Kỷ Niệm lần thứ 95: Diễn Tiến Tổng Khởi Nghĩa của VNQDĐ ngày 10/02/1930
Ngày 10/02/1930, Việt Nam Quốc Dân Đảng đứng lên làm cuộc Tổng Khởi Nghĩa đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho Dân Tộc.
Đây là cuộc Tổng Khởi Nghĩa lịch sử đã đưa một đảng chính trị đầu tiên vào cửa chính của lịch sử, mở màn cho công cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì tự do dân chủ và vì hạnh phúc toàn dân. Cuộc Tổng Khởi Nghĩa thất bại, nhưng đã lưu lại tấm gương yêu nước sáng ngời cho bao thế hệ đời sau noi gương chiến đấu để bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc.
Nhân kỷ niệm ngày Tổng Khởi Nghĩa lần thứ 94 của VNQDĐ, chúng tôi ghi lại diễn tiến cuộc Tổng Khởi Nghĩa làm rung chuyển chế độ thực dân Pháp và mở đầu cuộc cách mạng giành lại Dân tộc Độc lập – Dân quyền Tự do – Dân sinh Hạnh phúc – cho Dân tộc Việt Nam.
Có Biết Tôi Là Ai Không?
Hanoi Jane
Đài Phát Thanh America FM đang truyền thanh một phần của chương trình “Có Ai Đang Nghe Không?” sáng nay. Câu hỏi đầu tiên là: Hôm nay quý vị có truyện nào đáng kể trong tiết mục “Có biết tôi là ai không?” thường lệ không?
Một phụ nữ gọi vào nói rằng cách đây vài năm khi đến thăm người cậu tại trai chăn nuôi ở Billing, tiểu bang Montana, bà Jane Fonda có dịp đi ăn tối tại một nhà hàng mà không giữ chỗ trước. Thực khách phải đợi chừng 45 phút mới có chỗ ngồi, và trước đó đã có nhiều vợ chồng chủ nông trại xếp hàng đứng chờ. [Đọc tiếp]
Jane Fonda được Barack Obama vinh danh “người phụ nữ vĩ đại nhất thế kỷ 20”
Nữ phóng viên Barbara Walter (Source: internet)
Một e-mail có tiêu đề “Không bao giờ tha thứ cho kẻ phản bội” [1] nói về Barack Obama tôn vinh nữ phản chiến Jane Fonda là một trong những Người phụ nữ của thế kỷ. Thật tệ hại? Tuyên bố của Barack Obama là sai sự thật!
Trên thực tế, Fonda là một trong những phụ nữ được giới thiệu trong chương trình đặc biệt của Barbara Walters dành cho ABC News có tên “Lễ kỷ niệm: 100 năm của những người phụ nữ vĩ đại”, theo Factcheck.org là một trang web đi tìm hiểu sự thực. Factcheck.org là một tổ chức phi chính trị do Trung Tâm Chính Sách Công Annenberg của Đại Học Pennsylvania thực hiện. Chương trình đặc biệt phát sóng vào ngày 30/04/1999 với đề tài nhìn vào những người phụ nữ “truyền cảm hứng, hấp dẫn và thú vị nhất” trong thế kỷ 20 và dựa trên danh sách “100 người phụ nữ quan trọng nhất của thế kỷ 20” do một hội đồng lựa chọn. Tạp chí Ladies Home Journal, FactCheck.org đưa tin. Và nữ phóng viên nổi tiếng Barbara Walters đã phơi bày sự thật của “kẻ phản bội” trên truyền hình ABC’s News với những nội dung: [Đọc tiếp]
Anh Hùng Dân Tộc Nguyễn Huệ dẹp giặc phương Nam, đánh tan giặc phương Bắc…
Lời mở đầu: Trong sử sách nước Việt, vua Quang Trung Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một danh tướng lẫy lừng chưa một lần chiến bại. Chỉ một chuyến ra quân, dẹp tan 5 vạn quân Xiêm. Trong 5 ngày ngắn gủi phá tan 20 vạn quân Thanh cùng đồn lũy. Ðường xá xa xôi diệu vợi, núi sông cách trở hiểm nghèo mà 5 lần vào Nam, 3 lần ra Bắc, xuất quỉ nhập thần, chẳng ai lường được. Tài hành binh thần tốc, lại lắm cơ mưu. Trí dũng lược oai phong, ít người sánh kịp. Trị nước an dân, rắp nuôi mộng lớn, đòi đất Lưỡng Quảng về cho dân Việt. Nhưng than ôi! Trời chẳng chiều người. Ðại bàng lưng trời gẫy cánh. Mỗi năm ngày mùng Năm Tết cổ truyền dân tộc là ngày giỗ trận Ðống Ða. Thiết tưởng không còn gì hơn là thắp nén hương lòng, nhắc lại chiến công hiển hách của Ngài.
Ðặc biệt những năm gần đây, trước sự hèn nhát của Cộng Sản Việt Nam (CSVN) dâng đất và biển cho quân Tàu khiến tinh thần yêu nước của thanh niên và đồng bào quốc nội cũng như hải ngoại sục sôi, chúng ta cần nêu cao gương anh dũng của tiền nhân đã chống cự quyết liệt và đã chiến thắng quân xâm lược phương Bắc. Chỉ có nước hùng dân mạnh, người lãnh đạo sáng suốt vì dân vì nước thì Việt Nam mới có thể tồn tại trước kẻ thù khổng lồ phương Bắc.
Ngày nay bè lũ CSVN nhục nhã không thua gì Mạc Ðăng Dung ngày trước, tự trói ra hàng quân Tàu, dâng đất để được yên thân. Mối ô nhục của CSVN hôm nay sẽ bị lịch sử muôn đời phỉ nhổ, kết tội phản quốc. [Đọc tiếp]
Kỷ niệm 235 năm Vua Quang Trung đánh bại quân Thanh (1789-2024) vào ngày Mồng 5 Tết Kỷ Dậu
Ngày mồng Năm, Kỷ Dậu (1789) – cách đây 235 năm, một trận đánh lịch sử của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã làm cho quân xâm lược nhà Thanh phương Bắc khiếp hồn bạt vía. Bại tướng Tôn Sĩ Nghị phải chui vào ống đồng để quân lính gánh tháo chạy về Tàu. Hôm nay, Mồng 5 năm Giáp Thìn 2024 (tức ngày 14/02/2024), tưởng niệm anh hùng áo vải Lam Sơn Nguyễn Huệ (Vua Quang Trung), Triều Phong Đặng Đức Bích viết lại về sự nghiệp Nhà Tây Sơn…
[Đọc tiếp]
Mối tình đêm trước khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng (Phần cuối)
Tinh thần Yên Báy vẫn sống mãi trong lòng dân tộc, người trong nước bây giờ đang muốn khai quật những bí ẩn lịch sử để soi sáng sự thật. Truyện ký của nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế đi tìm thân nhân của đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học để viết về nhà cách mạng, anh hùng của dân tộc. [Đọc tiếp]
Mối tình đêm trước Tổng Khởi Nghĩa VNQDĐ (Phần một)
Hình minh họa (chân dung Nguyễn Thái Học)
Tinh thần Yên Báy vẫn sống mãi trong lòng dân tộc, người trong nước bây giờ đang muốn khai quật những bí ẩn lịch sử để soi sáng sự thật. Truyện ký của nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế đi tìm thân nhân của đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học để viết về thân thế của một nhà cách mạng, một anh hùng dân tộc cận đại. [Đọc tiếp]
Những điều cần làm sáng tỏ của Việt Nam Quốc Dân Đảng
Những nhân vật chính trong Nam Đồng Thư Xã năm 1927
Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua nhiều triều đại có khi nhục, khi vinh… mà hào kiệt thì thời nào cũng có. Về lịch sử, hào kiệt hậu thế phải đánh giá cho đúng thì tương lai dân tộc mới đi lên… Nhìn ra thế giới bên ngoài, hễ dân tộc nào cứ che đậy cái xấu, cái lỗi của lịch sử thì chưa phải là một dân tộc tiến bộ. Nước Đức là một nước tiến bộ nhất châu Âu, nếu người Đức nào còn biểu hiện hình tượng của chế độ Hitler là sẽ gặp rắc rối về pháp lý, vì biết rằng đó là chế độ không thể tồn tại với một dân tộc văn minh.
Còn lịch sử Việt Nam có anh hùng thật nhưng nên trình bày nó lúc nào, ở đâu cho hợp lý. Khi nào cũng đánh bóng lịch sử Việt Nam rực sáng như mặt trời mùa hè mọc ở phương đông thì còn che đậy, thiếu thành thật. Cứ như thế thì hậu thế say mê ngâm nga những thiên anh hùng ca mà không biết đến những khúc bi ca của lịch sử thì làm sao rút ra kinh nghiệm! [Đọc tiếp]
Nét thăng hoa trong cuộc cách mạng xã hội của Đức Huỳnh Phú Sổ
Huỳnh Phú Sổ (1920-1947)
Chúng ta đã biết nhà cách mạng Huỳnh Phú Sổ (Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo), sau khi khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo năm Kỷ Mão (1939), Ngài đồng thời cũng đã cách mạng trong hai lãnh vực Chính Trị và Phật Giáo. Chúng tôi thiển nghĩ, nếu chỉ nói về hai lãnh vực đó (Chính Trị và Phật Giáo) thì thật là thiếu sót và chưa nói hết ý, tức chưa nói hết những gì mà Đức Huỳnh Phú Sổ đã tâm huyết mong thực hiện cho được hoài bảo của Ngài. Vì vậy, hôm nay tôi xin mạn phép lạm bàn thêm lãnh vực thứ ba của Ngài, đó là “Cách Mạng Xã Hội”. Có người hỏi rằng: Xã hội Việt Nam trong thập niên 40 có gì lạ mà phải “cách mạng” cho tổn công hao sức? Xin thưa: Có rất nhiều điều mà Đức Huỳnh Phú Sổ (tức Đức Huỳnh Giáo Chủ) đã lao tâm nhọc trí, luôn luôn nghĩ tới. Xin mời quý vị chịu khó dành chút thì giờ theo dõi công cuộc cách mạng nầy.
Song song với cuộc cách mạng Ðạo Phật, cuộc cách mạng Xã Hội là một sự nghiệp vĩ đại thứ hai của Ðức Huỳnh Giáo Chủ trong thời gian Ngài hành đạo. Ai ai cũng biết: Chính sách đô hộ của thực dân Pháp trong 2 thập niên 30 và 40, có thể nói là giai đoạn cực kỳ khắc nghiệt, người dân phải chịu sưu cao thuế nặng, dân trí kém cỏi, bệnh tật tràn lan… Từ những tệ trạng ấy, xã hội nảy sinh ra những hạng người bòn rút, hư đốn, gian xảo… [Đọc tiếp]
Di chúc của những nhân vật không Cộng Sản trái ngược với Cộng Sản như thế nào?
Lời người post:
1) Tôn Dật Tiên (1866-1925): tên Tôn Văn, tự là Tải Chi, hiệu Nhật Tân, Dật Tiên nên gọi là Tôn Dật Tiên. Suốt đời bôn ba ở hải ngoại để lật đổ chế độ phong kiến Nhà Thanh của Mãn Châu. Tôn Dật Tiên sáng lập ra Trung Hoa Quốc Dân Đảng và là người đóng vai trò chủ chốt trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh xây dựng một nước dân chủ ở Trung Hoa.
2) Tưởng giới Thạch (1887-1975): Tên Tưởng Trung Chính, tên chữ là Giới Thạch nên thường gọi là Tưởng Giới Thạch, học trò của Tôn Dật Tiên. Kế vị lãnh đạo của Trung Hoa Quốc Dân Đảng từ năm 1928-1975. Lúc đầu ở Trung Hoa Lục Địa (1928-1949) đánh với Cộng Sản Mao Trạch Đông và chống quân Nhật xâm lược. Năm 1949 ông bị Cộng Sản Mao đánh bại phải di tản ra đảo Đài Loan năm 1949 và thành lập Trung Hoa Dân Quốc tại quốc đảo này.
3) Mao Trạch Đông (1893-1976): Lãnh tụ Cộng Sản Trung Hoa, theo chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lê sau này đảng Cộng Sản Tàu thêm vào tư tưởng Mao. Cộng Sản Mao chiến thắng Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch năm 1949 và thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ở Trung Hoa Lục Địa chúng ta thường gọi là Trung Cộng.
4) Hồ Chí Minh (1890-1969): Theo đảng Cộng Sản Mác-Lê-Mao, nghĩa là người được Cộng Sản Mác-Lê đào tạo hàng thập niên và sau này tôn Mao làm thầy về “tư tưởng Mao”. Người Việt quốc gia cho Hồ Chí Minh là tội đồ dân tộc. Với dân tộc và tổ quốc Việt Nam Hồ Chí Minh có hai cái tội to lớn chưa từng thấy trong lịch sử:
– Thứ nhất là ký hiệp định Genève chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17, khác gì chặt thân mệnh mẹ Việt Nam làm hai, sau đó tiến hành xâm lược miền Nam gây nên chết chóc hàng triệu sinh linh…
– Thứ hai là du nhập chế độ ngoại lai cộng sản man rợ vào Việt Nam.
Con người trước khi chết thường kêu lên tiếng vọng từ đáy lòng. Chúng hãy nghe 4 người trên trăn trối khi chết như thế nào nhé:
[Đọc tiếp]
Quốc Hận: Chuyện thật Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái ngày 30-04-1975

Thiếu Úy Huỳnh Văn Thái và bảy người lính Nhảy Dù dưới quyền đã chọn cái chết để đền nợ nước ngày 30 Tháng 4, 1975!
Tốt nghiệp từ trường Bộ Binh Thủ Ðức (khóa 5/69), Huỳnh Văn Thái đã chọn binh chủng Nhảy Dù. Ai không sợ chết, nhưng nếu phải hy sinh tính mạng mình cho tổ quốc thì đó lại là một vinh dự không phải người nào cũng làm được như Thiếu Úy Huỳnh Văn Thái và bảy chiến sĩ Nhảy Dù thuộc quyền anh đã chứng minh.
Tôi không biết nhiều về các anh, nhưng sự lựa chọn của các anh đã tạo nên một thiên anh hùng ca bất tử bởi vì dứt khoát không dễ dàng chấp nhận đi vào cái chết một cách bình thản. Vậy mà các anh đã làm được điều đó. Tôi buồn rầu thú nhận rằng tôi đã không có được dũng khí như các anh để rồi giờ đây, ngày qua ngày sống trong hổ thẹn tầm thường.
Tất cả nhân vật trong câu chuyện của tôi chỉ là hư cấu. Ngoại trừ Thiếu Úy Thái, những anh hùng còn lại không lưu một dấu tích nào. Các anh tên gì, bao nhiêu tuổi, sinh quán ở đâu, cha mẹ vợ còn anh em ra sao? [Đọc tiếp]
Người Việt trẻ gọi 30/4 là một biến cố buồn!
Khác với ngôn từ “nhiệt liệt chào mừng”, “tinh thần chiến thắng bất diệt” cuồn cuộn thông tin trên báo đảng và nhà nước, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã chia sẻ những góc nhìn đầy ưu tư về ngày 30/4.
Các phương tiện thông tin lề Đảng và nhà nước, tràn ngập “tinh thần chiến thắng”, “khí thế hào hùng”, “đánh tan Mỹ, Ngụy”.
Chỉ khi bước lên những nền tảng ít nhiều còn nằm ngoài sự kiểm duyệt của nhà nước, như mạng xã hội Facebook, người ta mới thấy một không khí đa chiều hơn. Nhiều người treo cờ đỏ chào mừng chiến thắng. Không ít người tưởng niệm “ngày mất nước”
Vậy những người Việt trẻ tuổi chào đời rất lâu sau ngày chiến tranh kết thúc nghĩ gì về cuộc chiến Việt Nam, về hận thù và hòa giải?
BBC News Tiếng Việt đã có dịp phỏng vấn ba người trẻ có xuất thân khác nhau, đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực để ghi lại những ý kiến có lẽ không bao giờ xuất hiện trên báo đài trong nước.
Chiến thắng Đống Đa mồng Năm Tết: Sức mạnh vô địch của toàn dân qua việc võ Ta đánh bại võ Tàu

Vua Quang Trung
“Đánh Cho Sử Tri Nam Quốc Anh Hùng Chi Hữu Chủ” (Vua Quang Trung)
Trong khi các nước Âu Mỹ tích cực tẩy chay hàng hóa, sản phẩm, và tư tưởng của Trung Cộng thì Cộng Sản Việt Nam tích cực đẩy dân tộc vào tử lộ bằng cách mở cửa cho hàng hóa Trung Cộng ngang nhiên đầu độc mọi người. Chưa đủ, bọn chúng còn đầu độc tư tưởng; khai triển, đẩy mạnh đầu óc nô lệ hóa; ngụy tạo mặc cảm khiếp nhược và hèn kém trước Trung Cộng. Thí dụ, chúng huyền thoại hóa và thần thánh hóa võ Tàu. Nhưng liệu võ Tàu có đầy kỳ bí và vô địch hay không? Câu trả lời là không! Lịch sử đã chứng minh trong tất cả các lần xâm lăng Việt Nam, quân Tàu đều chuốc lấy thảm bại, điển hình là Chiến thắng Đống Đa năm Kỷ Dậu 1789 cách đây 231 năm. “
… Nhân vua Lê Chiêu Thống cho bà Hoàng thái hậu sang Tàu cầu cứu, nhà Thanh mượn tiếng sang cứu nhà Lê để lấy nước Nam. Vua Càn Long nhà Thanh sai Tôn sĩ Nghị là Tổng đốc Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây) cùng Sầm Nghi Đống và Hứa Thế Hanh đem binh sang đánh An Nam. Khi Tôn sĩ Nghị kéo đến Kinh Bắc (Bắc Ninh), Lê Chiêu Thống ra chào mừng rồi theo quân Tàu về Thăng Long, Sĩ Nghị đóng đồn ở giữa bãi mé nam sông Nhị-hà, bắc cầu phao giữa sông để tiện đi lại, và chia quân Thanh ra đóng giữ các mặt. Hôm sau, Tôn Sĩ Nghị làm lễ tuyên đọc sắc của vua nhà Thanh phong cho Lê Chiêu Thống làm An-Nam Quốc-Vương. Tất cả văn bản của vua Lê đều đề niên hiệu Càn Long, và hàng ngày vua phải đến dinh Sĩ Nghị chầu chực, trong khi Sĩ Nghị ngạo mạn, đối xử rất khinh bạc Chiêu Thống…
Nhạc phẩm “Cơn Mê Chiều” – Tâm trạng chàng trai mất người yêu sau biến cố Tết Mậu Thân 1968
Cách đây 55 năm, Tết Mậu Thân năm 1968, Hồ Chí Minh đọc lời chúc tết cho bộ đội miên Bắc, đó cũng là mật lệnh cho Cộng Sản Bắc Việt đồng loạt tấn công các thành phố miền Nam. Trong cuộc tấn công đó, thành phố Huế đã bị quân Cộng Sản Việt Nam (CSVN) chiếm giữ 28 ngày. Sau đó, đã bị Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và quân đồng minh đánh bật ra khỏi thành phố. Trong 28 ngày CSVN chiếm đóng, họ đã để lại một “nỗi chết” kinh hoàng: Người dân vô tội bị CSVN giết chết oan, xác nằm đầy đường không ai chôn, chết trên đường phố, chết trôi sông, chết ngoài ruộng đồng và chết do chôn sống trong các hố chôn tập thể…! Cả thành phố Huế, không một căn nhà nào còn nguyên vẹn, dấu tàn phá của bom đạn, những dẫy phố bình địa, một thành phố cổ đẹp ngây thơ giờ thành hoang tàn đổ nát. Đại Nội, cửa Đông Ba, Thượng Tứ, phố Trần Hưng Đạo, Gia Hội, Phú Cam, Ngự Bình… đều có những người con gái trẻ trong trắng xinh đẹp chết như hàng ngàn người dân Huế vô tội khác. Một chàng trai trở về Huế tìm người yêu sau 28 ngày chờ đợi, than ôi! người yêu đã chết mất xác, chàng trai cảm hứng thành thơ, bài thơ được phổ nhạc “Cơn Mê Chiều”.
Biết bao chàng trai đã có những giòng nước mắt, những nỗi đau thương như tác giả “Cơn Mê Chiều” – vết đau trong không bao giờ quên trong đời…
“Cơn Mê Chiều” qua giọng hát Thái Thanh
Error loading player:
No playable sources found