Chính Trị Dân Chủ

Lưu Hiểu Ba và hành trình đi tìm dân chủ tại Trung Cộng

Lưu Hiểu Ba (1955-2017)

Ông Lưu Hiểu Ba người tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất của Trung Cộng qua đời vào ngày 13/7 vừa qua. Hồi cuối tháng trước, truyền thông quốc tế loan tin là ông đã được đưa ra khỏi tù vào bệnh viện vì bị ung thư gan giai đoạn cuối. Vợ ông, bà Lưu Hà cho biết bệnh ông đã nặng đến mức không chữa trị được. Và đúng với bản chất độc ác của chế độ cộng sản, ông vẫn bị quản thúc trong bệnh viện. Ngoài vợ ông ra, thân nhân hoặc bạn bè không dễ dàng vào thăm viếng vì họ sẽ ”được công an hỏi thăm sức khoẻ” nếu có ý định đó. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chuyện về Giáo sư Ngô Bảo Châu bị đảng CSVN “nhục mạ”

GS Ngô Bảo Châu

Cách đây mấy năm, một tin chấn động, nhà toán học người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields (như giải Nobel Toán Học).  Năm 2016, một lần nữa Giáo Sư Ngô Bảo Châu được phong danh vị Viện Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp (một danh vị rất cao quý của ngành khoa học Pháp). Giáo sư Ngô Bảo Châu hiện là giáo sư toán học tại đại Đại Học Chicago Hoa Kỳ.  Gần đây tôi có đọc bài “Xúc động hình ảnh GS Ngô Bảo Châu dạy học cho học sinh nghèo miền núi” – link http://www.baomoi.com/anh-gs-ngo-bao-chau-gian-di-day-chu-cho-tre-em-vung-cao/c/14684755.epi – Nhìn những hình ảnh này thấy cả một tấm lòng với các em học sinh nghèo miền quê…Một Viện Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp, lặn lội đến rừng sâu, núi cao để dạy cho các em học sinh nghèo, thiếu thốn…quả một tấm lòng vàng.
Gần đây, qua một số suy tư, trên facbook của GS Ngô Bảo Châu không muốn tôn thờ “chủ nghĩa giáo điều”, những lời phát biểu như  “Bỏ ra 1400 tỉ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh” v.v… Bọn CSVN đã “núp bóng” vứt “xương cá” vào mặt GS Ngô Bảo Châu với những ngôn từ hạ đẳng như Việt Cộng thường dùng thời “đấu tố cải cách ruộng đất” – Những bài dưới đây cho thấy sự hèn hạ của chế độ CSVN vẫn không bao giờ thay đổi… 
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Khôi nguyên Nobel Hoà Bình Lưu Hiểu Ba: Chuyện tình vượt lên trên lao tù

Chuyện tình của ông Lưu Hiểu Ba và bà Lưu Hà đã trải qua những năm tháng ở trại cải tạo lao động, nhà tù và quản thúc tại gia

Phóng viên BBC Celia Hatton nhìn lại tình yêu của ông Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc, khôi nguyên Nobel Hòa bình, người vừa qua đời ở tuổi 61 vì ung thư gan.

Họ đã phải tranh đấu mới được kết hôn với nhau.

Nhưng ngay cả khi nhà cầm quyền Bắc Kinh cho họ kết hôn, vẫn còn những vấn đề.

Chiếc máy ảnh được dự định chụp ảnh cưới cho cặp đôi bỗng nhiên không hoạt động. Giấy chứng nhận kết hôn tại Trung Quốc sẽ không được đóng dấu trừ khi có dán ảnh cặp đôi.

Vì vậy, ông Lưu Hiểu Ba và bà Lưu Hà đối phó bằng cách ghép ảnh chụp của mỗi người. Chuyện xảy ra năm 1996. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thế giới phản ứng sau cái chết của Lưu Hiểu Ba

Người dân Hồng Kông biểu tình trước Văn phòng Liên lạc Trung Cộng tại Hồng Kông, bày tỏ lòng thương tiếc nhà tranh đấu Trung Cộng Lưu Hiểu Ba qua đời, ngày 13/7/2017

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson hôm thứ Năm 13/7 lên tiếng về cái chết của nhà tranh đấu cho nhân quyền Trung Cộng Lưu Hiểu Ba.
“Hôm nay tôi cùng với người dân ở Trung Cộng và trên khắp thế giới để tang Khôi nguyên giải Nobel hòa bình năm 2010 Lưu Hiểu Ba. Ông qua đời trong khi đang thọ án tù lâu năm chỉ vì đã lên tiếng thúc đẩy cải cách dân chủ một cách ôn hòa. Ông Lưu đã cống hiến trọn đời mình ra tranh đấu để đất nước và nhân loại được tốt đẹp hơn, theo đuổi công lý và tự do.”

Ngoại Trưởng Tillerson nói thêm:

“Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến bà Lưu Hà, vợ ông Lưu Hiểu Ba, và tất cả những người thân yêu của ông. Tôi kêu gọi nhà nước Trung Cộng hãy phóng thích bà Lưu Hà khỏi tình trạng bị quản thúc tại gia, và cho phép bà ra nước ngoài, theo nguyện vọng.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Phong trào dân chủ Hồng-Kông tuyên bố “tiếp tục tranh đấu”

Biểu tình ở Hồng Kông ngày 01/07/2017 đòi trả tự do cho giải Nobel Hoà Bình Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo)

Từ 1997 đến nay, tại Hồng Kông, mỗi năm đều có biểu tình nhân ngày nhượng địa trở về Trung Cộng. Hôm qua, 01/07/2017, khoảng 60.000 người, “vũ trang” bằng dù và biểu ngữ đòi “dân chủ, nhân phẩm và tự do”, đã tham gia tuần hành trong sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát vào lúc chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đe dọa “không được vượt làn ranh đỏ” thách thức quyền lực Bắc Kinh.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng

Nội các Trần Trọng Kim chỉ tồn tại hơn bốn tháng

Chỉ trong bốn tháng làm việc với chủ quyền và độc lập rất hạn chế, Chính phủ Trần Trọng Kim đã tạo biểu tượng, đặt nền tảng về pháp lý và giáo dục cho Việt Nam nhiều năm sau.
Nội các Đế quốc Việt Nam của học giả Trần Trọng Kim (1883-1953) tồn tại từ ngày 17/04 đến 25/08 năm 1945 gồm toàn các trí thức: một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư.
Đó là các ông Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Trần Trọng Kim, Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh và Nguyễn Hữu Thi. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bắc Kinh gây hoạ: Tập Cận Bình cảnh báo Hong Hong chớ thách thức Trung Cộng

Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong, Lâm Trịnh Nguyệt Nga (trái), bắt tay Tập Cận Bình tại Hồng Kông ngày 1 tháng 7, 2017

Bản chất độc tài “trước sau như một” [lời người post bài]: Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình hôm thứ Bảy đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc đối với Hong Kong khi ông chủ trì buổi lễ tuyên thệ nhậm chức cho tân lãnh đạo của đặc khu hành chính này, nói với cư dân rằng Bắc Kinh sẽ không dung thứ những nỗ lực thách thức thẩm quyền của họ. Lời cảnh báo được đưa ra ngay cả khi ông Tập cố gắng sử dụng giọng điệu mềm mỏng hơn trong bài diễn văn tại sự kiện đánh dấu 20 năm ngày cựu thuộc địa của Anh này được trao trả lại cho Trung Cộng.
“Bất kỳ nỗ lực nào nhằm gây nguy hại cho chủ quyền và an ninh của Trung Cộng, thách thức quyền lực của chính quyền trung ương … hoặc sử dụng Hong Kong để thực hiện các hoạt động thâm nhập và phá hoại đại lục là một hành động vượt qua lằn ranh đỏ và hoàn toàn không thể được cho phép,” ông Tập nói. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger ‘‘Mẹ Nấm’’

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, “Mẹ Nấm”, trước tòa án Nha Trang, ngày 29/06/2017. (Ảnh: STR / Vietnam News Agency / AFP)

Hôm qua, 29/06/2017, ngay sau khi một tòa án sơ thẩm ở Việt Nam kết án 10 năm tù với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, biệt danh “Mẹ Nấm”, trong một phiên xử kín, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do cho nhà tranh đấu nhân quyền.

Thông cáo của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Heather Nauert bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc tòa án Việt Nam kết án tù đối với blogger tranh đấu ôn hòa, người được trao tặng Giải thưởng Phụ Nữ Quốc Tế Can Đảm. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam ‘‘trả tự do ngay lập tức cho ‘‘Mẹ Nấm’’ và tất cả các tù nhân lương tâm khác, và để cho bất kể ai tại Việt Nam cũng có quyền tự do bày tỏ quan điểm và quyền tập hợp một cách ôn hòa, mà không sợ bị đàn áp’’. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Văn Tế 13 Anh Hùng Dân Tộc VNQDĐ

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng: Hồng Vệ Binh kiểu mới – Sinh Viên yêu nước

Cô Dương Thư Bình nói luồng không khí ở Mỹ “trong sạch”

Cách đây nửa thế kỷ, hàng triệu Hồng Vệ Binh của Mao Trạch Đông tập trung ở Quảng trường Thiên An Môn, hô vang khẩu hiệu, tay giơ cao cuốn Mao Tuyển để tỏ lòng trung thành với tư tưởng của “Người cầm lái vĩ đại”.
Nay, những thế hệ Hồng Vệ Binh trong Thế kỷ 21 không tập trung cùng nhau như trước, mà họ quần thảo trên mạng. Sau tình trạng điên loạn thời Cách mạng Văn hóa và bi kịch vụ thảm sát Bắc Kinh hồi năm 1989, giới trẻ không được phép biểu tình tại Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Điều trần tại Hạ viện Mỹ về Nguyễn Hữu Tấn, chết trong khi bị câu lưu ở Vĩnh Long

Chị Nguyễn Thị Mỹ Phượng (T) chị ruột anh Nguyễn Hữu Tấn (P)

Ngay trước khi Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang Hoa Kỳ gặp Tổng Thống Donald Trump vào cuối tháng này, Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ mở một buổi điều trần vào ngày 25/5, về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo, nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam.
Dân Biểu Christopher Smith thuộc đảng Cộng Hoà, đại diện bang New Jersey, cho biết lý do điều trần trong một thông cáo: “Chính quyền cộng sản Việt Nam giới hạn tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng, và Uỷ ban Tự Do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), vừa khuyến nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt nam trở lại danh sách Quốc gia phải Quan tâm Đặc biệt –CPC.”

Dân biểu Smith nói: “Khi Thủ Tướng [CS] Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ cuối tháng này, chính quyền Tổng thống Trump sẽ có một cơ hội để khẳng định: người dân Hoa Kỳ sẽ không tài trợ việc đàn áp nghiêm trọng các nhóm tôn giáo, các nhà tranh đấu dân chủ, các blogger và các nhà báo.” [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bên Giòng Lịch Sử 1940–1965 Hồi Ký Lm. Cao Văn Luận: Chương 44 & 45 (Hết)

Trong giòng Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam, vì lý do chính trị thay đổi thường xuyên nên sự kiện ghi lại cũng không được trung thực. Trang nhà https://www.vietquoc.org nhận thấy cuốn “Bên Giòng Lịch Sử 1940-1965” của Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, mang nhiều tính khách quan, vậy xin độc giả đọc từ đầu đến cuối để có cái nhìn trung thực về lịch sử.  Sau đây là hai chương cuối 44 & 45:

[Bấm chuột vào đây để đọc chương trước] [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bên Giòng Lịch Sử 1940–1965 Hồi Ký Lm. Cao Văn Luận: Chương 42 & 43

Trong giòng Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam, vì lý do chính trị thay đổi thường xuyên nên sự kiện ghi lại cũng không được trung thực. Trang nhà https://www.vietquoc.org nhận thấy cuốn “Bên Giòng Lịch Sử 1940-1965” của Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, mang nhiều tính khách quan, vậy xin độc giả đọc từ đầu đến cuối để có cái nhìn trung thực về lịch sử.  Sau đây là Chương 42 & 43: “Cuộc đảo chánh và cái chết của TT Ngô Đình Diệm & Tôi trở lại Huế”

[Bấm chuột vào đây để đọc chương trước] [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bên Giòng Lịch Sử 1940–1965 Hồi Ký Lm. Cao Văn Luận: Chương 40 & 41

Trong giòng Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam, vì lý do chính trị thay đổi thường xuyên nên sự kiện ghi lại cũng không được trung thực. Trang nhà https://www.vietquoc.org nhận thấy cuốn “Bên Giòng Lịch Sử 1940-1965” của Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, mang nhiều tính khách quan, vậy xin độc giả đọc từ đầu đến cuối để có cái nhìn trung thực về lịch sử.  Sau đây là Chương 40 & 41: “Lần gặp gỡ cuối cùng với TT Ngô Đình Diệm & Cơn hấp hối của chế độ” 

[Bấm chuột vào đây để đọc chương trước] [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tháng Tư, nhớ nao nao ánh mắt thẫn thờ

Buổi sáng 30 tháng Tư của 42 năm trước, trong ngôi nhà trọ sinh viên đường An Dương Vương, Quận 5, tôi nhìn xuống đường. Sự ngột ngạt của chiến tranh gia tăng khủng khiếp từ mấy tháng trước ở thành phố Sài Gòn.

Đêm cũng như ngày, tiếng bom, tiếng súng dội về từ hướng sân bay. Tiếng đạn pháo như xé nát góc trời ngùn ngụt lửa cháy. Đám sinh viên ở trọ đã lo sợ nên về nhà gần hết. Tôi phải ở lại vì còn công việc chưa kết toán ở hãng. Lúc đó tôi là nhân viên tiếp thị của hãng kem đánh răng Perlon, tối mới cắp sách đến trường. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt