả! Họ đều rất giống nhau! [Đọc tiếp]

Còn Lại Tình Yêu (Hồi I)

Lời người post: Để giúp bạn đọc có một hình dung đa diện về Nguyễn Huy Thiệp, một Nguyễn Huy Thiệp sâu sắc, đáo để… lạ lùng, chúng tôi xin giới thiệu kịch bản “Còn lại tình yêu” nói về Nguyễn Thái Học lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng.

NHÂN VẬT TRONG VỞ KỊCH
Thời trước Cộng Sản cướp chính quyền

Nguyễn Thái Học: Lãnh tụ cách mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng
Hải Vân: Nhà tư sản
Dật Công: Nhà giáo
Bảo Tâm: Nhà tư sản
Lê Thị Minh: Con gái nhà tư sản Hải Vân
Đào Xuân Khải: Sĩ quan phòng nhì Pháp
Nguyễn Văn Tảo (Đội Tảo): Thư ký hãng buôn, sau phản bội trở thành cai đội.
Hoàng Trọng Phu: Thượng Thư thời Thực Dân Pháp
Đội lĩnh và các cai đội khác (5 người)
Đại biểu các giới ở Hà Nội (4 người, 2 nam, 2 nữ)
Người hầu của Hoàng Trọng Phu (2 nữ)

Thời hiện tại:
Thiếu tướng công an Cộng Sản Việt Nam
Trung úy công an Cộng Sản Việt Nam
Nữ thư ký Cộng Sản Việt Nam
Cảnh vệ, phụ tá, bác sĩ (3 người)
Trần Nhật Thường: Chồng bà Lê Thị Minh

TRANG TRÍ
Vở kịch có 5 hồi, chia thành 2 phần:
Thời hiện tại và thời trước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) cướp chính quyền

Hồi 1 và 2: Lấy cảnh sân khấu một phòng làm việc của Bộ Nội vụ CSVN
Hồi 3: Lấy cảnh sân khấu một phòng khách trong một gia đình tư sản thời 1930
Hồi 4: Lấy cảnh sân khấu nhà tù Hỏa Lò, Hà nội nơi giam giữ lãnh tụ VNQDĐ Nguyễn Thái Học.
Hồi 5: Không có trang trí, nền sân khấu chỉ là một màn buông (có thể chỉ treo hình một trái tim ở chính giữa)

ÂM NHẠC: Tùy đạo diễn và nhạc sĩ chọn lọc

THỂ LOẠI: KICH NÓI – HỒI I
[Đọc tiếp]

Tổng Khởi Nghĩa VNQDĐ: Vụ Án Yên Báy Không Thành Công Thì Thành Nhân

I. Hoàn Cảnh Chính Trị Vào đầu Thế Kỷ 20

Nguyễn Thái Học

Từ khi Pháp đặt nền đô hộ năm 1884 tại nước ta, dân chúng Việt Nam liên tiếp nổi lên tranh đấu chống Pháp giành độc lập. Lúc đầu, những cuộc khởi nghĩa bạo động nổ ra dữ dội khắp nơi trong nước, nhưng lực lượng quân sự Pháp được trang bị tối tân, đã đàn áp mạnh mẽ và dẹp yên dần dần các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương và Văn thân. Không thể chiến đấu bằng quân sự, các sĩ phu vào đầu thế kỷ 20 kiếm cách tranh đấu khác, chuyển qua vận động duy tân để canh tân đất nước, và từ đó tiến lên đòi hỏi độc lập.
Cuộc vận động duy tân chia làm hai hướng: Phan Bội Châu chủ trương đưa sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản du học để đào tạo cán bộ, đồng thời cầu viện Nhật Bản trở về phục quốc, và Phan Chu Trinh chủ trương phát động phong trào tân văn hóa trong nước, nâng cao dân trí, đề cao dân quyền, khuyến khích mở trường dạy chữ Quốc ngữ, phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Những hoạt động mạnh nhất theo đường hướng của ông Phan Chu Trinh là những tổ chức ở Quảng Nam, trường Dục Thanh cùng công ty Liên Thành ở Phan Thiết, và Ðông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội. Cả hai cuộc vận động Ðông du và Duy tân đều bị người Pháp tìm đủ mọi lý do để đàn áp, và cuối cùng bị tan rã vào năm 1908. [Đọc tiếp]

Chào Mừng Tổng Khởi Nghĩa Việt Nam Quốc Dân Đảng lần thứ 94

Kỷ Niệm lần thứ 94: Diễn Tiến Tổng Khởi Nghĩa của VNQDĐ ngày 10/02/1930

Ngày 10/02/1930, Việt Nam Quốc Dân Đảng đứng lên làm cuộc Tổng Khởi Nghĩa đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho Dân Tộc.

Đây là cuộc Tổng Khởi Nghĩa lịch sử đã đưa một đảng chính trị đầu tiên vào cửa chính của lịch sử, mở màn cho công cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì tự do dân chủ và vì hạnh phúc toàn dân. Cuộc Tổng Khởi Nghĩa thất bại, nhưng đã lưu lại tấm gương yêu nước sáng ngời cho bao thế hệ đời sau noi gương chiến đấu để bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc.

Nhân kỷ niệm ngày Tổng Khởi Nghĩa lần thứ 94 của VNQDĐ, chúng tôi ghi lại diễn tiến cuộc Tổng Khởi Nghĩa làm rung chuyển chế độ thực dân Pháp và mở đầu cuộc cách mạng giành lại Dân tộc Độc lập – Dân quyền Tự do – Dân sinh Hạnh phúc – cho Dân tộc Việt Nam.

[Đọc tiếp]

Nguyễn Thái Học: Cuộc khởi nghĩa VNQDĐ ngày 10/02/1930

Những yếu nhân trong Nam Đồng Thư Xã năm 1927

Lời phi lộ: Ngày 9/2/1930, giữa lúc xuân mới đang còn hiện diện nơi lộc biếc, thì nơi đất Yên Báy (Yên Bái ngày nay), “sấm động giữa trời quang”, thực dân Pháp hoảng hốt giật mình. Vì cơ sự gì ư? Khởi nghĩa Yên Báy đấy, một cuộc nổi dậy đã đi vào lịch sử dân Việt. Dẫu máu đổ, đầu rơi, nhưng những anh hùng nghĩa sĩ xả thân vì nước của Việt Nam Quốc Dân Đảng, thì tất thảy xứng danh anh hùng dân tộc cả, dù án tử chia lìa linh hồn và thể xác.

Án Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng

Khởi nghĩa thất bại, 13 án tử được tuyên. Cầm đầu trong cuộc nổi dậy ngày 9/2 đất Yên Báy, rồi lan rộng ra nhiều tỉnh Bắc Kỳ dạo ấy, là một tay anh hùng mà chí lớn đã ấp ủ từ thuở mới lớn. Đó là Nguyễn Thái Học (1902-1930).  [Đọc tiếp]

Kỷ niệm 94 năm cuộc khởi nghĩa Yên Báy, 10/2/1930 – 10/2/2024

Khu tưởng niệm 13 anh hùng dân tộc VNQDĐ đền nợ nước tại Công Viên Yên Hòa, tỉnh Yên Bái Việt Nam

Người trong nước viết về ngày tổng khởi nghĩa 10-02-1930 của Việt Nam Quốc Dân Đảng.

“Sau này lớn lên tôi mới hiểu thứ bậc trong gia đình. Bà là vợ em trai ông nội tôi: Ông Dương Huy Lân. Theo tục lệ ở quê, không ai gọi tên riêng của bà, cả dòng họ đều gọi bằng tên chồng: Bà Lân”  [Đọc tiếp]

Mối tình đêm trước khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng (Phần cuối)

Tinh thần Yên Báy vẫn sống mãi trong lòng dân tộc, người trong nước bây giờ đang muốn khai quật những bí ẩn lịch sử để soi sáng sự thật. Truyện ký của nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế đi tìm thân nhân của đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học để viết về nhà cách mạng, anh hùng của dân tộc. [Đọc tiếp]

Mối tình đêm trước Tổng Khởi Nghĩa VNQDĐ (Phần một)

Hình minh họa (chân dung Nguyễn Thái Học)

Tinh thần Yên Báy vẫn sống mãi trong lòng dân tộc, người trong nước bây giờ đang muốn khai quật những bí ẩn lịch sử để soi sáng sự thật. Truyện ký của nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế đi tìm thân nhân của đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học để viết về thân thế của một nhà cách mạng, một anh hùng dân tộc cận đại. [Đọc tiếp]

Những điều cần làm sáng tỏ của Việt Nam Quốc Dân Đảng

Những nhân vật chính trong Nam Đồng Thư Xã năm 1927

Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua nhiều triều đại có khi nhục, khi vinh… mà hào kiệt thì thời nào cũng có. Về lịch sử, hào kiệt hậu thế phải đánh giá cho đúng thì tương lai dân tộc mới đi lên… Nhìn ra thế giới bên ngoài, hễ dân tộc nào cứ che đậy cái xấu, cái lỗi của lịch sử thì chưa phải là một dân tộc tiến bộ. Nước Đức là một nước tiến bộ nhất châu Âu, nếu người Đức nào còn biểu hiện hình tượng của chế độ Hitler là sẽ gặp rắc rối về pháp lý, vì biết rằng đó là chế độ không thể tồn tại với một dân tộc văn minh.
Còn lịch sử Việt Nam có anh hùng thật nhưng nên trình bày nó lúc nào, ở đâu cho hợp lý. Khi nào cũng đánh bóng lịch sử Việt Nam rực sáng như mặt trời mùa hè mọc ở phương đông thì còn che đậy, thiếu thành thật. Cứ như thế thì hậu thế say mê ngâm nga những thiên anh hùng ca mà không biết đến những khúc bi ca của lịch sử thì làm sao rút ra kinh nghiệm! [Đọc tiếp]

NHƯỢNG TỐNG và BÀI THƠ “CẢM ĐỀ LỊCH SỬ̉”

Lời người post: Trước khi đọc bài này trang nhà https://vietquoc.org có bài viết để tưởng niệm Nhượng Tống (xin bấm vào link để đọc) Tưởng niệm lần thứ 66 nhà cách mạng Nhương Tống qua đời.

Hoàng Phạm Trân – Nhượng Tống (1904-1949)

1. Lược Sử Nhượng Tống:

Nhượng Tống (1904-1949), tên thật là Hoàng Phạm Trân, bút danh Nhượng Tống (NT), người tỉnh Nam Định. Ông là nhà văn, nhà báo, dịch giả đại tài, nhà cách mạng Việt Nam và là thầy thuốc Bắc.
Thân sinh là Ông Hoàng Hồ, đỗ tú tài đời nhà Nguyễn, nổi tiếng chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của ông Nhượng Tống.

Sinh ra trong một gia đình Nho học, NT được học chữ Hán ngay từ nhỏ. Sau Ông tự học thêm chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp. Dù học lực rất uyên bác, nhưng NT không có một mảnh bằng nào cả.
Nam Đồng Thư Xã nhà xuất bản, chuyên phổ biến các sách truyện phát động chủ nghĩa yêu nước. Nhượng Tống tham gia Nam Đồng Thư Xã, và sau đó trở nên thành viên nòng cốt.
Ngày 25 tháng 12 năm 1927, Nhượng Tống cùng với các đồng chí thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng tại làng Thể Giáo, Hà Nội. Ông là Ủy Viên Trung Ương Đảng bộ. Trong vai trò trọng yếu [Tổng Vụ Tuyên Nghiên Huấn] NT chuyên biên soạn văn thư tuyên truyền và huấn luyện đảng viên. 

[Đọc tiếp]

Tưởng Niệm lần thứ 93: Tinh Thần Yên Báy Bất Diệt!

Ngày 17 tháng 06 năm 1930 anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học, đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng và 12 đồng chí lên đoạn đầu đài tại địa danh Yên Báy đền nợ nước trong đại cuộc đánh đuổi thực dân Pháp dành độc lập dân tộc. Đã 93 năm, hào khí và tinh thần Yên Báy vẫn mãi mãi vang vọng trong lòng người dân Việt.  Lòng yêu nước không phai mờ theo thời gian Tinh Thần Yên Báy Bất Diệt”:

Audio để xướng danh tưởng niệm 13 anh hùng dân tộc VNQDĐ đã hy sinh 17-06-1930

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt