Sự thật về “đất hiếm” của Trung Cộng: Không hề “hiếm”, Mỹ cũng có khả năng sản xuất
Lời người post: Mỹ lên thang cuộc chiến tranh với Trung Cộng, đánh bốn phương tứ hướng, Trung Cộng ngăm nghe dùng của quý “đất hiếm” để hù dọa và chống lại Mỹ. Nhưng trò này là con ngáo ộp. Trung Cộng dùng đất hiếm chẳng khác gì các nước Trung Đông dùng dầu lửa để hù dọa Mỹ. Thậm chí có bài báo đưa tin: “Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có thể đẩy Ngũ Giác Đài vào thế bí một khi Bắc Kinh cho dừng xuất khẩu đất hiếm, nguyên liệu thiết yếu để sản xuất từ các thiết bị quân sự cho tới sản phẩm công nghệ cao”. Sự thật, Mỹ có nhiều mỏ đất hiếm và dầu hỏa đang dự trữ chưa khai thác, nếu cần trong sáu tháng Mỹ sẽ dư thừa đất hiếm và dầu hỏa đưa vào kỹ thuật công nghệ sản xuất.
Ngay khi Trung Cộng ngưng xuất khẩu đất hiếm tới Nhật Bản vào năm 2010, các con buôn Trung Cộng và quốc tế ngay lập tức nhảy vào “thay thế”, và Nhật Bản cũng điều chỉnh quy trình sản xuất để không còn phụ thuộc vào đất hiếm. [Đọc tiếp]
Thương chiến Mỹ-Trung: Bắc Kinh xoa dịu Mỹ để đạt thỏa thuận, nhưng Washington “không vội”
Trung Cộng thay đổi luật đầu tư nước ngoài để giải quyết những khiếu nại của Mỹ về ép buộc chuyển giao công nghệ, một thỏa hiệp quan trọng để đạt thỏa thuận thương mại.
Theo Wall Street Journal, cơ quan lập pháp Trung Cộng đã lặng lẽ đề xuất việc sửa đổi một dự thảo luật, trong đó xiết chặt, hạn chế các đài truyền thông được sử dụng để rò rỉ tài sản trí tuệ ra ngoài.
Dự thảo này dự kiến sẽ được thông qua ngày 15/4, bổ sung quy định cấm các giới chức tiết lộ bí mật công nghệ của những công ty và tập đoàn, đe dọa truy tố hình sự nếu vi phạm.
Những thay đổi nhắm vào một quy trình, được biết đến với tên gọi “đánh giá mức độ phù hợp”, mà các công ty nước ngoài phải vượt qua trước khi sản xuất xe hơi mới, sản phẩm khác hoặc xây dựng nhà máy [Đọc tiếp]
“Cho Trung Cộng xây cao tốc, Việt Nam đưa đầu vào thòng lọng”
Ít ngày sau khi có tin một hãng Trung Cộng đề xuất được xây cao tốc cho Việt Nam, nhiều người Việt bày tỏ lo lắng trên mạng xã hội, theo quan sát của VOA. Thậm chí, một nhà báo kỳ cựu ví việc để cho Trung Cộng thực hiện các dự án lớn cũng giống như “đưa chủ quyền quốc gia vào thòng lọng” của nước này.
Hơn một tuần trở lại đây, nhiều báo trong đó có VnEconomy, CafeF, Đất Việt và Thanh Niên cho hay Công Ty Thái Bình Dương của Trung Cộng đề xuất với Bộ Giao Thông Vận Tải Việt Nam được đầu tư vào Dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông.
Các bản tin nói nhà đầu tư của Trung Cộng thậm chí còn bày tỏ sẵn sàng ứng vốn của họ ra để làm toàn tuyến.
Theo một bài của báo Tiền Phong, tổng mức đầu tư dự kiến là gần 119.000 tỉ đồng (hơn 5,3 tỉ USD) để xây dựng mới 654 kilomet đường cao tốc thuộc dự án.
Hiệp định thương mại Việt Nam-EU: Dời lại đến 2020?
Việt Nam bị Liên Hiệp châu Âu (EU) từ chối ký Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch (EVFTA) năm 2019 là một thất bại cho chề độ phi nhân quyền. Trong khi hàng hóa VN có hai thị trường lớn để phát triển kinh tế là thị trường châu Âu và Hoa Kỳ. Hiện nay Hoa Kỳ xem Việt Nam không phải là quốc gia “kinh tế thị trường” do đó hàng hóa của VN bán vào Mỹ thuế cao. Nay lại bị châu Âu từ tối về hiệp định thương mại thì hết thuốc chữa. Sở dĩ châu Âu từ chối Hiệp Định Thương Mại với Việt Nam trong năm 2019 là vì Việt Nam vi phạm nhân quyền. Đặc biệt, CSVN cho tình báo qua Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về Hà Nội. Có thế mới biết là Cộng Sản Việt nam không thể qua mặt với tây phương nếu tiếp tục đàn áp những người bất đồng chính kiến. [Đọc tiếp]
Phát giác động trời về kinh tế Trung Cộng
Một tin cực kỳ quan trọng, gần như chìm trong một biển tin tức thời sự trong một thế giới hỗn loạn. Tin này liên hệ tới thực trạng kinh tế Trung Cộng. Đúng hơn, đó là một trái bom: nguồn tin tiết lộ mức tăng trưởng kinh tế của Tàu năm qua chỉ tới 1.67% PIB, rất xa với con số chính thức 6.5% .
Đó là một trái bom, bởi vì sức mạnh của Tàu, trong giai đoạn này, là sức mạnh kinh tế. Người ta vẫn nói khi nào mức tăng trưởng xuống dưới 6%, Tàu sẽ gặp những khó khăn kinh tế, xã hội nghiêm trọng.
Tuần báo Pháp Le Point (*), cho biết con số 1.67% không phải do những người chống đối chế độ đưa ra, nhưng là tiết lộ của một giáo sư kinh tế tại trường Đại học Nhân Dân Bắc Kinh. Trong một bài diễn văn tháng trước, giáo sư Xiang Songzuo lo ngại vì kinh tế Trung Cộng trong năm 2018 giỏi lắm chỉ đạt tới 1.67%. [Đọc tiếp]
Thương chiến Mỹ-Trung: Cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung ngày đầu như thế nào?
Cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung về “đình chiến 90 ngày” bắt đầu ngày thứ 2 mồng 7 tháng 1 năm 2019.
Cuộc đàm phán mở ra với chiến hạm USS McCampbell của Hải Quân Mỹ áp sát vào vùng 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa như một sự tạo áp lực lên Bắc Kinh nhằm chiếm lợi thế.
Bên Trung Cộng lại tràn vào phòng hội nghị với số đông và có cả Phó Thủ Tướng Trung Cộng Lưu Hạc hiện diện, mặc dù trên nguyên tắc sự đàm phần thương mại kỳ này chỉ ở cấp thứ trưởng.
Lưu Hạc, một trong những giới chức được chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tin cậy và là người phụ trách chương trình đàm phán thương mại với Mỹ ở Washington năm ngoái, vốn được cho là sẽ không tham dự đàm phán ngày mùng 7/01 vừa rồi. [Đọc tiếp]
Nội bộ Trung Cộng căng thẳng vì áp lực của Donald Trump
Viễn cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ và áp lực của Washington đã làm dao động tinh thần ban lãnh đạo Trung Cộng. Để siết chặt kiểm soát tư tưởng, chủ tịch Tập Cận Bình đã áp đặt lên bộ chính trị hai ngày học tập tự phê 25-26/12/2018. Điều đó cho thấy nội bộ Trung Cộng đang căng thẳng.
Bộ chính trị đảng Cộng Sản Trung Cộng đã được triệu tập để học tập trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư vừa qua. Theo bản tin của AFP từ Bắc Kinh, các ủy viên được yêu cầu phải “nhanh chóng” học tập các bài diễn văn của Tập Cận Bình, tuân thủ kỷ luật cho bản thân, cho gia đình và những người cộng sự.
Kỹ thuật công nghệ cao, trọng tâm của chiến tranh lạnh Mỹ-Tàu
Washington ngày càng ngăn chận nhiều vụ Tàu Cộng thâu tóm kỹ thuật công nghệ và yêu cầu các đồng minh hành động tương tự. Mục tiêu là chiến thắng trong cuộc cách mạnh kỹ nghệ sắp tới: trí thông minh nhân tạo (AI: Artificial Intelligence)
Từ kỹ thuật công nghệ nhận diện của một start-up…
Eva Chen không cần đến thẻ điện từ để vào được văn phòng lịch sự trên một tòa tháp bằng thép, đường bệ nhìn xuống khu Bund. Ở cửa vào, một con mắt thủy tinh bí ẩn nhận ra khuôn mặt của cô, và như có phép lạ, cánh cửa trụ sở Yitu mở ra.
Công ty start-up tại thành phố Thượng Hải nước Tàu đã làm nên tên tuổi trên thế giới về kỹ thuật công nghệ nhận diện, thậm chí qua mặt cả trung tâm Điện Tử Silicon Valley, ở thành phố San Jose, tiểu bang California Hoa Kỳ. Cô Chen, phụ trách truyền thông của công ty, khoe: “Thuật điện toán của chúng tôi đứng hàng đầu thế giới, có thể nhận ra khuôn mặt một người trong số một tỉ người khác, chỉ trong một giây đồng hồ”. [Đọc tiếp]
Tàu Cộng kiểm soát 5G là một trận Trân Châu Cảng thứ 2 của Mỹ
Thế giới đang đối diện với 4 chiến trường thường thấy: Chiến tranh trên đất liền do Lục Quân làm chủ, chiến tranh trên biển do Hải Quân quyết định, chiến tranh trên không do Không Quân điều hành, chiến tranh không gian vũ trụ do Satellite vận hành. Nay lại thêm một chiến trường thứ 5 ra đời “Điện thoại di động không giây thế hệ 5G”. Hiện nay Tàu Cộng và Hoa Kỳ đang cạnh tranh quyết liệt loại chiến tranh rất phức tạp và bí ẩn này.
Gần đây báo chí, truyền thanh, truyền hình thường nhắc đến thế hệ 5G. Nó là gì? Đó là hệ thống điện thoại cầm tay không giây (cellular phone) của thế hệ 5G (G viết tắt của Generation là thế hệ). Theo sự phát minh và sáng chế thì cứ một thế hệ điện thoại cầm tay chừng 10 năm… [Đọc tiếp]
Liệu Hoa Vi có thể sống sót ?
Lời người post: Nếu công ty Hoa vi (Huawei Technologies) của Tàu Cộng không thể sống sót sau khi bắt giám đốc tài chánh Mạnh Vãn Châu, thì đầu rắn của “Made In China 2025” có thể bị đạp nát đầu. “Trung Hoa Mộng” của Tập nửa đường gãy cánh. Dưới đây là bình luận của báo Tây Phương.
The Economist tuần này đã đặt ra câu hỏi: “Liệu Hoa Vi có thể sống sót sau một loạt những biện pháp hạn chế hoặc cấm đoán từ Hoa Kỳ và một số nước khác hay không ?”
“Việt Nam là lựa chọn duy nhất” để né tác động thương chiến Mỹ-Tàu
Foxconn Technology, công ty chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất với các nhà máy khổng lồ ở Tàu Cộng, đang tìm nơi chuyển nhà máy sản xuất điện thoại sang Việt Nam để giảm thiểu thiệt hại từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Các chuyên gia thương mại nước ngoài hiện làm ăn ở Việt Nam cho VOA biết càng ngày có nhiều nhà sản xuất hàng xuất khẩu đang có kế hoạch tương tự.
Ông Maxfield Brown, chuyên viên cấp cao của công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: [Đọc tiếp]
Hưu chiến thương mại: Trump bị lừa hay ở thế chủ động?
Viện lý do an ninh quốc gia, Washington cấm trang thiết bị truyền thông điện tử của công ty điện thoại Hoa Vi của Trung Cộng vào hệ thống 5G của Mỹ. Theo báo Le Monde, chính quyền Trump còn quyết tâm thuyết phục lôi kéo các nước Tây Phương khác, ngoài nhóm 5 nước truyền thống (Mỹ, Anh, Canada,Úc, New Zealand) là Đức và Pháp cùng tham gia vào cuộc phân tranh thương mại với Trung Cộng. Paris dường như không chấp nhận cấm Hoa Vi, nhưng theo Le Monde, điều chắc chắn là chính quyền Pháp cũng không để công ty điện thọai Trung Cộng, với kỹ thuật gián điệp cài đặt, muốn làm gì thì làm trên lãnh thổ nước Pháp.
Cũng liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, báo Les Echos và Le Figaro cùng đưa tin: “Tại thượng đỉnh G20, Trump và Tập thỏa thuận hưu chiến” 90 ngày, nhưng với hai nhận định khác nhau. [Đọc tiếp]
Thượng đỉnh Trump-Tập G-20 là cuộc chiến giữa hai hệ thống không thể hòa giải
Cuộc gặp được chờ đợi giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình bên lề hội nghị G-20 tại thủ đô Buenos Aires của Argentina sắp tới có thể là cơ hội duy nhất để hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới giải quyết tranh chấp thương mại hiện tại.
Mâu thuẫn Mỹ-Trung đã leo thang tới điểm không thể thoái lui. Ông Trump đang có ý định sẽ thực thi kế hoạch áp đặt thuế quan lên toàn bộ hàng hóa nhập từ Trung Cộng nếu Bắc Kinh không thay đổi cách thức thực thi thương mại của họ. Chính phủ Hoa Kỳ hiện tại cũng đã áp dụng các biện pháp bổ sung để trừng phạt Trung Cộng đánh cắp sở hữu trí tuệ, ví như áp đặt lệnh cấm xuất khẩu và truy tố công ty Phúc Kiến Kim Hoa – công ty sản xuất chip bán dẫn hàng đầu Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Làn sóng di dân Trung Cộng: 7.4 triệu người từ đô thị đổ về nông thôn
Ngày trước từ nông thôn lên thành thị làm ăn đổi đời. Khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đổ ra, công ty đóng cửa người dân Trung Cộng lại về que khởi nghiệp!
Gần đây, Bộ Nông nghiệp nông thôn Trung Cộng công bố thông tin, tại Trung Cộng Đại lục vài tháng gần đây có làn sóng di dân từ đô thị về thôn quê lập nghiệp, ước tính làn sóng di dân này vào khoảng 7.4 triệu người. Nhưng có quan điểm cho rằng cái gọi là làn sóng “về quê lập nghiệp” này về bản chất là “làn sóng thất nghiệp khổng lồ”. Có người đặt câu hỏi: “Như vậy trước đây tha hương kiếm sống là ngu ngốc?” [Đọc tiếp]
Hàng tỷ người dân toàn cầu đang uống nước máy chứa hạt nhựa siêu nhỏ
Các thử nghiệm cho thấy hàng tỷ người trên toàn thế giới đang uống nước ô nhiễm, với 83% mẫu thử chứa nhựa siêu nhỏ (microplastic) có kích thước dưới 5 micrometer.
Các mẫu nước máy thu thập từ hơn 12 quốc gia đã được các nhà khoa học mang ra phân tích. Kết quả cho thấy, 83% các mẫu bị nhiễm hạt nhựa siêu nhỏ.
Mỹ là nước có tỷ lệ ô nhiễm cao nhất, với 94% mẫu thử chứa hạt nhựa. Các mẫu này được lấy từ nhiều địa điểm bao gồm tòa nhà Quốc hội, trụ sở Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Tháp Trump ở New York. Lebanon và Ấn Độ là các quốc gia có tỷ lệ ô nhiễm cao tiếp theo.
Các nước châu Âu gồm Anh, Đức và Pháp có tỷ lệ ô nhiễm thấp nhất, nhưng vẫn ở mức 72%. Số lượng hạt nhựa trung bình được tìm thấy trong các mẫu nước máy dao động từ 4.8 inch (12.19 cm) ở Mỹ, 1.9 inch (4.82 cm) ở châu Âu/500ml.
[Đọc tiếp]