Kinh Tế Xã Hội

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: tranh cãi nẩy lửa về “cưỡng ép chuyển giao công nghệ” tại WTO

TT Trump tuyên bố tăng thuế 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Cộng. Ảnh: New York Times.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp diễn từ áp thuế đến đấu khẩu trước WTO ngày 28 tháng 5 năm 2018

Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới tranh cãi kịch liệt tại buổi họp WTO trước cáo buộc của chính quyền Trump về việc Trung Cộng đề ra các quy định riêng nhằm ăn cắp công nghệ từ Mỹ.

Đại diện Mỹ và Trung Cộng có cuộc tranh cãi nẩy lửa tại WTO hôm 28/5 về cáo buộc của chính quyền Trump rằng Trung Cộng ăn cắp các ý tưởng công nghệ của Mỹ. Đây là nguyên nhân của hai vụ kiện cũng như là kế hoạch thuế trừng phạt 50 tỷ USD của Nhà Trắng đối với hàng hóa Trung Cộng.

Theo Reuters, Đại sứ Mỹ Dennis Shea nói việc chuyển giao công nghệ đã trở thành luật bất thành văn cho những công ty nước ngoài cố gắng tiếp cận thị trường đang phát triển của Trung Cộng, đặc biệt nếu đối tác của họ là doanh nghiệp nhà nước. [Đọc tiếp]

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trump tiếp tục: Mỹ thông báo đòn trừng phạt 50 tỷ USD…

Lời người post: Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp diễn ngoạn mục, mời đọc Đối đầu Mỹ-Trung là chuyện tất yếu…

Tổng thống Trump cùng bộ sậu phụ trách thương mại cấp cao. Ảnh: AP.

Theo Reuters, Tòa Bạch Ốc hôm 29/5 tuyên bố sẽ tiếp tục khai triển các biện pháp trừng phạt thương mại với Trung Cộng, chỉ vài ngày sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận về giảm căng thẳng chiến tranh thương mại.

Chính quyền Hoa Kỳ cho biết tiếp tục thực thi các biện pháp trừng phạt thương mại chống Trung Cộng cũng như tiến hành khởi kiện Bắc Kinh tại Tổ chức Thương mại thế giới.

Cụ thể, Tòa Bạch Ốc sẽ công bố danh sách hàng hóa nhập từ Trung Cộng bị tăng mức thuế 25% vào ngày 15/6 tới. Lượng hàng hóa nhập khẩu này có giá trị khoảng 50 tỷ USD, theo tính toán của bộ Tài Chính Hoa Kỳ.  [Đọc tiếp]

Mỹ đơn độc chống lại Châu Âu và Trung Cộng trong cuộc chiến thương mại

Báo Pháp nói về chiến tranh thương mại của Mỹ:

Nước Mỹ được lãnh đạo bởi một ông lái buôn giỏi mặc cả. Trên sân khấu quốc tế, Donald Trump đàm phán không khác gì các cuộc thương lượng hợp đồng giữa các chủ doanh nghiệp xây dựng và các chính quyền địa phương. Trước kia, ông tìm cách làm giàu. Giờ đây, khi làm tổng thống, ông tìm cách củng cố “nguồn vốn chính trị” của mình bằng cách giành giật các nhượng bộ từ phía những quốc gia khác, những nơi không có cử tri Mỹ.

Theo Les Echos, thế giới đang chứng kiến một sự mới lạ hoàn toàn, được bắt đầu từ nửa thế kỷ qua và đồng thời cũng là sự tiếp tục truyền thống của nước Mỹ. Mới lạ vì chưa bao giờ, lãnh đạo một cường quốc lớn lại có cách hành xử như vậy. Tuy nhiên, điều này cũng phản ánh sự đi xuống của siêu cường Hoa Kỳ, kể từ những năm 60 của thế kỷ trước. Ngược về quá khứ xa hơn một chút, thì suy tư co cụm đã từng nhiều lần xuất hiện trong lịch sử Hoa Kỳ, từ thời George Washington và Alexandre Hamilton. [Đọc tiếp]

Mỹ nâng thuế mặt hàng thép Tàu Cộng xuất qua ngã Việt Nam

Một xưởng sản xuất thép tại Đông Anh, Hà Nội

Bộ Thương Mại Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 5 cho áp mức thuế cao đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam mà bị cho thực chất xuất xứ từ Trung Cộng

Theo đó với mặt hàng thép cán nguội sẽ bị áp thuế chống phá giá lên đến gần 200% và thuế chống trợ cấp là trên 256%.

Còn đối với thép không gỉ, mức thuế chống bán phá giá sẽ trên 199% và chống trợ cấp là hơn 39%.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết đây là những sản phẩm thép do VN xuất khẩu sang Mỹ nhưng khởi nguồn là thép cán nóng do Trung Cộng sản xuất. Mỹ cho rằng đây là hành động lách thuế của Hoa Lục bởi vì đến 90% giá trị mặt hàng bắt nguồn từ Trung Cộng [Đọc tiếp]

Bị cáo 52 tuổi Đảng Cộng Sản ấu dâm 4 lần không thể tuyên án treo !

Bị cáo Nguyễn Khắc Thủy ra tòa vì ấu dâm

“Đất nước này lạ lắm phải không em” – Ông già đảng viên Cộng Sản Việt Nam 78 tuổi nhiều lần hiếp trẻ vị thành niên chỉ ở tù treo.  Câu chuyện đang nổ tung trên báo chí lề trái Việt nam.
Vụ án Nguyễn Khắc Thủy đảng viên lão thành CSVN 78 tuổi với kết quả điều tra như sau:
Tối cuối tháng 5/2014, thấy hai cháu gái con hàng xóm đứng bên cửa sổ nói chuyện, ông Thủy đến gần, dùng tay xâm hại vào bộ phận “sinh dục” của bé gái 12 tuổi.
Trước đó một tháng, tại cầu trượt trong khuôn viên chung cư, thấy bé gái 6 tuổi đứng chơi một mình, ông lại gần bắt chuyện và có hành vi xâm hại. Sự việc được người thân bé phát hiện và đánh ông Thủy, đồng thời báo nhân viên bảo vệ chung cư.

[Đọc tiếp]

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Thương mại: hoãn binh ở châu Âu để rảnh tay đối phó Trung Cộng

Nhôm thép của thế giới trong tầm ngắm bảo hộ mậu dịch của tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Một xưởng chế biến nhôm tấm tại Đức. (Ảnh: TOBIAS SCHWARZ / AFP)

Vì sao vào giờ chót hôm 30/04/2018 chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định hoãn thêm một tháng việc áp thuế mới trên nhôm và thép nhập khẩu từ Liên Hiệp Châu Âu? Theo nhiều chuyên viên được hãng tin Pháp AFP phỏng vấn,  đây là một chiến thuật hoãn binh mà Mỹ áp dụng đối với một khối có tầm quan trọng chiến lược, để rảnh tay bước vào cuộc đàm phán thương mại gay go với Bắc Kinh.
Phản ứng trước quyết định tạm hoãn được Tòa Bạch Ốc công bố, Liên Hiệp Châu Âu không hề tỏ vẻ vui mừng, mà trái lại đã biểu lộ thái độ thất vọng, cho rằng quyết định không dứt khoát miễn áp thuế đối với châu Âu chỉ “kéo dài tình trạng bấp bênh“, không có lợi cho kinh doanh.

[Đọc tiếp]

Chiến tranh thương mại: TT Trump chơi trò mèo vờn chuột

TT Trump với bản sắc lệnh liên quan đến các biện pháp tăng thuế với hàng Trung Quốc, do chính ông ký, Washington, 22/03/2018 (Ảnh: RETERS/Jonathan Ernst)

Ngay trong những tuyên bố gay gắt nhất tố cáo Trung Cộng “ăn cắp” chất xám của Hoa Kỳ, tổng thống Trump luôn để ngỏ cánh cửa đối thoại. Nhà Trắng điều một phái đoàn sang Bắc Kinh đàm phán. Thế giới có thể tránh được một cuộc chiến mậu dịch, nhưng trò “mèo vờn chuột” của tổng thống Hoa Kỳ cũng đủ đe dọa giao thương và tăng trưởng toàn cầu.
Chính sách thương mại của Mỹ đang làm thế giới đảo điên. Nhà Trắng đòi đánh thuế 25 % trên thép và 10 % vào nhôm nhập sang Hoa Kỳ, rồi tuyên bố tạm tha cho các “nước bạn” như Mêhicô, Canada và Liên Hiệp Châu Âu nhưng vẫn phạt Trung Cộng. Mỹ đã thành công trong việc bắt Hàn Quốc phải nhượng bộ trên một số điểm.
Riêng với Bắc Kinh, từ tháng 3/2018 cuộc khẩu chiến Mỹ -Trung không hề thuyên giảm cho dù ở hậu trường, đôi bên cùng đang nỗ lực tìm ra đồng thuận. Hai bằng chứng cho thấy rõ điều này.

[Đọc tiếp]

Người sáng lập Công ty Cổ phần được Trung Cộng hậu thuẫn đã bị kết tội giao dịch nội gián tại Mỹ

Mạch của chip điện thoại thông minh được xử lý bởi một công nhân ở thành phố Đông Quan, tỉnh Quảng Đông của Trung Cộng, vào ngày 8/5/2017. (Ảnh: Nicolas Asfouri / AFP / Getty Images)

Công ty Canyon Bridge đã cố gắng mua lại nhà sản xuất chip điện tử hàng đầu của Mỹ, Lattice Semiconductor trước khi thỏa thuận bị chặn tại Mỹ.
Với sự hậu thuẫn từ nhà nước Trung Cộng, một đối tác của công ty cổ phần tư nhân đã bị kết tội trong một phiên tòa giao dịch nội gián tại Mỹ, do liên quan đến việc mua lại công ty sản xuất chip Lattice Semiconductor của Mỹ, các công tố viên ở New York cho biết vào ngày 24/4.
Bồi thẩm đoàn kết tội gian lận chứng khoán và thông đồng tại tòa án liên bang Manhattan đối với ông Benjamin Chow, người đồng sáng lập Canyon Bridge Capital Partners, văn phòng luật sư Hoa Kỳ Geoffrey Berman cho biết. Thẩm phán quận Gregory Woods của Hoa Kỳ sẽ kết án ông Chow dự kiến vào ngày 20/8. [Đọc tiếp]

Nợ công của Mỹ khác nợ công của Việt Nam thế nào?

Tòa nhà của FED tại Washington, D.C. (Ảnh qua Wikipedia)

Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Federal Reserve System – FED) là một ngân hàng trung ương, có tổ chức độc lập với chính phủ (hành pháp) Mỹ và độc lập với cả cơ quan lập pháp Mỹ. Nó hoạt động dựa trên luật pháp Hoa Kỳ, luật đó gọi là Đạo Luật Dự Trữ Liên Bang.
Việc phát hành đồng đô la được thực hiện nghiêm ngặt theo luật pháp dưới sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội nơi mà đại diện cho dân thực sự, họ sẽ không vì chính phủ mà phản bội lại nhân dân, họ sẽ giám sát FED vì sự thượng tôn pháp luật và vì quyền lợi nhân dân Mỹ.
Đạo Luật Dự Trữ Liên Bang như là một đạo luật dành riêng cho cơ quan này. Luật này được viết ra để đảm bảo 3 mục tiêu sau: tạo việc làm tối đa cho dân Mỹ, giữ giá cả ổn định cho dân Mỹ, và giữ lãi suất dài hạn vừa phải cho dân Mỹ. Như vậy, nạn bơm tiền gây lạm phát và làm rối loạn thị trường đều phạm vào 3 mục tiêu của đạo luật này. Cho nên nạn bơm tiền vô tội vạ vào thị trường như Việt Nam làm sẽ không thể xảy ra với nước Mỹ. Đó là vì sao đồng tiền này rất là ổn định. [Đọc tiếp]

Thư Trịnh Xuân Thanh nói về bọn Bắc Bộ Phủ tham nhũng bán dầu cho Tầu Cộng ngoài khơi Việt Nam

Lời người post: Những điều THAM-NHŨNG của các “CHÓP BU” Việt Cộng ăn bẩn như thế nào? Bài viết dưới đây của Trịnh Xuân Thanh tôi cũng được nghe một kỹ sư dầu hỏa tại Mỹ về làm việc tại Việt Nam, sau đó anh ta biết được chuyện bí mật bán dầu lậu ngoài khơi. Vì sợ bị thủ tiêu, nên anh kỹ sư đó đã về Mỹ và tự hủy hợp đồng bây giờ trốn biệt tích. Thật quá đau khổ và tội nghiệp cho dân tộc Việt Nam! Tài nguyên quốc gia chúng bán sạch hết, lấy gì mà mà xây dựng đất nước. Với tình trạng này thì Tầu Cộng là mối lợi lớn cho gia đình đám chóp bu Bắc Bộ Phủ thì làm sao nói chống tàu Cộng được ?!

Trịnh Xuân Thanh bị công an Việt Cộng bắt từ Berlin về Việt nam năm ngoái

THƯ CỦA TRINH-XUÂN-THANH:
(Nhân việc Đinh-La-Thăng bị đề nghị KỶ-LUẬT!)


Kính gửi bà con Cộng đồng mạng.

Tôi tên là: Trịnh-Xuân-Thanh.

– Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty xây lắp Dầu Khí.
– Phó chủ tịch UBND tỉnh hậu Giang.
– Đại biểu quốc hội khoá 2016-2021. [Đọc tiếp]

Chiến tranh thương mại : Mỹ-Trung leo thang trả đũa nhau

Ảnh minh họa : Cảnh chuyển đậu nành nhập khẩu ở cảng Nam Thông (Nantong), Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh ngày 22/03/2018

Washington công bố thêm một danh sách các mặt hàng Trung Cộng sẽ bị tăng thuế nhập khẩu. Ngay lập tức, Bắc Kinh thông báo những biện pháp tương tự nhắm vào đậu nành, xe hơi và hàng không của Mỹ.
Sau cuộc đọ sức đầu tiên, mỗi bên đã tung ra một biện pháp trừng phạt hàng hóa của đối tác, Hoa Kỳ vừa tung đòn thứ hai.
Theo AFP, danh sách thứ hai, được trình bày là tạm thời”, do bộ Thương Mại Hoa Kỳ thông báo gồm những sản phẩm thuộc công nghệ cao cấp từ hàng không, viễn thông cho đến người máy (robot) và máy móc, tổng trị giá khoảng 50 tỷ đôla. Những mặt hàng sẽ bị tăng thuế nhập khẩu được lựa chọn dựa trên cơ sở phân tích kỹ càng tức là sẽ gây thiệt hại nặng cho các dự án công nghiệp của Trung Cộng, nhưng cùng lúc không tác hại gì nhiều cho kinh tế Mỹ, theo giải thích của bộ trưởng Robert Lighthiger.

[Đọc tiếp]

Trung Cộng gây áp lực VN dừng hai dự án khai thác khí đốt, sắp tới dự án thứ ba

Các nhà phân tích cho rằng Việt Nam đang phải đối diện với sự trì trệ trong phát triển kinh tế, trong lúc Trung Cộng tăng áp lực buộc Việt Nam phải dừng khai thác dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở vùng biển có tranh chấp.
Theo truyền thông quốc tế và các chuyên gia chính trị, vào tháng trước Công ty dầu lửa Repsol của Tây Ban Nha rút khỏi dự án thăm dò dầu khí cho Việt Nam tại Bãi Tư Chính (tên quốc tế là Vanguard Bank) ở Biển Đông, dường như là do có áp lực từ Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Dấu ấn tuần qua: Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, hệ quả “tức nước vỡ bờ”…

Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Drew Angerer / Getty Images)

Tóm tắt bài viết

1) Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế lên đến 60 tỷ USD đối với hơn 1.000 mặt hàng nhập khẩu từ Tàu Cộng. Bắc Kinh đáp trả bằng gói thuế 3 tỷ USD.
2) Bước đi của ông Trump được xem vì “tức nước vỡ bờ” trước những vi phạm nghiêm trọng của Tàu Cộng về công bằng thương mại trong hàng thập kỷ qua.
3) Đây cũng được xem là một phép thử của ông Trump với Chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận Bình. Dù có giao tình, ông Trump xưa nay vẫn thẳng thắn với ông Tập cả về vấn đề Bắc Hàn, Biển Đông và nhân quyền.

Tuần qua, những doanh nhân-doanh nghiệp từng bị hàng “made in China” đè đầu cưỡi cổ có lẽ cảm thấy phần nào được an ủi, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố gói thuế quan lên đến 60 tỷ USD đối với hàng hóa Tàu Cộng.

Tuy nhiên, Tàu Cộng và những người phản đối cho rằng ông Trump đang thực hiện những bước đi nguy hiểm, vì có nguy cơ đẩy 2 nền kinh tế đứng đầu thế giới vào một cuộc chiến tranh thương mại có thể dẫn đến “lưỡng bại câu thương”, thậm chí gây nguy hại cho các nền kinh tế khác. [Đọc tiếp]

Người giữ 16 tấn vàng của VNCH qua đời tại Chiang Mai, Thái lan

Tiền 1000 đồng Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa

Facebooker Giang Le: Đọc bài này để biết thêm về thống đốc ngân hàng trung ương cuối cùng của VNCH Lê Quang Uyển. Ông và các cộng sự của ông đã bảo quản và bàn giao đầy đủ 16 tấn vàng của VNCH cho chính quyền sau 30/4/1975 với tất cả sự mẫn cán của một công chức chuyên nghiệp. Tác giả bài viết dùng chữ “công chức” cực kỳ chuẩn xác cho lãnh đạo (và nhân viên) của một ngân hàng trung ương. Họ là công chức chứ không phải chính trị gia như nhiều quan chức NHNN sau này. [Đọc tiếp]

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Mỹ đề nghị TC cắt giảm 100 tỷ USD….

Cảnh sát TC dõi theo một tàu chở hàng tại một cảng ở Qingdao, tỉnh Sơn Đông vào ngày 8/3/2018 (Ảnh: AGENCE FRANCE-PRESSE / GETTY IMAGES)

Chính quyền của Tổng thống Trump đang yêu cầu Bắc Kinh có kế hoạch cắt giảm thâm hụt thương mại hàng năm của Hoa Kỳ với Trung Cộng ở mức 100 tỷ USD, Nhật báo Wall Street Journal (WSJ) cho biết thông tin từ những người quen thuộc với vấn đề này.

Hôm thứ Tư (7/3) ông Trump viết trên Twitter rằng: Washington đã yêu cầu Bắc Kinh giảm 1 tỷ USD khoảng cách thương mại hàng năm giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, con số này chỉ là một tiết lộ “khiêm tốn” so với đề xuất thật sự là 100 tỷ USD.

Theo nguồn tin, các quan chức của chính quyền Trump đã đưa ra yêu cầu này tới Liu He, kiến ​​trúc sư chủ chốt của chính sách kinh tế Trung Cộng, vào tuần trước khi ông này đang ở Washington. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt