11 bản đồ gốc: chứng minh cho thế giới Tàu Cộng xâm chiếm Biển Đông
Thạc sĩ Chử Đình Phúc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, sinh năm 1984 đang chia sẻ 11 bản đồ cổ của Tàu Cộng trên mạng xã hội, theo các bản đồ này thí hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không nằm trong lãnh thổ Tàu Cộng. Thạc Sĩ Chử Đình Phúc từng là sinh viên Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đang công tác tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Công việc liên quan trực tiếp đến thu thập tin tức, tài liệu về lịch sử Tàu Cộng. Vì vậy, Thạc sĩ Phúc có trong tay 11 bản đồ cổ của Tàu Cộng, Nhật Bản, chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc về Tàu Cộng. Hiện nay, trên trang cá nhân của Chử Đình Phúc có 11 tấm bản đồ, chú thích đầy đủ, phân vùng rõ lãnh thổ, lãnh hải giữa Việt Nam và Tàu. Các tài liệu cổ này xác định lãnh thổ Hoàng Triều Tàu Cộng không hề có Hoàng Sa, Trường Sa. Dưới đây là 11 tấm bản đồ xổ của nước Tàu, Nhật từ năm 1850, 1903, 1905, 1908, 1911, 1935, 1936, 1911-1949 không có Trường sa, Hoàng Sa, không có đường lưỡi bò. Đó là bằng chứng xác nhận 100% Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam không thể tranh cãi… [Đọc tiếp]
Thống Nhất Và Nỗi Đau Ly Tán Của Dân Tộc!
Cảnh xum họp của những người con có cha tập kết ra Bắc trở về Nam sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, tưởng chừng vui tươi cảm động đầy nước mắt trong một màn tái ngộ, đã trở thành một cảnh ngỡ ngàng xót xa.
Lưu Quý Kỳ, Vụ trưởng báo chí Ban Tuyên Huấn Trung Ương và tổng thư ký (TTK) Hội Nhà Báo Bắc Việt, năm 1954, đã cùng vợ ra đi tập kết, để lại miền Nam hai đứa con, một trai mới lên một tuổi và một gái mới lên ba, cho bà ngoại nuôi. Người con trai bị bỏ lại miền Nam khi mới một tuổi nay là Thiếu Úy Lưu Đình Triều thuộc Sư Đoàn 7BB, chờ đợi cái ngày hội ngộ với cha mẹ sau thời gian ly tán 30 năm, đã thấy rõ ràng mình vẫn là kẻ thù của cha mẹ và những đứa em sinh ra ở miền Bắc, khi chúng đã hát trước mặt anh câu “xô lên xác thù hung bạo!” Kẻ thù đó là đứa con bị bỏ lại 30 năm về trước, đang bị kết án là dắt lính hành quân đi bắt heo, bắt gà của dân! [Đọc tiếp]
Quốc hận 30-04: 1975-2018, 43 năm “giải phóng !!!”
Sau 30/4/1975, CSVN đã có 3 lần đổi tiền mỗi lần đều có giới hạn khác nhau, tiền gởi trong Ngân hàng bị tịch thu, đổi theo quy định của từng gia đình, số tiền còn lại thành giấy vụn, nhiều người buồn lòng tự tử, vì tiền để dành nhiều năm làm bằng mồ hôi nước mắt bị cướp mất hết giá trị. Nhà cầm quyền mới muốn bần cùng hoá dân miền Nam để dễ trị (mời xem chú thích cuối bài).
Người miền Nam không bao giờ quên ngày 30.4.1975 ngày của thảm họa, của kinh hoàng khủng khiếp, đời sống sung túc của miền Nam không còn nửa, người miền Nam trở nên trắng tay, sống trong điêu đứng và sợ hãi mất tự do. Nhiều gia đình giàu có trở thành nghèo đói phải bán đồ đạc trong nhà từ cái quạt máy, radio, đồng hồ, bàn ủi, máy may đến cả quần áo cũ…để sống qua ngày, phải xếp hàng để mua thực phẩm… [Đọc tiếp]
Vết hằn trong tim ngày Quốc Hận 30/04/1975
Bài viết dưới đây giải bầy tâm tư của một bạn trẻ lớn lên trên bước đường lưu vong trước ngày Quốc Hận 30-4, căn nguyên gây ra mất mát cho hàng triệu con người Việt Nam, trong nước lẫn ngoài nước, không giống như một số người lệch lạc tại hải ngoại vẫn cố vùi lấp ngày Quốc Hận, biến thành ngày Thuyền Nhân. [Đọc tiếp]
30 tháng 4: Các Lữ Đoàn Nhảy Dù VNCH chiến đấu trong những tháng cuối cùng….
Cuộc chiến đã chấm dứt ngày 30 tháng 4, 1975. Sau đó những người ra hải ngoại viết sách, viết báo theo lời kể hay suy diễn theo cảm hứng, thiếu nghiên cứu và không đúng với sự thực chiến trường, nhất là khi ghi lại những ngày cuối cùng cuộc chiến Việt Nam, ở đó khó tìm kiếm vì không ai ghi lại trong buổi giao thời. Trong đó có một cuốn sách mà nhiều người dùng làm tài liệu “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên” của ký giả chiến trường Phạm Huấn viết về một dơn vị thiện chiến Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù (LĐ3ND). Rất may, được Trung Tá Lê Minh Ngọc, sĩ quan xuất thân khóa 16 trường Võ Bị Đà Lạt, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù và Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 4 nhảy dù đính chính để làm sáng tỏ nhiều vấn đề. [Đọc tiếp]
Mười ngày cuối cùng của tháng Tư Đen: Ngày 28, 29 & 30 tháng 4, 1975
Đã 43 năm trôi qua, sự việc như mới ngày nào, vì vết thương đau nhức trong lòng người Việt quá sâu….bài viết của Trần Đông Phong sưu tầm những sự kiện mười (10) ngày cuối cùng của Tháng Tư Đen năm 1975. Dưới đây là diễn tiến ngày 28, 29 và 30/04/1975 – Ngày đau thương nhất của lịch sử dân tộc! [Đọc tiếp]
Mười ngày cuối cùng của tháng Tư Đen: Ngày 25, 26, 27 tháng 4, 1975
Đã 43 năm trôi qua, sự việc như mới ngày nào, vì vết thương đau nhức trong lòng người Việt quá sâu….bài viết của Trần Đông Phong sưu tầm những sự kiện mười (10) ngày cuối cùng của Tháng Tư Đen năm 1975. Dưới đây là diễn tiến ngày 25, 26 và 27 tháng 4 năm 1975… [Đọc tiếp]
Mười ngày cuối cùng của tháng Tư Đen: Ngày 23 & 24 tháng 4, 1975
Đã 40 năm trôi qua, sự việc như mới ngày nào, vì vết thương đau nhức trong lòng người Việt quá sâu….bài viết của Trần Đông Phong sưu tầm những sự kiện mười (10) ngày cuối cùng của Tháng Tư Đen năm 1975. Dưới đây là diễn tiến ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1975 [Đọc tiếp]
Mười ngày cuối cùng của tháng Tư Đen: Ngày 20, 21, 22 tháng 4, 1975
Đã 43 năm trôi qua, sự việc như mới ngày nào vì vết thương đau nhức trong lòng người Việt quá sâu….bài viết của Trần Đông Phong sưu tầm những sự kiện xẩy ra trong mười ngày cuối cùng của Tháng Tư Đen năm 1975. Dưới đây là ngày 20, 21 và 22 tháng 4 năm 1975 trong những diễn biến của 10 ngày cuối cùng của Tháng Tư Đen. [Đọc tiếp]
Ngày 30 tháng 4: Tưởng Nhớ về Người Anh Hùng bị Lãng Quên
Lời người post: Sắp tới ngày Quốc Hận 30 tháng 4. 43 năm trôi qua, Đất Nước chìm đắm trong nền cai trị độc tài, người Dân chưa bao giờ thấy được thấy ánh sáng của tự do dân chủ. Càng ngày càng ngập sâu vào cảnh bắt bớ, tù đầy, đánh đập, hành hạ… Những ai đụng tới quan thầy Trung Cộng của Việt Cộng thì bị vào tù ngồi “đếm” hàng chục cuốn lịch! Trí thức không dám lên tiếng về những thảm trạng mà Trung Cộng gây ra cho dân tộc Việt Nam! Những hệ lụy đau thương của dân tộc đó làm cho chúng ta nhớ tới Việt Nam Cộng Hòa, một thể chế tự do dân chủ. Đặc biệt, những người Chiến sĩ Quân Lực VNCH đã chiến đấu anh dũng bảo vệ cho nền Tự do Dân chủ đó. Bài này tưởng nhớ vị Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 42, Sư Đoàn 22 Bộ Binh QLVNCH, Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, xuất thân khóa 16 trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam… với hình ảnh kiêu hùng của những ngày sau cùng cuộc chiến 30/04/1975. [Đọc tiếp]
Ngày 30 tháng 4: Những Ngộ Nhận Lịch Sử
Kể từ sau biến cố lịch sử 30-4-1975, một số sử gia, nhà nghiên cứu, nhà văn… đã đưa ra một số nhận định về các sự kiện chính của cuộc chiến tại Việt Nam như sau:
– Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc nội chiến hoặc một cuộc chiến ủy nhiệm?
– Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã bại trận và Quân Đội Cộng Sản đã thắng trận?
– Cuộc chiến Việt Nam đã vĩnh viễn chấm dứt kể từ ngày 30-4-1975?
Khi đưa ra những nhận định trên đây, người ta đã chỉ nhìn thấy hiện tượng của các sự kiện mà không nhìn thấy bản chất của chúng. Những nhận định hời hợt này đã đưa đến những ngộ nhận tai hại về một giai đoạn quan trọng của lịch sử đất nước. Trình bầy trung thực những sự kiện chính của một giai đoạn lịch sử là trách nhiệm của các thế hệ đã tham gia, đã là chứng nhân trong giai đoạn lịch sử đó và cũng là để trả một món nợ đối với các thế hệ tương lai bởi vì hậu thế có quyền đòi hỏi, có quyền biết những sự thật lịch sử trong quá khứ, những gì mà các thế hệ đi trước đã làm. Để trả lại sự thật cho lịch sử, phải tìm hiểu chính xác bản chất của các sự kiện nói trên. Đây cũng là công việc chính danh, đặt tên cho đúng. [Đọc tiếp]
Ngày 30 tháng 4: Những Nhân Cách Lớn của Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa
Một chế độ có nền giáo dục tốt sẽ sản sinh những hiền tài cho quốc gia đó. Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tuy tồn tại trên bản đồ thế giới chỉ có 20 năm, nhưng đã để lại một di sản rất lớn về nhân cách của những người phục vụ cho nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa. Họ là những người đã hấp thụ được một nền giáo dục tốt từ các ngôi trường đào tạo có tầm vóc nhất trong khu vực. Và nền giáo dục được định hướng Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng. Triết lý nhân bản của nền giáo dục VNCH là đặt con người vào vị trí trung tâm để định vị cho hướng đào tạo, nên đã cung cấp hàng hàng lớp lớp những con người tinh anh để phục vụ trong quân đội cũng như các cơ sở công quyền thuộc 49 tỉnh với 247 quận. [Đọc tiếp]
Trung Cộng dùng trường học để gây ảnh hưởng lên Bắc Việt ra sao?
Vào tháng 12 năm 1966, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay Bắc Việt Nam, đã ký một thỏa thuận với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc thành lập các trường học dành cho trẻ em Bắc Việt Nam tại Tàu Cộng. Theo đó Tàu Cộng sẽ cung cấp địa điểm, tài chính và trang thiết bị. Vào thời điểm đó, chiến dịch đánh bom miền Bắc của Mỹ đang ở cao trào và Hà Nội muốn chuyển học sinh của mình tới một nơi an toàn !?! [Đọc tiếp]
Người giữ 16 tấn vàng của VNCH qua đời tại Chiang Mai, Thái lan
Facebooker Giang Le: Đọc bài này để biết thêm về thống đốc ngân hàng trung ương cuối cùng của VNCH Lê Quang Uyển. Ông và các cộng sự của ông đã bảo quản và bàn giao đầy đủ 16 tấn vàng của VNCH cho chính quyền sau 30/4/1975 với tất cả sự mẫn cán của một công chức chuyên nghiệp. Tác giả bài viết dùng chữ “công chức” cực kỳ chuẩn xác cho lãnh đạo (và nhân viên) của một ngân hàng trung ương. Họ là công chức chứ không phải chính trị gia như nhiều quan chức NHNN sau này. [Đọc tiếp]
Luận về cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu
LỜI MỞ ĐẦU:
Henry Kissinger viết trong hồi ký của ông: “Cho đến hôm nay tôi kính trọng ông Thiệu như là một gương hào hùng của một kẻ dám chiến đấu cho nền tự do dân tộc của ông, một kẻ sau này đã chiến bại bởi những hoàn cảnh ngoài tầm tay cá nhân ông, đất nước ông và ngay cả ngoài vòng quyết định của chúng ta…”
(Henry Kissinger, Years of Upheaval, 1981, Bản dịch của Xuân Khuê)
Người kiên tâm chiến đấu trong nỗi cô đơn ghê gớm
Kissinger là người mà Nguyễn Văn Thiệu ghét cay ghét đắng cho tới khi xuống mồ. Trong khi ngược lại, Kissinger cũng làm ra vẻ ghét cay ghét đắng Nguyễn Văn Thiệu, kẻ mà báo chí và nhân dân Mỹ luôn luôn nguyền rủa là cản trở và phá hoại hòa bình. [Đọc tiếp]