Nguyễn Thái Học: Do các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng trình diễn trước năm 1975…
Nguyễn Thái Học: Người anh hùng sống mãi mãi trong giòng sinh mệnh dân tộc cho đến muôn nghìn đời sau: Mời quý bạn xem vở cải lương Nguyễn Thái Học, một trong những tuồng cải lương lịch sử hay nhất trước năm 1975 do soạn giả Viễn Châu – Thế Hà Vân và các nghệ sĩ nổi tiếng trình diễn: Ngọc Giàu vai Nguyễn Thị Giang, Hùng Cường vai Nguyễn Thái Học, Thành Được vai Phó Đức Chính, Bạch Tuyết vai chị Hồng và Hồng Nga vai thân mẫu Nguyễn Thái Học. Vở tuồng ghi lại sự kiện có thật trong lịch sử về anh hùng Nguyễn Thái Học đã bị xử tử cùng với 12 chiến sĩ cách mạng ngày 17/06/1930 tại làng Yân Bái. Vở tuồng ghi lại chuyện tình cảm động của đôi vợ chồng và nỗi xót xa của người mẹ khi đưa con mình đi xử quyết. Khi được chị Hồng báo tin chồng chết thì chị Giang vợ anh hùng Nguyễn Thái Học đã tự tử theo chồng bằng khẩu súng chồng tặng cho trọn lời thề ở đền Hùng Vương.
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (2)
Hồi Ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/Chương 1: Việt Nam từ ngày 19-08-1945 đến tháng 11 năm 1946: Tình hình chung khi Thế Chiến thứ Hai chấm dứt (2) [Đọc tiếp]
Tưởng niệm lần thứ 67 nhà cách mạng, nhà văn, nhà lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng Hoàng Đạo-Nguyễn Tường long (bài 1)
Tứ Ly, Hoàng Đạo là bút hiệu của nhà văn Nguyễn Tường Long: Ông là một nhà văn hóa, nhà văn, nhà báo, nhà lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng thập niên 1940. Ông đã từ trần trên con đường bôn ba cứu nước trong chuyến tàu lửa từ Thượng Hải về Hồng Kông (Trung Hoa) vào ngày 22 tháng 07 năm 1948…từ đấy Việt Nam Quốc Dân Đảng mất đi một người lãnh đạo kiệt xuất, dân tộc Việt Nam mất đi một nhà cách mạng, một nhà văn hóa. Nhân dịp tưởng niệm lần thứ 67 (1948-2015), trang nhà https://www.vietquoc.org ghi lại những sự nghiệp cách mạng và văn hóa để đời sau noi gương mà nối bước… (bài 1)
Tưởng niệm văn hào Nhất Linh,nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam năm thứ 52 (bài 3)
Cách đây 52 năm, văn hào Nhất Linh, nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam, nhà lãnh đạo kiệt xuất Việt Nam Quốc Dân Đảng thế hệ 1940 quyên sinh ngày 07/07/1963 để lại những giòng lịch sử: “Ðời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử tôi cả. Việc bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập Quốc gia sẽ làm cho nước mất vào tay Cộng Sản là một tội nặng… ” Nhân ngày tưởng niệm lần thứ 52 nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam trang nhà https://www.vietquoc.org xin đăng những bài viết của đồng chí, bạn bè, nhà văn, nữ sĩ để tưởng nhớ vì sao của lịch sử đấu tranh cận đại.
Dưới đây là bài của nữ văn sỹ Nguyễn thị Vinh viết từ vùng xứ lạnh Nauy để tưởng nhớ những ngày cùng hoạt động với nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam ở Hồng Kông: “Nhà văn Nhất Linh và Xóm Cầu Mới” [Đọc tiếp]
Tưởng niệm văn hào Nhất Linh,nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam năm thứ 52 (bài 2)
Để tưởng nhớ năm thứ 52 Văn hào Nhất Linh, nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam, nhà lãnh đạo kiệt xuất Việt Nam Quốc Dân Đảng thế hệ 1940 quyên sinh (07/07/1963) dưới đây là bài của nhà văn Võ Phiến: “Đọc bản thảo của Nhất Linh”
Tưởng niệm văn hào Nhất Linh,nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam năm thứ 52 (1)
Cách đây 50 năm, văn hào Nhất Linh, nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam, nhà lãnh đạo kiệt xuất Việt Nam Quốc Dân Đảng thế hệ 1940 quyên sinh ngày 07/07/1963 để lại những giòng lịch sử: “Ðời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử tôi cả. Việc bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập Quốc gia sẽ làm cho nước mất vào tay Cộng Sản là một tội nặng…. ” Nhân ngày tưởng niệm lần thứ 52 (1963-2015)nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam trang nhà https://www.vietquoc.org xin đăng những bài viết của đồng chí, bạn bè, nhà văn, nữ sĩ để tưởng nhớ vì sao của lịch sử đấu tranh cận đại.
Dưới đây là bài của nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng Trương Bảo Sơn (https://www.vietquoc.org/?p=1686) và cũng là đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng của văn hào Nhất Linh: “NHỮNG KỶ NIỆM RIÊNG VỚI NHẤT LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM”
85 năm Ngày Tang Yên Báy: Không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm”
Vào khoảng thời gian này 85 năm trước, tức vài hôm sau Ngày Tang Yên Bái, ngày 17 tháng Sáu năm 1930, bức hình bên đây được đăng trên báo Pháp. Mười ba chiếc đầu của các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng vừa bị chém còn phơi trên bãi cỏ. Chiếc đầu được đánh dấu tròn được tờ báo ghi chú “đây là đầu của Nguyễn Thái Học”.
Sử nhạc anh hùng Nguyễn Thái Học
Sắp tới 85 năm, ngày 17/06/1930 đảng trưởng Nguyễn Thái Học vì lý tưởng Dân Tộc Độc lập-Dân Quyền Tự Do-Dân Sinh Hạnh Phúc đã lên đoạn đầu đài đền nợ nước vì khởi nghĩa đánh đuổi Thực Dân Pháp giành độc lập cho dân tộc bị thất nại, tấm gương anh hùng dân tộc sẽ để lại cho thế hệ mai sau. Chết cho tổ quốc, tổ quốc ghi ơn – chết cho đồng bào, đồng bào tưởng nhớ…
Tự Điển Thành Ngữ-Điển Tích-Danh Nhân xuất bản tại Hà Nội: Lý Thụy bán đứng nhà cách mạng Phan Bội Châu năm 1925 để lấy 15 vạn bạc
Thành ngữ – Điển tích – Danh nhân Từ điển của tác giả Trịnh Vân Thanh (Trịnh Chuyết). Sách được Nhà Xuất bản Văn học xuất bản năm 2008. Các bạn có thể xem chi tiết giới thiệu về cuốn sách ở trang 742, trong mục nói về Phan Bội Châu, các nhà soạn sách đã viết việc Phan Bội Châu bị bắt do Lý Thụy (lúc đó là bí danh của Hồ Chí Minh) bán cụ Phan Bội Châu như sau: [Đọc tiếp]
Người Anh Hùng không bao giờ chết ! Trung tá cảnh sát Nguyễn Văn Long tự tử ngày 30/04/1975
Tưởng niệm biến cố Tháng Tư Đen, anh hùng Nguyễn Văn Long, Trung Tá Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà đã tự sát trong ngày 30/4/1975 dưới chân tượng đài của Thủy Quân Lục Chiến đối diện với trụ sở Quốc Hội VNCH, Trung tá Long đã chọn đúng chỗ để tuẫn tiết. Người sĩ quan cảnh sát đeo lon Trung tá, mặc đồng phục màu xanh, nắp túi ngực in chữ Long đã tự sát ở đây để giữ tròn tiết tháo của một sĩ quan VNCH. Phóng viên truyền hình Pháp quay rất lâu cảnh này. Dưới đây là một video ngắn và bài viết là cả một cuộc đời thanh liêm, trung liệt và trách nhiệm của một nhân viên công lực VNCH….
Đại Sứ Martin Nói Về Những Ngày Cuối Tại Việt Nam
(Trích từ trang 97, bản dịch tác phẩm Tear Before The Rain (Nước Mắt Trước Cơn Mưa) của Larry Engelmann, Nguyễn Bá Trạc phỏng dịch).
Nếu có một nhân vật biết được ngọn ngành mọi việc mọi trò của những người ở đấy (Sài Gòn, Việt Nam) thì chính là tôi. Nhưng vào giờ phút cuối, có những người khác nữa làm gì, thì chịu, tôi không biết đích xác cho nỗi. Một ông đã gây rối cho tôi như thế lại chính là một bạn tốt, mà đến nay tôi vẫn thích, đó là Erich Von Marbod. Erich đến từ bộ Quốc phòng (Phụ tá thứ trưởng quốc phòng). Ông ta cho không quân Việt Nam bay đi vài chiếc F-5 của họ sang Thái. Việc này trái lệnh tôi. [Đọc tiếp]
Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại – Việt Nam Quốc Dân Đảng (17)
Cuốn “Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại – Việt Nam Quốc Dân Đảng” của cụ Hoàng Văn Đào là một tài liệu lịch sử sống về công cuộc đấu tranh cận đại của Việt Nam Quốc Dân Đảng, website https://www.vietquoc.org sẽ lần lượt phổ biến rộng rãi đến người Việt trong và ngoài nước để thấy sự thật của lịch sử. Dưới đây là Thiên Thứ Ba (1940-1946)/ Chương II: “BIẾN CỐ LỊCH SỬ QUAN TRỌNG” [Đọc tiếp]
ĐÃ 13 lần dân Việt đại thắng giặc phương Bắc xâm lăng
Trong mấy ngàn năm qua, đặc biệt từ khi tộc Hoa du mục hiếu chiến thành hình ở phương Bắc, từ năm 1046 trước tây lịch (ttl), người Tộc Việt chuyên trồng lúa nước, hiếu hòa, ở phương Nam, luôn bị giặc Hoa cướp bóc, xâm lăng. Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 13 lần phương Bắc xua đại quân xâm lấn phương Nam, đặc biệt Việt Nam. Nhưng trong tất cả 13 lần đó, Dân Việt đều đại thắng các đoàn quân Phương Bắc. Đã mười ba lần, Dân ta đại thắng ! [Đọc tiếp]
“Cưỡi Ngọn Sấm” qua lời giới thiệu của Đại Tướng TQLC Hoa Kỳ, Hồi Hưu Walter Booner
Lời Giới Thiệu của Đại Tướng Walter E. Boomer, Thủy Quân Lục Chiền Hoa Kỳ (hồi hưu)
Chiến thắng lan rộng của Cộng Sản trong khu vực Đông Nam Á năm 1975 và thảm kịch bao trùm lên đầu nhiều người dân miền Nam Việt Nam đáng lẽ ra đã xảy ra từ năm 1972 rồi. Trong tháng Ba năm đó, miền Bắc tung ra một cuộc tổng tấn công với nhiều sư đoàn nhằm áp đảo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) và tiêu diệt một nền dân chủ còn non trẻ. [Đọc tiếp]