Cặp Putin-Tập Cận Bình muốn viết lại trật tự thế giới, nhưng rất khó…
Việc Nga và Trung Cộng thắt chặt quan hệ ngoại giao, kinh tế và an ninh đã khiến tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương vốn đã “mong manh” càng trở nên phức tạp hơn.
Đại sứ Nga tại Trung Cộng Andrei Denisov hôm thứ Tư, 3/2/2016, cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch thăm chính thức Trung Cộng trong năm 2016, đồng thời Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường sẽ thăm Nga vào cuối năm.
Theo Denisov, ông Putin có thể sẽ hội ngộ Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình khoảng 5 lần. Hai nước kỳ vọng sẽ thắt chặt “mối liên hệ mật thiết” giữa 2 nhà lãnh đạo trong năm nay.
Tuy nhiên, phân tích của Phó giáo sư Học viện an ninh quốc gia thuộc Đại học Australia Michael Clarke và nghiên cứu sinh tiến sĩ Anthony Ricketts của Học viện trên, đăng trên Tạp chí National Interest (Mỹ) mới đây tin rằng Mỹ không cần phải quá lo ngại về quan hệ Nga-Trung nữa.
Theo nhiều nhà phân tích, mối quan hệ Nga-Trung được xây dựng trên cơ sở làm lung lay trật tự thế giới mà phương Tây là chủ đạo và làm suy yếu ảnh hưởng toàn cầu hóa của Washington.
Nga và Trung Cộng giữ thái độ bất tín nhiệm đối với phương Tây, đồng thời hai nước đều có tham vọng “viết lại” quy tắc quyết định trật tự thế giới.
Mặc dù giữa Moscow và Bắc Kinh tồn tại không ít bất đồng, nhưng có lý do tin rằng quan hệ Nga-Trung trong tương lai gần vẫn là “trục lợi dụng”.
Hai nước cũng đã phát triển quan hệ vững chắc hơn, nhưng chưa thể đưa song phương tiến lên vị trí quan hệ đồng minh.
Theo NI, trên bình diện ngoại giao, Nga-Trung thường thông qua việc lợi dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc để thể hiện cho xã hội quốc tế thấy lợi ích chung của họ.
Kể từ 2004, Trung Cộng đã 6 lần sử dụng quyền phủ quyết và mỗi lần đều không đi ngược lại với Nga. Từ 2011, Moscow và Bắc Kinh đã phủ quyết 4 nghị quyết của LHQ về vấn đề Syria. Đây là những hành động mới thể hiện sự “đồng điệu” đáng chú ý nhất của họ.
Như một số chuyên gia nhận định, sự “đồng điệu” này giữa Nga-Trung là một sự nhất trí tiêu cực, xuất phát từ “sự phản đối nhằm vào quy tắc chuẩn mực nhằm thúc đẩy dân chủ, quản lý chính trị toàn cầu… của phương Tây”.
Trong lĩnh vực kinh tế, Nga-Trung đã hợp tác trong việc phát triển và duy trì các cơ cấu thương mại, như Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) hay Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) – một ngân hàng phát triển đa phương của các quốc gia khối BRICS (Brazil, Russia, India, China and South Africa)
Song phương cũng tìm cách đạt được những nhận thức chung nhằm kết nối “Vành đại kinh tế Con đường tơ lụa” do
Trung Cộng khởi xướng với “Liên minh kinh tế Á-Âu” do Nga đề xuất.
Bắc Kinh cùng Moscow cũng bắt đầu cho thấy rõ hơn mong muốn bắt tay nhau trong việc điều tiết quy hoạch chiến lược của mỗi bên nhằm xây dựng không gian kinh tế chung.
NI cho rằng, điều này cho phép quan hệ kinh tế trở thành bộ phận quan trọng cấu thành “trục lợi dụng” giữa Nga và Trung Cộng.
Năm 2010, Bắc Kinh đã trở thành đối tượng hợp tác thương mại lớn nhất của Nga. Hành động đáng chú ý nhất của là dự án ống dẫn dầu từ giếng dầu Chayanda ở Siberia từ Nga tới Trung Cộng.
Đây là hành động chuẩn bị của Trung Cộng nhằm đề phòng tương lai có khả năng bị phong tỏa (bởi Mỹ và đồng minh) khỏi các nguồn tài nguyên ở biển Đông.
Nga-Trung cũng mở rộng hợp tác trong lĩnh vực an ninh. Trung Cộng đã không bỏ lỡ cơ hội xây dựng kế hoạch mua vũ khí quốc phòng khổng lồ để mang về các khí tài quân sự từ Nga.
Quan hệ hợp tác quân sự được hai nước mở rộng ở cả hoạt động tập trận và huấn luyện quân sự chung. Vào năm 2015, 22 tàu chiến, 20 máy bay, 40 xe bọc thép cùng 500 lính thủy quân lục chiến của quân đội Nga, Trung Cộng đã tham gia tập trận rầm rộ ở biển Nhật Bản.
Nga rồi sẽ lại “về” với phương Tây
Bất chấp mối hợp tác được củng cố, tác giả Michael Clarke tin rằng có quá nhiều thách thức đối với quan hệ Nga-Trung bị lộ ra, bất lợi cho việc chính thức thành lập một liên minh quân sự giữa hai nước này.
Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là sự “thâm căn cố đế” của luồng quan điểm bên trong nước Nga rằng Trung Cộng là một sự uy hiếp về an ninh đối với quốc gia này.
Moscow vẫn luôn nghi kỵ về những kế hoạch dài hạn của Bắc Kinh, đồng thời không thể chắc chắn rằng liệu Trung Cộng “có thực sự xem phương Tây là kẻ địch hay không” hay có “đủ tiêu chuẩn” để được xem là một đối tác tối quan trọng của Nga hay không.
Clarke đánh giá, dù Nga vẫn đang thúc đẩy phát triển quan hệ với Trung Cộng, nhưng chính sách lớn đối với châu Á của Putin cũng gặp nhiều nghi vấn từ các quốc gia khu vực Đông Á nói chung và Bắc Kinh nói riêng.
Theo National interest
Theo đó, trước khi Nga bị các nước châu Âu áp đặt trừng phạt bởi cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014, ông Putin vẫn ưu tiên các mối quan hệ với phương Tây, sau đó mới đến châu Á.
Sự “xoay trục” lập trường này có thể khiến nước Nga xuất hiện một Tổng thống kế nhiệm Putin và kế thừa chủ trương chính sách nỗ lực bù đắp quan hệ với phương Tây.
Đây là tình huống có rất nhiều khả năng xảy ra. Đến thời điểm đó, trục Nga-Trung sẽ bị Moscow “bỏ sang một bên”.
Tác giả Clarke viết trên NI, do sự biến động của thị trường và ngành dầu khí Nga, nước này có thể sẽ phải tìm cách kết nối với phương Tây.
Hiện sản lượng khai thác dầu của nước này đạt khoảng 10.800.000 thùng/ngày và sẽ “đạt đỉnh” trong vòng 20 năm.
Với nền kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn và tốc độ tăng trưởng GDP năm 2015 đạt 6.9%, kỷ lục thấp nhất trong 25 năm qua, một mình Trung Cộng không thể “cứu” được thị trường dầu mỏ Nga.
Trong khi đó, giá dầu giảm thấp năm 2015 và những ngày đầu 2016 thực tế gần như không có hy vọng rằng các thành viên Tổ chức các nước sản xuất dầu lửa (OPEC) đã khiến Trung Cộng đang chú trọng khái thác và dự trữ dầu đá phiến của riêng mình và thế giới ngày càng hướng về một “tương lai bảo vệ môi trường” có thể là những tác nhân trực tiếp mà Moscow phải tính đến nếu muốn cứu nền kinh tế.
Nhìn từ góc độ này, tương lai của Nga và Trung Cộng về cơ bản không tồn tại “giao điểm”, mà quan hệ song phương sẽ càng được nhấn mạnh xây dựng trên cơ sở mỗi bên thực hiện mục tiêu riêng của mình.
Theo National Interest