Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Tàu Cộng trả giá đắt cho tham vọng trở thành số 1 thế giới
Tham vọng chiếm lĩnh vị trị nền kinh tế số 1 thế giới đang dần phản tác dụng, gây ảnh hưởng đến ngay cả những món ăn trong bữa tối hàng ngày của người dân Trung Cộng.
Theo tạp chí Nikkei Asian Review, không lâu nữa 1,4 tỷ người dân Trung Cộng sẽ cảm nhận được dư vị đắng ngắt mà cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung gây ra.
Điều đó sẽ hiển hiện trên bàn ăn của họ. Những món ăn ưa thích của người Trung Cộng như gà chiên ngập dầu hay thịt lợn xào hai lần chín – đều là những món ngốn rất nhiều dầu. Trong khi đó, đa phần dầu ở Trung Cộng được ép từ đậu nành của Mỹ hoặc Brazil. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Trump tố cáo Trung Cộng “độc ác”
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư (25/7) cáo buộc Trung Cộng tấn công nông dân Mỹ một cách “độc ác” và sử dụng điều đó làm đòn bẩy để đạt được nhượng bộ thương mại từ Hoa Kỳ.
Tuyên bố trên của ông chủ Tòa Bạch Ốc được đưa ra một ngày sau khi chính quyền Trump thông báo gói hỗ trợ trị giá 12 tỷ USD cho nông dân Mỹ giữa tình hình chiến tranh thương mại không ngừng leo thang. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Báo Nga cho rằng Bắc Kinh bắt đầu rối loạn
Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đang nóng lên, sau khi Mỹ tuyên bố sẽ tiến hành thu thuế 2 lần đối với sản phẩm Trung Cộng, mới đây Mỹ đã nói về kế hoạch thu thuế các sản phẩm Trung Cộng tổng trị giá 500 tỉ Đô la Mỹ (USD). Truyền thông Nga bình luận cho rằng, Bắc Kinh hiện đang rối loạn.
Hãng tin RIA Novosti (Nga) mới đây có đăng một bài phân tích dài có tiêu đề “Đừng chỉ nghe những gì Bắc Kinh nói”, mới đầu Bắc Kinh kiên quyết phản kích một cách có trật tự, nhưng giờ đây đã bắt đầu rối loạn. [Đọc tiếp]
Ông Trump và kinh tế Mỹ
Tôi không chơi mua bán cổ phần trên thị trường chứng khoán vì sợ không đủ khả năng quan sát hết các yếu tố kinh tế làm ảnh hưởng tới giá trị cổ phiếu.
Tuy nhiên tôi theo dõi hàng ngày thị trường chứng khoán Mỹ để nắm bắt tình hình kinh tế, đặc biệt là chỉ số Dow Jones, chỉ số bình quân công nghiệp của Mỹ, một chỉ số tính giá trị của 30 công ty cổ phần lớn nhất và có nhiều cổ đông nhất trong nước Mỹ, đánh giá khu vực công nghiệp của thị trường chứng khoán tại Mỹ.
Nếu chỉ nhìn… vào Dow Jones không thôi thì nhận định không hoàn toàn chính xác, cần một cái nhìn bao quát rộng hơn. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Trump tiếp tục áp thuế 10% lên 200 tỷ hàng hóa Tàu cộng…
Trong ngày thứ Ba (10/07), chính quyền Donald Trump đã công bố danh sách hàng hóa Tàu Cộng trị giá 200 tỷ USD để áp thuế nhập khẩu 10%, qua đó tiếp tục gia tăng căng thẳng thương mại với Tàu Cộng.
Hàng rào thuế quan này sẽ không có hiệu lực ngay lập tức, nhưng sẽ trải qua quá trình rà soát kéo dài 2 tháng cùng với các cuộc điều trần vào ngày 20-23/08/2018. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Việt Nam nguy cơ thiệt hại…
Lời người post: “Trâu bò húc nhau ruổi muỗi chết,” cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang nổ ra không có điểm ngừng… Tàu Cộng phải tìm cách né tránh để bớt thiệt hại chừng nào hay chừng đó. Trước mắt chúng thực hiện là sẽ “tuông” hàng qua các nước có cùng chung biên giới. Đặc biệt là Việt Nam là tay sai cho chúng, sẽ là tên đắc lực để hàng của Tàu Cộng đóng “Mát zê in Vietnam” để xuất cảng sang Mỹ.
Nhà nước Cộng Sản Việt nam làm tay sai cho Tàu mười phương thì phải chừa một phương để sống…Hãy nhớ bài học thép của Việt Nam bán qua Mỹ bị đóng thuế 199% vì có “chất” của Tàu.
Học thêm bài học thứ hai về chuyện Mỹ cấm vận. Khi Mỹ cấm vận Iran mà một công ty nào giao dịch với Iran thì bị chung số phận. Mỹ đang mở chiến tranh thương mại với Tàu mà nước nào tiếp tay giúp Tàu Cộng phá vòng vây thì sẽ bị Mỹ trừng phạt rất nặng…
Hiện nay về mặt giao thương thì Mỹ đang đứng hàng đầu ở Việt Nam, năm 2017 hai nước giao dịch lên đến 51 tỉ usd (hơn 1/6 GDP của Việt Nam). Không bán hàng qua Mỹ thì dân sẽ đói, kinh tế sẽ sụp đổ…Để tránh những trường hợp hàng hóa Tàu Cộng “tuôn” sang Việt Nam để bán sang Mỹ thì phải đóng của biên giới và đoạn tuyệt với Tàu Cộng. Liệu bọn tay sai CSVN có dám làm không?
Bài viết của BBC phản ảnh phần nào về mối nguy của Việt Nam trước cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: TC dùng VN để “đỡ đạn”
Nếu mô hình hợp tác kinh tế qua biên giới theo ý tưởng của Trung Cộng được xúc tiến thành công tại Việt Nam, quốc gia Đông Nam Á này có thể trở thành một điểm “trú ẩn” cho nguồn hàng hóa Tàu Cộng bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan mới của Mỹ trong cuộc chiến thương mại đang thành hình giữa hai cường quốc.
Khu hợp tác kinh tế qua biên giới, thường được gọi tắt là “khu hợp tác kinh tế”, là một ý tưởng do Trung Cộng đưa ra và đang đàm phán với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mô hình này được mô tả là “hai nước một khu, tự do thương mại, vận hành khép kín”. Theo đó, khu vực hợp tác kinh tế sẽ có các phân khu theo chức năng như khu chế tạo, gia công, kho bãi, thông quan hàng hóa, trung tâm thương mại…, và hai chính phủ sẽ cùng phối hợp quản lý, khai thác và chia lợi nhuận. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Những “vũ khí” của TT Trump …
Tổng thống Donald Trump từng nói rằng ông đang thực hiện sứ mệnh bảo vệ việc làm cho người Mỹ, giảm thâm hụt thương mại với Trung Cộng và đáp trả hành động “đánh cắp” quyềnsở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Trung Cộng. So với các đời tổng thống Mỹ khác, ông Trump sử dụng một thứ “vũ khí” rất khác và có tác động tức thì hơn nhiều.
Theo Bloomberg, công cụ thương mại mà các đời tổng thống Mỹ trước đây thường sử dụng là đệ đơn lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Tại đây, các tranh chấp phải mất khoảng 3-4 năm mới được giải quyết ổn thỏa. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại: Chứng khoán Trung Cộng cắm đầu lao dốc…
Chứng khoán Trung Cộng ‘cắm đầu lao dốc’ trước ngày Mỹ áp thuế nhập khẩu. Tin tức thị trường chứng khoán cho biết “chứng khoán Trung Cộng mất gần 2000 tỉ usd trong tuần qua”
Trong tất cả chỉ số chứng khoán Bloomberg theo dõi trên toàn thế giới, chỉ số Thượng Hải và Hang Seng có mức giảm sâu nhất trong tháng qua do nhà đầu tư lo sợ nền kinh tế đang giảm tốc của Trung Cộng sẽ không chịu nổi tác động của một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại: Vì sao TT Trump quyết “ăn thua đủ” với Trung Cộng?
Ngày 6/7, Mỹ và Trung Cộng chính thức bước vào cuộc chiến thương mại “lớn nhất lịch sử”, theo cách gọi của Trung Cộng.
Washington và Bắc Kinh đồng thời tăng thuế 25% lên các mặt hàng nhập khẩu của đối phương trị giá 34 tỷ USD. Đây là một phần trong tổng số áp thuế 50 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa ngày 15/6.
Thêm áp thuế 14 tỷ USD nữa sẽ được Mỹ xem xét công bố trong 2 tuần tới. Chính quyền Trump cũng cảnh báo sẽ tăng thuế lên tổng cộng 500 tỷ USD hàng hóa từ Trung Cộng nếu Bắc Kinh có hành động trả đũa.
Ngoài mục tiêu cân bằng thương mại Mỹ-Trung, ông Trump nhiều lần nhấn mạnh việc “lấy lại công bằng” cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Bản báo cáo dài 200 trang của Đại diện Thương mại Mỹ công bố hôm 22/3 nêu rõ Trung Cộng đã có những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại: có thể làm lay động đến gốc rễ của đảng Cộng sản Trung Hoa
Trong lúc cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đang nóng dần, mới đây Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình lại tiếp tục chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ thương mại khi hội kiến lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia, đồng thời cũng mượn cơ hội này để tuyên dương về “Một vành đai, một con đường”. Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) cho biết, có lẽ ông Tập Cận Bình đang lôi kéo các công ty đa quốc gia đang bất mãn với kế hoạch thu thuế của ông Trump để gây áp lực với Tòa Bạch Ốc, hoặc là ông cảnh giác được nguy cơ nào đó? [Đọc tiếp]
Tác giả cuốn “Chết bởi Trung Cộng” nói về thủ đoạn của nhà cầm quyền Trung Cộng
Gần đây ông Peter Navarro, giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia Hoa Kỳ đã công bố “Báo cáo về sự xâm lược kinh tế của Trung Cộng”. Trong báo cáo, ông đã mô tả 6 chiến lược chính và hơn 50 loại hành vi gây thiệt hại cho nền kinh tế và an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Navarro cho rằng những thủ đoạn của Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTC) đã tạo thành “thách thức về mô hình” đối với Mỹ.
Báo cáo về nạn xâm lược kinh tế của Cộng sản Trung Cộng
Ngày 28/6 diễn thuyết tại Viện Hudson tại Washington Mỹ, ông Navarro (Peter Navarro) đã cho biết Văn phòng Chính sách thương mại và chế tạo Tòa Bạch Ốc do ông lãnh đạo vừa thực hiện một báo cáo về sự xâm lược kinh tế của Trung Cộng đối với nền kinh tế toàn cầu. Ông cho biết Trung Cộng gây thiệt hại đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia Hoa Kỳ thông qua 6 chiến lược chính và hơn 50 loại hành vi. [Đọc tiếp]
Thượng đỉnh G7: Trump muốn “lấy thịt đè người”
Cuộc họp thượng đỉnh thường niên của nhóm G7 khai mạc hôm nay, 08/06/2018, tại Quebec, Canada, trong tình hình rất căng thẳng do việc chính quyền Donald Trump đánh thuế trên thép nhôm nhập từ các nước đồng minh, bất chấp phản đối của những nước này.
Cuộc họp thượng đỉnh G7 năm nay bỗng giống như là một trận đấu giữa một mình tổng thống Donald Trump chống lại 6 lãnh đạo khác trong nhóm các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới. Sau việc đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, việc đánh thuế mang tính bảo hộ mậu dịch là một bước mới của Hoa Kỳ đánh vào chính nền tảng của nhóm G7, vốn được coi là một định chế bảo đảm cho trật tự thế giới.
Để chuẩn bị cho cuộc đấu này, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đến Canada từ hôm thứ Tư, đã cùng với thủ tướng của nước chủ nhà Justin Trudeau ra một tuyên bố chung cổ vũ cho “một chủ nghĩa đa phương mạnh, có trách nhiệm và minh bạch“, một công thức mà chắc là tổng thống Trump khó mà “nuốt trôi“.
Sáu dấu hiệu xác định một nhà lãnh đạo xuất sắc
Không ít người đã từng đặt ra câu hỏi, làm thế nào để nhận biết được đâu là một nhà lãnh đạo có tài năng xuất chúng thực sự? Để tham chiếu, bài viết này sẽ đưa ra 6 đặc điểm của một nhà lãnh đạo tài ba.
1. Biết người – biết ta
Thông minh, nhạy bén và hiểu biết – đây chính là những điều dễ thấy ở các nhà lãnh đạo xuất sắc. Tuy nhiên, họ đủ khiêm tốn để nhận ra rằng còn có rất nhiều người thông minh hơn ở xung quanh và luôn cố gắng học hỏi từ người khác, nhờ vậy mà họ luôn lĩnh hội được không ít kinh nghiệm và giải pháp. Cuối cùng, họ sẽ trang bị cho mình đủ kiến thức đa dạng để có thể trả lời tất cả các câu hỏi như: “Làm sao tôi biết quyết định của mình là đúng?” hoặc “Có cách nào để thực hiện tốt hơn không?”
Tôi đã nghe Nguyễn Thái Học nói gì
Nguồn: Bài viết từ trong nước trên trang http://trithucvn.net đăng trên faceebook GS Nguyễn Hữu Việt Hưng
Về việc thi trắc nghiệm môn Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.
Tại sao bây giờ tôi mới nói về chuyện này?
Lý do rất đơn giản: Tôi nằm trong Ban Chấp hành (BCH) Hội Toán học Việt Nam. Phản ứng cá nhân của tôi về việc thi trắc nghiệm môn Toán đương nhiên nhanh hơn phản ứng của toàn bộ BCH Hội Toán, vì tập thể đòi hỏi một sự đồng thuận. Tôi quan ngại sâu sắc cho tương lai của nền giáo dục Việt Nam, vì sự lạc đường của nó. Tuy nhiên, tôi không thể để xã hội nhầm lẫn giữa phản ứng cá nhân của một thành viên BCH Hội Toán với phản ứng của BCH. Vì thế, lúc đầu tôi im lặng. Sau đó, tôi rơi vào tâm trạng chán chường, không muốn nói nữa.
Bây giờ tại sao tôi lại nói về chuyện này? [Đọc tiếp]