Sự ra đời của Việt Nam Quốc Dân Đảng và những giá trị lịch sử…
Cách đây đúng 95 năm, Nguyễn Thái Học – vị anh hùng dân tộc đã thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng ở tuổi 25 nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập cho dân tộc. Dù ông không thành công nhưng những bài học và giá trị tinh thần ông để lại rất đáng để thế hệ trẻ noi theo.
Nam Đồng Thư Xã – Tiền thân của Việt nam Quốc Dân Đảng
Việt Nam vào những năm 1920, khi những phong trào đấu tranh giành độc lập đã không còn lấy triều đình làm điểm tựa, nhiệm vụ đánh đuổi thực dân Pháp là do quần chúng tự phát dưới nhiều hình thức khác nhau. Lúc bấy giờ ở Hà Nội có nhóm tri thức trẻ gồm anh em Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài, cùng với Hoàng Phạm Trân đứng ra thành lập nhà xuất bản Nam Đồng Thư Xã nằm bên bờ hồ Trúc Bạch. [Đọc tiếp]
Bộ ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào “danh sách theo dõi đặc biệt” vi phạm tự do tôn giáo
Tin Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ:
Source: https://www.state.gov/religious-freedom-designations-2/
Tự do Tôn giáo
Tuyên cáo báo chí
Ngoại trưởng Antony J. Blinken,
Ngày 2 tháng 12 năm 2022
Khắp trên thế giới, chính phủ và các tổ chức không chính phủ đã quấy rối, đe dọa, bỏ tù và giết người vì thực hiện niềm tin của họ. Trong một số trường hợp, chúng bóp chết quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng của con người để khai thác các lợi ích chính trị. Những hành động như vậy gây nên chia rẽ, phá hoại nền an ninh và kinh tế, đe dọa ổn định chính trị và hòa bình. Hoa Kỳ sẽ không đứng yên trước tình trạng lạm dụng nguy hiểm này.
Hôm nay, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tuyên bố chống lại Miến Điện, Trung Cộng, Cuba, Eritrea, Iran, Nicaragua, Bắc Hàn, Pakistan, Nga, Ả Rập Saudi, Tajikistan và Turkmenistan đó là các Quốc Gia cần Quan Tâm Đặc Biệt (CPC – Country of Particular Concern) chiếu theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế năm 1998 vì đã trực tiếp tham gia hoặc dung túng cho những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng cũng đưa các nước Algeria, Cộng hòa Trung Phi, Comoros và Việt Nam vào Danh sách Theo Dõi Đặc Biệt (Special Watch List) vì tham gia hoặc dung túng cho những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo. Cuối cùng, chúng tôi cũng đưa các tổ chức không chính phủ vào trong danh sách quan tâm đặc biệt (Particular Concern) như al-Shabab, Boko Haram, Hayat Tahrir al-Sham, Houthis, ISIS- Sahara, ISIS-Tây Phi, Jama’at Nusrat al-Islam wal-Muslimin, Taliban và Nhóm Wagner có trụ sở tại Cộng Hòa Trung Phi.
Thông báo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là những chỉ định này phù hợp với các giá trị và lợi ích của Hoa Kỳ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và thúc đẩy nhân quyền trên toàn thế giới. Các quốc gia bảo vệ tốt quyền tự do tôn giáo và các quyền con người khác là đối tượng hòa bình, ổn định, thịnh vượng và đáng tin cậy đối với Hoa Kỳ so với những quốc gia không bảo vệ các quyền căn bản trên.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi cẩn thận tình trạng tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở mọi quốc gia trên thế giới và ủng hộ những người đang phải đối diện với sự đàn áp hoặc bị ngược đãi về tự do tôn giáo. Hoa Kỳ sẽ thường xuyên trao đổi với chính phủ các quốc gia về những lo ngại của Hoa Kỳ liên quan đến những hạn chế quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, bất kể các quốc gia đó có được chỉ định trong danh sách Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hay không. Hoa Kỳ hoan nghênh và tạo cơ hội gặp gỡ tất cả các chính phủ để giải quyết các luật và thông lệ không đáp ứng các tiêu chuẩn và cam kết quốc tế, đồng thời phác thảo lộ trình lộ trình loại bỏ tên ra khỏi các danh sách này.
Tại Trung Cộng: Tập Cận Bình thắng thì ai thua?
Tại Đại hội XX Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) vừa qua, lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình đã phá bỏ tất cả mọi quy tắc để tiếp tục cầm quyền. Liệu đây có phải “đại tiệc” của Tập và ĐCST? Nhà văn Nghiêm Thuần Câu (Ngan, Shun-kau) tại Hồng Kông có bài nhận định của ông về vấn đề này.
Một người bạn hỏi, Tập Cận Bình đã thắng tại Đại hội 20, vậy ai thua?
Nhìn bề ngoài cho thấy “phe Giang” (những thân tín cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân) đã thua toàn diện. Thế nhưng, nếu các phe phái trong ĐCST đều thấy triển vọng tương lai u ám nên đồng lòng đoàn kết để bảo vệ Đảng và lợi ích chung của nhóm quyền lực, họ thấy trong tình hình này phải trao cho Tập Cận Bình địa vị cao nhất mới có thể đối phó được cuộc đấu tranh tàn khốc phía trước, nếu đúng như vậy thì Tập Cận Bình đã thắng, nhưng không đồng nghĩa có phe nào trong ĐCST thua. [Đọc tiếp]
Di Sản Gorbachev..
Rạng sáng ngày 31/8 (giờ Việt Nam), hãng thông tấn Nga Sputnik đưa tin ông Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo của Liên Xô từ năm 1985 – 1991, đã từ trần ở tuổi 91 sau một thời gian mắc bệnh.
Công lao của ông Gorbachev đối với nhân loại?
– Thay đổi trong hòa bình cuộc Chiến Tranh Lạnh (Cold War) sau nhiều năm gần nửa thế kỷ căng thẳng giữa hai khối tư bản và cộng sản.
– Góp công to lớn trong việc cắt giảm vũ khí nguyên tử giữa khối cộng sản và Tây Phương.
– Chấp nhận xóa bỏ bức tường “ô nhục” Bá Linh, khởi đầu cho việc giải tán Cộng Sản Liên Xô.
– Ông Gorbachev qua đời năm 91 tuổi khi sức khỏe càng ngày càng sút kém vì trải qua những ngày tháng cuối đời trong bệnh viện, và phải tự cách ly vì đại dịch virus Vũ Hán.. [Đọc tiếp]
Đề tài tình báo: Về sự xâm nhập phá hoại của Việt Cộng tại Hải Ngoại
I) Chuyện cũ trước 1975:
Năm 1968, tôi được dự một buổi nói chuyện về “Tình Báo của Việt Cộng” do Cục An Ninh Quân Đội tổ chức tại Sài Gòn. Diễn giả là Năm Công, nhân vật thứ 8 của Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam) và Trung Úy Nguyễn Minh Châu, Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Năm Công nói rằng ông ta bị Sư đoàn 5 bắt tại Bình Dương chớ không phải đầu hàng hay là xin chiêu hồi. Ông cho biết vì được Cục An Ninh Quân Đội đối xử tử tế nên rất có thiện cảm và sẵn sàng đến trình bày với cử tọa về “Phương Châm Chiến Lược Ba Mũi Giáp Công” của Việt Cộng. [Đọc tiếp]
Việt Nam có thể được lợi từ Kế hoạch của G7 nhằm thay “Vành đai, Con đường” của Trung Cộng
Theo tờ Nikkei Asia hôm 27/6, có kế hoạch đưa ra một giải pháp thay thế cho Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Cộng. Ngoài Việt Nam, thì Ấn Độ và Indonesia là hai quốc gia khác ở châu Á cũng có thể nhận được viện trợ tài chính từ sáng kiến đầu tư cơ sở hạ tầng của nhóm G7.
Tờ Nikkei trích lời Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G7 đang diễn ra tại Elmau nước Đức: “Trong nỗ lực chung với các đối tác G7, chúng tôi đang hợp tác để hướng đến các thỏa thuận Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) bổ sung với Indonesia, Ấn Độ, Senegal và Việt Nam” [Đọc tiếp]
Giá trị tẩy chay Olympic 2022 tại Bắc Kinh của Hoa Kỳ.
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Washington quyết định tẩy chay Thế Vận Hội Olympic 2022 tại Bắc Kinh tạo khả năng cô lập Trung Cộng trên trên chính trường quốc tế.
Vào cuối năm ngoái, TT Biden tuyên bố tẩy chay ngoại giao đối với Thế Vận Hội Olympic và Thế Vận Hội Người Khuyết Tật (Paralympic) tổ chức tại tại Bắc Kinh vào đầu tháng 2 năm 2022. Lý do bà Thư Ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki đã nêu rõ vì “Cuộc diệt chủng đang diễn ra của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) và tội ác chống lại loài người ở Tân Cương và các vụ vi phạm nhân quyền khác”. Washington tẩy chay ngoại giao nhưng cho phép vận động viên người Mỹ được tự do tham gia thi đấu với tư cách cá nhân. Phát Ngôn Viên của Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc đã đáp trả một cách giận dữ với lời cáo buộc Hoa Kỳ “chính trị hóa thể thao, gây chia rẽ và kích động sự đối đầu”.
Chắc chắn sự việc này có sự tác hại chính trị nhất định đối với Trung Cộng, nếu không thì tại sao Bắc Kinh lại lồng lộn giận dữ làm gì? Đó là vấn đề và mục đích của bài viết này đề cập tới. [Đọc tiếp]
Kỷ niệm 48 năm (1974-2022) Hải chiến Hoàng Sa: 2 bên cùng khai hoả, đổ bộ đảo Quang Hòa
Lịch sử là nơi ghi lại những dòng máu thấm vào đất Mẹ bảo vệ tổ quốc, lịch sử là có thật không thể lừa đảo…hiếp dâm lịch sử là trọng tội đối với dân tộc. Bao nhiêu năm Cộng Sản cai trị Việt Nam, nhục mạ tiền nhân, coi thường hậu thế, đày đọa đương thời. Chỉ có đảng CSVN ngạo mạn ngồi trên đầu tổ quốc Việt Nam. Những nghịch lý đó tồn tại bao lâu nữa? Khi người dân Việt sớm nhận thức sự thật. Dù muộn màng, 43 năm sau hình ảnh những chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa nằm xuống quyết chiến chống quân Trung Cộng xâm lược đã trải đầy trên những trang báo trong nước…
Trong nước, người dân Việt Nam bất chấp sự ngăn cản của đảng CSVN đều ca vang bài ca yêu nước chiến sỹ Hoàng Sa – Ngụy Văn Thà. Bài báo dưới nói lên sự thật đăng trên báo GDVN xuất bản tại Việt Nam: “Địch đông ta ít, VNCH thay đổi kế hoạch tác chiến tái chiếm Hoàng Sa”, Tác giả: Tiến Sĩ Nguyễn Công Trực nguyên Trưởng ban Biên giới CHXHCNVN viết trong dịp 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. [Đọc tiếp]
Kỷ niệm 48 năm (1974-2022) trận chiến Hoàng Sa 19/01/1974: Tài liệu quý hiếm về cuộc Hải Chiến Hoàng Sa 1974
Tài liệu quý hiếm về Hải chiến Hoàng Sa năm ngày 19/01/1974, trích từ tập san HOÀNG SA – LÃNH THỔ VIỆT NAM CỘNG HÒA do Bộ Dân vận và Chiêu Hồi của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa xuất bản tháng 3/1974.
Trang 33 của tài liệu này, có đoạn: Trong một bài bình luận, đài phát thanh BBC đã nhận định rằng: “Cộng sản Bắc Việt hiện đang ở vào một cái thế khó xử, đúng ra Cộng sản Bắc Việt phải lên tiếng ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa, nhân danh những người Việt Nam, nhưng nếu Cộng sản Bắc Việt làm như vậy sẽ khiến cho Trung Cộng phẫn nộ. Và cũng bởi sợ Trung Cộng sẽ thôi không cung cấp các nguồn tài trợ dành cho chiến tranh. Vì vậy, các lãnh tụ Cộng sản Hà Nội đành phải ngậm miệng, để nhận lãnh những mũi dùi mà những người Việt Nam dành cho họ”. [Đọc tiếp]
Con Thuyền Không Bến
Chiều hôm ấy, nỗi lo âu dâng đầy trong trí óc, tôi quyết làm một chuyến chót, mở ngăn tủ, lấy vàng đi nộp. Ngồi trên chiếc xe đạp cũ, ọp ẹp, tiến về đường Công Lý, đường sá tấp nập và xô bồ, tôi đưa chân mang dép râu cà lên bánh xe đạp đế thắng. Vội vã dựng xe trước hiên nhà anh Quốc, còn có tên là Kinh Đô. Tôi đặt tất cả niềm tin vào anh chàng bụng bự na ná xì thẩu này. Tôi rút túi đưa vàng mà không hề có một chữ nào trên giấy, chỉ tin nhau và đặt niềm hy vọng tràn trề. Căng thẳng dâng đầy mình cứ tưởng nơi nào cũng có đôi mắt cú vọ của công an, nên vội vã từ giã. Bước ra hiên, hỡi ơi chiếc xe đạp đã bạc tình mà đi qua tay kẻ khác.
Một niềm đau và thất vọng đã hiện ra trước mắt, thế là tôi bắt đầu theo chủ nghĩa hoài nghi…
Thôi đành nhắm mắt đưa chân,
Thử xem con tạo xoay vần thế nao? [Đọc tiếp]
Trung Cộng lần đầu công khai “danh sách đặc biệt” về Đài Loan: Tuyên bố trừng phạt cả đời những ai muốn Đài Loan độc lập
Tin Reuters: Đây là lần đầu tiên Trung Cộng công khai rõ ràng về việc trừng phạt những người có xu hướng ủng hộ Đài Loan độc lập.
Văn phòng các vấn đề về Đài Loan của Trung Cộng cũng đã đưa các lãnh đạo Đài Loan Su Tseng-chang (Tô Trinh Xương), You Si-kun và Joseph Wu vào danh sách những người “ủng hộ Đài Loan độc lập”. [Đọc tiếp]
Đạo trị nước anh minh của vua Lê Thánh Tông: ‘Lễ nghĩa là để sửa tốt lòng dân’
“Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng”… (Trích Luận Ngữ – Khổng Tử).
Trong xã hội hiện đại, pháp luật ngày càng kiện toàn, nhưng hành vi của con người vẫn phóng túng, tội phạm và các tệ nạn xã hội xuất hiện ngày càng nhiều: đồ ăn có độc, thuốc giả, mại dâm, ma tuý, tham ô, trộm cắp, giết người, v.v.., thậm chí độ tuổi đối tượng phạm pháp ngày càng trẻ hoá. Điều này cho thấy luật pháp kiện toàn không phải là điều kiện đủ để có một xã hội hài hoà, an định.
Lịch sử từng ghi nhận có rất nhiều triều đại thái bình thịnh trị mà ở đó “Người mua kẻ bán đi lại tự do mà không sợ giặc cướp, nhà tù bỏ không và dân chúng không cần khóa cửa”. Nếu như Trung Hoa có “Trinh Quán chi trị” thì Việt Nam cũng có “Hồng Đức thịnh thế” – thời kỳ rực rỡ huy hoàng dưới sự trị vì của vua Lê Thánh Tông. Bên cạnh hệ thống pháp luật nghiêm minh, những thời đại này đều có một điểm chung: Đề cao đạo đức, dùng đạo đức để giáo hoá người dân. [Đọc tiếp]
Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và ngày 30-4-75
Giữa cuộc sống xô bồ, với nền kinh tế thị trường tăng tốc, thật không ngờ chúng ta lại có thể bắt gặp những đôi tâm hồn lắng xuống dòng đời, vượt trên những thói lề, những xiềng xích của xã hội, đôi bạn trẻ hôn nhau nồng ấm trên đường phố Hà nội (ảnh của National Graphics 2-2011). Đôi bạn trẻ mạnh dạn tin tưởng vào tình yêu, lẽ sống, vào tương lai đất nước và cả thế giới chung quanh mình. Một cõi riêng tư giữa lòng Hà nội. [Đọc tiếp]
Bắc Kinh không như mong đợi sau cuộc đàm phán ở Alaska
Một chuyên gia về Trung Cộng, ông Yang Wei, cho biết cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên giữa chính phủ Tổng thống (TT) Biden và Bắc Kinh đã kết thúc tại Alaska hôm 19/03, với việc Trung Cộng rời khỏi cuộc đàm phán trong tình trạng lấp lửng về hai vấn đề.
Cuộc đàm phán kéo dài hai ngày ở Anchorage đã kết thúc mà không có một tuyên bố chung nào từ cả hai phía. Phái đoàn Hoa Kỳ, được dẫn đầu bởi Ngoại trưởng Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan, đã nói chuyện với giới truyền thông sau khi kết thúc cuộc họp song phương này.
Ông Blinken nói với các ký giả rằng, “Về kinh tế, thương mại, công nghệ, xin nói với những vị đồng cấp rằng chúng tôi đang xem xét những vấn đề này với sự tham vấn chặt chẽ từ Quốc hội, từ các đồng minh và các đối tác của chúng tôi.” [Đọc tiếp]