Hoạt Động VNQDĐ

Nguyễn Thái Học bị bắt

Nguyễn Thái Học (1902-1930)

Những ngày gian khó đang rình rập bủa vây Nguyễn Thái Học. Hàng loạt yếu nhân của Đảng đã bị bắt hoặc bị giết chết, nhưng chưa bắt được anh thì nhà cầm quyền vẫn ăn không ngon, ngủ không yên. Chúng biết rằng, Nguyễn Thái Học là linh hồn của Đảng, anh có thể gây dựng lại hoạt động của Đảng, biết đâu sẽ xảy ra một vụ bạo loạn như Yên Bái nữa thì sao? Lệnh truy nã anh được dán khắp phố phường Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ.

Chiều nay, đóng vai một người đàn bà quê mùa lam lũ, chị Nguyễn Thị Giang đã đi liên lạc với các cơ sở Đảng để truyền lệnh của Nguyễn Thái Học. Gió thổi lạnh buốt. Những vòm cây xào xạc trong gió chiều. Lá rụng vàng hè phố. Chị vẫn lầm lũi bước đi. Qua đường Paul Bert chị đã giật nảy người khi thấy có những tờ giấy dán ảnh của Nguyễn Thái Học với những lời lẽ thô lỗ, gọi anh là tướng cướp và ai bắt được anh đem giao cho nhà chức trách thì được thưởng 5.000 đồng! Bất giác chị thở dài. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Vào sinh ra tử biết bao phen

Nguyễn Thái Học (1902-1930)

Đêm máu lửa tấn công đồn Yên Bái đã châm ngòi cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Hàng loạt cuộc tấn công khác đồng loạt nổ ra ở nhiều cứ điểm quân sự khác nhau. Vào một giờ đêm 10/2/1930 lãnh tụ Nguyễn Khắc Nhu cũng bắt đầu ra lệnh khởi nghĩa. Anh chia các chiến sĩ ra làm hai toán: Một toán đặt dưới sự chỉ huy của Phạm Nhuận (tức đồ Điếc) có nhiệm vụ đánh phủ lỵ Lâm Thao và một toán dưới sự chỉ huy của anh sẽ đi hạ đồn Hưng Hóa.

Vì do một sự nhầm lẫn nào đó, nên một nửa số quân kéo về Hưng Hóa không đến điểm tập trung. Số lượng đánh đồn chỉ khoảng một trăm người. Họ mặc quần áo kaki vàng, người thì quần áo kaki trắng, người thì quần áo nâu và trên tay đều đeo băng tay màu vàng có viết: “Việt Nam cách mạng quân”. Đồn lính khố xanh Hưng Hóa trước đây vốn có một số binh lính được giác ngộ và họ sẽ là người làm nội ứng cho quân khởi nghĩa. Nhưng do sự đề phòng của thực dân nên số quân này đã bị đổi đi nơi khác. Khi kéo quân đến, Nguyễn Khắc Nhu ra mật hiệu nhưng không thấy động tĩnh nào cả. Lúc bấy giờ vào ba giờ sáng, thấy đã có hiệu lửa nổi dậy của quân Phạm Nhuận ở Lâm Thao, Nguyễn Khắc Nhu liền ra lệnh tấn công vào đồn, mặc dù số quân còn thiếu nhiều. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Vung súng gươm chọc trời Yên Bái

Nguyễn Thái Học (1902-1930)

Sắp đến ngày Tổng khởi nghĩa, Nguyễn Thái Học ra lệnh hoãn lại vì đạo quân của Đoàn Trần Nghiệp ở Vân Nam chưa về kịp, hơn nữa chị Nguyễn Thị Giang xin Tổng bộ chiến tranh đưa lên chi bộ Lao Kay bốn  chục trái bom cũng không kịp. Trong chiến lược của Tổng khởi nghĩa, Nguyễn Thái Học cho rằng, phải kết hợp được lực lượng của Nguyễn Thế Nghiệp cùng với việc đánh chiếm đồn bót ở Yên Bái – vốn là một đồn binh quan trọng có từ lâu, nối liền miền châu thổ sông Hồng với vùng biên giới Hoa Việt thì VNQD Đảng dễ dàng chiếm các khu khác ở hạ lưu sông Hồng. Lệnh hoãn lại được Nguyễn Thái Học ấn định vào ngày 15/2/1930 – chậm năm ngày so với lệnh cũ.

Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên. Sau khi Đội Dương làm phản thì thực dân Pháp đã tỏ ra tích cực hơn trong việc đàn áp, khủng bố lực lượng VNQD Đảng, những vụ bắt bớ, khám xét liên tục xảy ra. Bọn chúng đã bắt được mấy nghìn tờ Hịch khởi nghĩa ở Lục Nam (Bắc Giang). Vì l ẽ đó, việc liên lạc giữa các lãnh tụ VNQD Đảng lại gặp nhiều khó khăn. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (16)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/Chương 1Chiến đấu trong chiến khu Việt Nam Quốc Dân Đảng (16) [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bản án dành cho kẻ “không giữ lời thề”

Nguyễn Thái Học (1902-1930)

Thực dân Pháp mở chiến dịch đàn áp VNQD Đảng, chúng bắt đầu thực hiện câu châm ngôn “Laisser dévolopper pour mieux réprimer” nhằm hốt trọn “hội kín” nguy hiểm này. Trong lúc này, Nguyễn Thái Học phải cải trang, lúc thì anh đeo râu giả, dùng thẻ thuế thân giả, ăn mặc như một nông dân, khi thì anh đội khăn, mặc yếm đóng vai đàn bà. Anh vẫn xuất hiện đấy chứ! Đến nỗi thiên hạ đồn rằng Nguyễn Thái Học có phép “tàng hình”. Có gì đâu. Nhờ sự quả cảm nên anh đã vượt qua sự bủa vây của kẻ thù trong gang tấc. Đầu của anh và Nguyễn Khắc Nhu được thực dân treo giá 5.000 đồng, nhưng chẳng ai dại dột điềm chỉ cả. Họ bảo: “Bắt làm sao được các ông ấy. Các ông ấy cho phát súng thì toi mạng, còn đâu mà ăn cái giải 5.000 đồng”. Thế mới biết quần chúng vừa tin yêu Nguyễn Thái Học vừa lại sợ uy tín của anh.
Có lần, mật thám đương hùng hổ khám xét nhà của một đồng chí, do không được thông báo nên anh vẫn ung dung bước vào nhà. Giữa lúc ngàn cân treo sợi tóc như thế này, tiến thoái đều lưỡng nan, nếu quay lui bỏ chạy thì chúng sẽ phát hiện ngay. Một ý nghĩ táo bạo như luồng điện chạy qua óc, anh bình tĩnh vào trong nhà, ngồi xuống ghế và bảo: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Một chuyện tình lãng mạn

Nguyễn Thái Học (1902-1930)

Nguyễn Thái Học đã trở thành linh hồn của Đảng. Các ủy ban được bầu vào Tổng bộ lâm thời bắt đầu hoạt động ráo riết. Ban tài chánh phụ trách nâng cao tài chánh của Đảng bằng mọi phương tiện. Ban ám sát phụ trách thủ tiêu những cá nhân có thể nguy hại cho Đảng hay xứ sở… Thời gian này, ban ngoại giao đã mở rộng quan hệ với các đảng phái yêu nước tại hải ngoại cũng như trong nước. Tổng bộ quyết nghị cử ba đại biểu sang Thái Lan là: Hồ Văn Mịch, Nguyễn Ngọc Sơn, Phạm Tiềm. Sau đó, họ liên lạc với Nguyễn An Ninh ở Nam Kỳ, Nguyễn Thế Truyền ở Bắc Kỳ… Thậm chí Nguyễn Thái Học còn phái cả Chu Dưỡng Bình sang Quảng Tây để liên hệ với nhà chức trách địa phương ủng hộ cho hoạt động của Đảng. Nhưng rồi những liên lạc tích cực ấy không đem lại một kết quả đáng kể nào. Trong thời gian này, cụ Phan Bội Châu đang bị thực dân bắt an trí tại Bến Ngự (Huế) nhưng uy tín của cụ vẫn còn lừng lẫy trong công chúng. Nguyễn Thái Học nói với các đồng chí của mình: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Vạch trời một tiếng thét vang

Nguyễn Thái Học (1902-1930)

Nguyễn Thái Học sinh năm 1902, nhưng theo giấy học bạ của anh thì ghi ngày 1/12/1904. Anh sinh tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là tỉnh Vĩnh Phú). Bố của anh là một nông dân chất phác tên Nguyễn Văn Hách. Mẹ là bà Nguyễn Thị Quỳnh, ngoài thời gian làm ruộng còn tranh thủ làm thêm nghề dệt vải, buôn vải ngay tại làng Thổ Tang. Anh là con trai trưởng trong gia đình, các em kế theo là Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Văn Nho, Nguyễn Văn Lâm và Nguyễn Văn Nỉ.
Năm 1906, anh được thân phụ đưa đến thụ giáo Hán văn tại nhà một cụ tú tài trong làng. Năm 1912, trường tiểu học Pháp-Việt được thiết lập tại phủ Vĩnh Tường, anh xếp bút lông để cầm bút sắt. Làn gió Tây bắt đầu thổi vào trong sinh hoạt của người dân bản xứ. Những câu trong sách Thánh hiền như quân tử chi học dã, dĩ vi kỳ thân, tiểu nhân chi học dã, dĩ vi cầm độc – người quân tử học là để làm cho thân mình, kẻ tiểu nhân học là để làm thân trâu ngựa – bắt đầu được thay thế dần bằng chữ quốc ngữ. Nguyễn Thái Học thông minh nên học đến đâu là nhớ đến đó. Những buổi tối khi ngồi dệt vải, bà Quỳnh không thể biết được là con mình đã học những gì? Tiếng Tây sao lạ quá vậy? Đêm đêm dưới ngọn đèn dầu, anh ngồi học. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nguyễn Thái Học Một vụ ám sát chấn động Hà Nội…

Nguyễn Thái Học (1902-1930)

Hà Nội, 1929. Chiều ba mươi Tết năm Mậu Thìn. Những vòm cây đang run rẩy trong gió lạnh. Phất phơ những cơn mưa phùn. Rét lạnh. Không gian xám xịt. Những người phu như con ngựa đang cố sức kéo chiếc xe cao su kín mít như bưng, họ thở hồng hộc nhưng vẫn thấy lạnh. Mọi người đều vội vã trở về nhà. Đâu đó vọng lại tiếng pháo đì đùng tống biệt năm cũ. Chiều cuối năm buồn não ruột. Từ hãng buôn Godart trên phố Tràng Tiền sau khi tan sở, cô đầm lai Germaire Carcelle đã ra phía hồ Gươm để đến một hàng phở. Tại đây có gánh phở đặt ngay bên lề đường, khách đứng ăn xì xụp. Ả cũng gọi một tô nhiều thịt.  Mọi người xầm xì, người nọ nói với người kia:

– Chà! Phở ngon thật. Ngay cả ả đầm cũng đến đây ăn!
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (15)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/Chương 1Chiến đấu trong chiến khu Việt Nam Quốc Dân Đảng (15) [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (14)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/Chương 1Quốc Gia Thanh Niên Đoàn (14)
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (13)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/Chương 1Quốc Gia Thanh Niên Đoàn (13) [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (12)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/Chương 1Quốc Gia Thanh Niên Đoàn – (12) [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (11)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” –  Tập I (1945-1950)/Chương 1Quốc Gia Thanh Niên Đoàn  (11) [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá VNCH-Hoàng Tích Thông (10)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/Chương 1Quốc Gia Thanh Niên Đoàn – (10) [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (9)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tp I (1945-1950)/Chương 1Vit Nam t ngày 19-08-1945 đến tháng 11 năm 1946: NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA CÁCH MẠNG (CS)  THÁNG 8/1945 (9)  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt