Lịch Sử Việt Nam

Di chúc của những nhân vật không Cộng Sản trái ngược với Cộng Sản như thế nào?

Lời người post:

1) Tôn Dật Tiên (1866-1925): tên Tôn Văn, tự là Tải Chi, hiệu Nhật Tân, Dật Tiên nên gọi là Tôn Dật Tiên. Suốt đời bôn ba ở hải ngoại để lật đổ chế độ phong kiến Nhà Thanh của Mãn Châu. Tôn Dật Tiên sáng lập ra Trung Hoa Quốc Dân Đảng và là người đóng vai trò chủ chốt trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh xây dựng một nước dân chủ ở Trung Hoa.
2) Tưởng giới Thạch (1887-1975): Tên Tưởng Trung Chính, tên chữ là Giới Thạch nên thường gọi là Tưởng Giới Thạch, học trò của Tôn Dật Tiên. Kế vị lãnh đạo của Trung Hoa Quốc Dân Đảng từ năm 1928-1975. Lúc đầu ở Trung Hoa Lục Địa (1928-1949) đánh với Cộng Sản Mao Trạch Đông và chống quân Nhật xâm lược. Năm 1949 ông bị Cộng Sản Mao đánh bại phải di tản ra đảo Đài Loan năm 1949 và thành lập Trung Hoa Dân Quốc tại quốc đảo này.
3) Mao Trạch Đông (1893-1976): Lãnh tụ Cộng Sản Trung Hoa, theo chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lê sau này đảng Cộng Sản Tàu thêm vào tư tưởng Mao. Cộng Sản Mao chiến thắng Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch năm 1949 và thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ở Trung Hoa Lục Địa chúng ta thường gọi là Trung Cộng.

4) Hồ Chí Minh (1890-1969): Theo đảng Cộng Sản Mác-Lê-Mao, nghĩa là người được Cộng Sản Mác-Lê đào tạo hàng thập niên và sau này tôn Mao làm thầy về “tư tưởng Mao”. Người Việt quốc gia cho Hồ Chí Minh là tội đồ dân tộc. Với dân tộc và tổ quốc Việt Nam Hồ Chí Minh có hai cái tội to lớn chưa từng thấy trong lịch sử:
– Thứ nhất là ký hiệp định Genève chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17, khác gì chặt thân mệnh mẹ Việt Nam làm hai, sau đó tiến hành xâm lược miền Nam gây nên chết chóc hàng triệu sinh linh…
– Thứ hai là du nhập chế độ ngoại lai cộng sản man rợ vào Việt Nam.

Con người trước khi chết thường kêu lên tiếng vọng từ đáy lòng. Chúng hãy nghe 4 người trên trăn trối khi chết như thế nào nhé:
[Đọc tiếp]

Quốc Hận: Chuyện thật Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái ngày 30-04-1975

Thiếu Úy Huỳnh Văn Thái và bảy người lính Nhảy Dù dưới quyền đã chọn cái chết để đền nợ nước ngày 30 Tháng 4, 1975!

Tốt nghiệp từ trường Bộ Binh Thủ Ðức (khóa 5/69), Huỳnh Văn Thái đã chọn binh chủng Nhảy Dù. Ai không sợ chết, nhưng nếu phải hy sinh tính mạng mình cho tổ quốc thì đó lại là một vinh dự không phải người nào cũng làm được như Thiếu Úy Huỳnh Văn Thái và bảy chiến sĩ Nhảy Dù thuộc quyền anh đã chứng minh.

Tôi không biết nhiều về các anh, nhưng sự lựa chọn của các anh đã tạo nên một thiên anh hùng ca bất tử bởi vì dứt khoát không dễ dàng chấp nhận đi vào cái chết một cách bình thản. Vậy mà các anh đã làm được điều đó. Tôi buồn rầu thú nhận rằng tôi đã không có được dũng khí như các anh để rồi giờ đây, ngày qua ngày sống trong hổ thẹn tầm thường.

Tất cả nhân vật trong câu chuyện của tôi chỉ là hư cấu. Ngoại trừ Thiếu Úy Thái, những anh hùng còn lại không lưu một dấu tích nào. Các anh tên gì, bao nhiêu tuổi, sinh quán ở đâu, cha mẹ vợ còn anh em ra sao? [Đọc tiếp]

Người Việt trẻ gọi 30/4 là một biến cố buồn!

Khác với ngôn từ “nhiệt liệt chào mừng”, “tinh thần chiến thắng bất diệt” cuồn cuộn thông tin trên báo đảng và nhà nước, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã chia sẻ những góc nhìn đầy ưu tư về ngày 30/4.

Các phương tiện thông tin lề Đảng và nhà nước, tràn ngập “tinh thần chiến thắng”, “khí thế hào hùng”, “đánh tan Mỹ, Ngụy”.

Chỉ khi bước lên những nền tảng ít nhiều còn nằm ngoài sự kiểm duyệt của nhà nước, như mạng xã hội Facebook, người ta mới thấy một không khí đa chiều hơn. Nhiều người treo cờ đỏ chào mừng chiến thắng. Không ít người tưởng niệm “ngày mất nước”

Vậy những người Việt trẻ tuổi chào đời rất lâu sau ngày chiến tranh kết thúc nghĩ gì về cuộc chiến Việt Nam, về hận thù và hòa giải?

BBC News Tiếng Việt đã có dịp phỏng vấn ba người trẻ có xuất thân khác nhau, đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực để ghi lại những ý kiến có lẽ không bao giờ xuất hiện trên báo đài trong nước.

[Đọc tiếp]

Chiến thắng Đống Đa mồng Năm Tết: Sức mạnh vô địch của toàn dân qua việc võ Ta đánh bại võ Tàu

Vua Quang Trung

“Đánh Cho Sử Tri Nam Quốc Anh Hùng Chi Hữu Chủ” (Vua Quang Trung)
Trong khi các nước Âu Mỹ tích cực tẩy chay hàng hóa, sản phẩm, và tư tưởng của Trung Cộng thì Cộng Sản Việt Nam tích cực đẩy dân tộc vào tử lộ bằng cách mở cửa cho hàng hóa Trung Cộng ngang nhiên đầu độc mọi người. Chưa đủ, bọn chúng còn đầu độc tư tưởng; khai triển, đẩy mạnh đầu óc nô lệ hóa; ngụy tạo mặc cảm khiếp nhược và hèn kém trước Trung Cộng. Thí dụ, chúng huyền thoại hóa và thần thánh hóa võ Tàu. Nhưng liệu võ Tàu có đầy kỳ bí và vô địch hay không? Câu trả lời là không! Lịch sử đã chứng minh trong tất cả các lần xâm lăng Việt Nam, quân Tàu đều chuốc lấy thảm bại, điển hình là Chiến thắng Đống Đa năm Kỷ Dậu 1789 cách đây 231 năm.

… Nhân vua Lê Chiêu Thống cho bà Hoàng thái hậu sang Tàu cầu cứu, nhà Thanh mượn tiếng sang cứu nhà Lê để lấy nước Nam. Vua Càn Long nhà Thanh sai Tôn sĩ Nghị là Tổng đốc Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây) cùng Sầm Nghi Đống và Hứa Thế Hanh đem binh sang đánh An Nam. Khi Tôn sĩ Nghị kéo đến Kinh Bắc (Bắc Ninh), Lê Chiêu Thống ra chào mừng rồi theo quân Tàu về Thăng Long, Sĩ Nghị đóng đồn ở giữa bãi mé nam sông Nhị-hà, bắc cầu phao giữa sông để tiện đi lại, và chia quân Thanh ra đóng giữ các mặt. Hôm sau, Tôn Sĩ Nghị làm lễ tuyên đọc sắc của vua nhà Thanh phong cho Lê Chiêu Thống làm An-Nam Quốc-Vương. Tất cả văn bản của vua Lê đều đề niên hiệu Càn Long, và hàng ngày vua phải đến dinh Sĩ Nghị chầu chực, trong khi Sĩ Nghị ngạo mạn, đối xử rất khinh bạc Chiêu Thống…

[Đọc tiếp]

Nhạc phẩm “Cơn Mê Chiều” – Tâm trạng chàng trai mất người yêu sau biến cố Tết Mậu Thân 1968

Cách đây 55 năm, Tết Mậu Thân năm 1968, Hồ Chí Minh đọc lời chúc tết cho bộ đội miên Bắc, đó cũng là mật lệnh cho Cộng Sản Bắc Việt đồng loạt tấn công các thành phố miền Nam. Trong cuộc tấn công đó, thành phố Huế đã bị quân Cộng Sản Việt Nam (CSVN) chiếm giữ 28 ngày. Sau đó, đã bị Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và quân đồng minh đánh bật ra khỏi thành phố. Trong 28 ngày CSVN chiếm đóng, họ đã để lại một “nỗi chết” kinh hoàng: Người dân vô tội bị CSVN giết chết oan, xác nằm đầy đường không ai chôn, chết trên đường phố, chết trôi sông, chết ngoài ruộng đồng và chết do chôn sống trong các hố chôn tập thể…! Cả thành phố Huế, không một căn nhà nào còn nguyên vẹn, dấu tàn phá của bom đạn, những dẫy phố bình địa, một thành phố cổ đẹp ngây thơ giờ thành hoang tàn đổ nát. Đại Nội, cửa Đông Ba, Thượng Tứ, phố Trần Hưng Đạo, Gia Hội, Phú Cam, Ngự Bình… đều có những người con gái trẻ trong trắng xinh đẹp chết như hàng ngàn người dân Huế vô tội khác. Một chàng trai trở về Huế tìm người yêu sau 28 ngày chờ đợi, than ôi! người yêu đã chết mất xác, chàng trai cảm hứng thành thơ, bài thơ được phổ nhạc “Cơn Mê Chiều”.

Biết bao chàng trai đã có những giòng nước mắt, những nỗi đau thương như tác giả “Cơn Mê Chiều” – vết đau trong không bao giờ quên trong đời…

Cơn Mê Chiều” qua giọng hát Thái Thanh

Tết Quý Mão 2023, Tưởng niệm Biến cố Tết Mậu Thân 1968, Tội Ác Lịch Sử của CSVN

 

Cầu Tràng Tiền Huế bị quân CSVN giựt sập khi tấn công vào Huế trong những ngày Mậu Thân 1968

“Đoạn kết của câu chuyện tội ác sẽ mãi mãi ghi dấu trong lịch sử loài người”
“Cộng Sản tin rằng vật chất làm được tất cả thì Cộng Sản dám làm tất cả tội ác để có vật chất”
“Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”

Tết Quý Mão 2023: 55 năm nhìn lại tết Mậu Thân 1968- Cố Ðô Kinh Hoàng!

Elje Vannema: The Vietcong Massacre at Hue. Vintage Press, New York, 1976

Cộng Sản Việt Nam thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại thành phố Huế


Năm mươi lăm năm (55) về trước vào ngày tết thiêng liêng truyền thống của dân tộc, người con gái vấn vành khăn tang cho người thân vì cuộc chiến xâm lăng của Cộng Sản miền Bắc. Trong khi có lệnh đình chiến để đón tết Mậu Thân năm 1968,  quân đội Việt Nam Cộng Hòa về nhà đón xuân trong dịp đình chiến, thì quân Cộng Sản Việt Nam lại vi phạm: đồng loạt tấn công các thành phố và các căn cứ quân sự trên toàn cõi Miền Nam Việt Nam. Tại thành phố Huế, cố đô của những hội đền chùa, của cầu nguyện cho sự an lành thì trong những ngày xuân của tết Mậu Thân 1968 đó, CSVN đã thảm sát gần 7000 đồng bào Huế bằng các hố chôn sống tập thể. Bài viết của Bác Sĩ Elje Vannema vào năm 1976 là lời tường trình chân thành, không tuyên truyền, không thêm bớt. Bài viết được bổ túc bởi những hình ảnh. [Đọc tiếp]

Tết Quý Mão (2023) nhìn lại những điều dối trá của Tết Mậu Thân 1968

55 năm trôi qua, năm nay (2023) ngày tết Quý Mão làm sao quên được tội ác đảng CSVN gây nên đối với đồng báo cố đô Huế. Một bài báo “Những Dối Trá của Tết Mậu Thân 1968” đăng trên báo Wall Street Journal ngày 06/02/2008 của tác giả Arthur Herman, nói lên những nhận định sai lầm của giới truyền thông Hoa Kỳ vào lúc đó. Những biến cố lịch sử, những che dấu không khỏa lấp được sự thật.

Những hình ảnh tội ác lịch sử của biến cố Mậu Thân năm 1968 do CSVN gây nên khi tấn công thành phố Huế

[Đọc tiếp]

Những lá thư trong tù gửi Thực dân Pháp của Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học (1)

Nhân kỷ niệm thành lập VNQDĐ lần thứ 95, trang nhà VNQDĐ đăng thư của đảng trưởng VNQDĐ Nguyễn Thái Học gửi Nghị Viện Pháp khi trong nhà lao Hỏa Lò, Hà Nội sau cuộc Tổng Khởi Nghĩa ngày 10/02/1930 bị thất bại.

Nguyễn Thái Học – Đảng Trưởng VNQDĐ trong nhà lao Hỏa Lò Hà Nội (1930) – bên phải lời tuyên bố của ông

[Đọc tiếp]

Kỷ niệm thành lập VNQDĐ lần thứ 95: Tìm về Báo Tri Tân phỏng vấn Nhượng Tống tháng 5/1945

Nhân kỷ niệm thành lập VNQDĐ lần thứ 95, trang nhà VNQDĐ đăng bài báo Tri Tân phỏng vấn Nhượng Tống về thành lập VNQDĐ vào ngày 10 tháng 5 năm 1945.

Cuộc phỏng vấn của báo Tri-Tân đề tài:
Ông Nhượng Tống với Việt Nam Quốc Dân Đảng
Ngày 10/05/1945

Phỏng vấn Nhượng Tống 5/1945 trên báo Tri Tân về Việt Nam Quốc Dân Đảng

[Đọc tiếp]

Hai bài thơ huyết lệ của Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực.

Anh Hùng Dân Tộc: Nguyễn Trung Trực (1838-1868)

Nhân coi Youtube của Cư sĩ Đặng Thành Quý, chúng tôi được biết Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực có làm 2 bài thơ trước khi Ngài ra nạp mình cho quân Pháp. Một bài thơ (thể Song Thất Lục Bát) gởi cho Mẹ để báo tin cho Mẹ biết vì chữ Hiếu (cứu Mẹ) nên Ngài phải ra nạp mình cho quân Pháp để Mẹ được tự do (Pháp thả bà ra). Bài thơ thứ 2 (thơ 8 chữ) viết gởi cho quân Pháp, Ngài nêu ra ý định tự nạp mình cho quân Pháp để cứu bà Mẹ, tức được quân Pháp thả ra (trả tự do).
Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực là một người trung hiếu vẹn toàn. Hai chiến công lớn của Ngài (Đốt cháy tàu L’Esperance của quân Pháp năm 1861 tại Nhật Tảo, xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) và Đánh úp đồn Kiên Giang năm 1868 đã làm cho Thực dân Pháp khiếp sợ. [Đọc tiếp]

30 tháng 4 năm 1975: Xứ “Thiên đường” và “cuộc giải phóng”

Xe tăng Cộng Sản Việt Nam tràn vào Dinh Độc Lập ngày 30/04/1975

Ngày 27/4/2018, hai nhà lãnh đạo Bắc Hàn (Triều Tiên) và Nam Hàn (Hàn Quốc) đã bắt tay nhau, hứa hẹn một hiệp ước chấm dứt chiến tranh trong năm nay.
Hai kẻ thù địch đã từng không ngại ngần dành cho nhau những ngôn từ thù hận nhất, gọi nhau bằng những hỗn từ không mấy đẹp đẽ và thể hiện cho thiên hạ biết họ có thể nhai tươi xé xác nhau nếu có thể.
Họ cũng đã từng nã súng vào nhau và đe dọa biến một nửa đất nước thành tro bụi, chi biết bao nhiêu sức dân, tiền của để diễu võ dương oai đe dọa lẫn nhau dù người dân Bắc Hàn đang chết đói. Nay đã tươi cười bắt tay nhau hứa hẹn một sự hòa bình. [Dù rồi đây chưa biết ra sao] [Đọc tiếp]

Những sĩ quan tiêu biểu nằm xuống trong 30/04/1975: Trung Tá Lê văn Ngôn

Sinh viên sĩ quan Lê Văn Ngôn khóa 21

Lời người post: Trung Tá Lê Văn Ngôn người lên chức Trung Tá đầu tiên của khóa 21 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, từ khi ra trường cấp bậc thiếu úy tháng 12/1966, 6 năm sau, 1972 lên Trung Tá.

Viết để ngợi ca và vinh danh 275 chiến sĩ Mũ Nâu của Tiểu Ðoàn 92 Biệt Ðộng Quân và người bạn cùng khóa, cố Trung Tá Lê Văn Ngôn. Xin nguyện cầu hương linh của anh ngàn thu yên nghỉ! Anh chính là một biểu tượng của Tống Lê Chân, là niềm hãnh diện của cựu sinh viên sĩ quan khóa 21 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam-Ðà Lạt.

Nhìn lại toàn cuộc chiến mùa Hè của năm 1972, từ Dakto-Tân Cảnh xuống tới An Lộc-Bình Long rồi ra tận Quảng Trị kiêu hùng, Trung Tá Lê Văn Ngôn đã nổi lên như một người hùng. Anh sinh năm 1941 tại thị xã Vĩnh Long, trong một gia đình nho giáo, cha và người anh cả của Ngôn đều chọn nghề dạy học và rất được sự kính trọng của phụ huynh lẫn học sinh trong vùng.

[Đọc tiếp]

GIỌT LỆ CHO 30 THÁNG 4 NĂM 1975: BỎ RƠI HAY PHẢN BỘI?

Ngày 30-04-1975: Đoàn người lên tàu vĩnh viễn rời quê hương

Sau ngày 30-4-1975 Mỹ mở chiến dịch đổ tội làm mất nước cho TT Nguyễn Văn Thiệu để cho người ta không oán hận Mỹ đã bỏ rơi VNCH. Giờ đây đã 44 năm trôi qua, nếu người Mỹ không lên tiếng giải oan cho TT Thiệu thì cũng nên trả lại sự thật cho lịch sử.

TT Nguyễn Văn Thiệu cho tới trước khi chết Ông vẫn cúi đầu nhận chịu trách nhiệm đã làm cho mất nước, một lỗi lầm quá to lớn mà cá nhân một người không thể nào gánh vác. Nếu có một người nào đó đứng ra nhận chịu thì quả là vô lý, thế nhưng ông Nguyễn Văn Thiệu đã làm. [Đọc tiếp]

30/4: Người Việt trẻ hải ngoại và hành trình tìm bản sắc

Adrienne Minh-Châu Lê, Alex Thái và Georgina Quach, ba tuổi trẻ người Việt hải ngoại

Những người Việt trẻ thuộc thế hệ thứ hai nói về tác động của sự kiện 30/4/1975 lên gia đình họ và hành trình tìm kiếm bản sắc.

Ba nhân vật trong bài là những người sinh sau năm 1975, thuộc thế hệ thứ hai hay một rưỡi của những người tị nạn Việt Nam.

Họ trải lòng với phóng viên BBC News Tiếng Việt về sự kiện 30/4/1975 đã tác động như thế nào đến gia đình họ và hành trình tìm kiếm bản sắc của họ giữa những va chạm của hai nền văn hóa, sự đứt gãy và con đường mà họ đang đi ngõ hầu hàn gắn những đứt gãy ấy với sợi dây nguồn cội. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt