Campuchia thật sự có đảng đối lập ảnh hưởng đến Việt Nam?

lethanhnhanh@vietquoc.org

Bên này biên giới một Việt Nam dưới sự cai trị độc tài của đảng cộng sản không chấp nhận những tiếng nói bất đồng chính kiến, không cho những blogger hoạt động, ngăn cấm Internet và kiểm soát mọi hình thức truyền thông, thì bên kia biên giới một Campuchia nay thành một quốc gia có bầu cử đa đảng và chấp nhận chính trị đối lập… 

Nhìn lại một chặng đường dài khá gập ghềnh của một Campuchia sau cuộc cai trị diệt chủng của cộng sản Polpot giết gần một nữa dân với cuốn phim The Killing Field (Vùng Tử Địa) làm thế giới bàn hoàn kinh ngạc trước cảnh tàn sát hung bạo của chế độ man rợ Khemer Đỏ.

Được sự xúi dục và giúp đỡ Trung Cộng, cộng sản Polpot đưa quân sang xâm lăng các tỉnh biên giới miền Nam Việt Nam. Cuối năm 1978, Việt Nam dưới sự yễm trợ của Liên Xô đã đem quân tấn công Campuchia và đóng quân trên đất Chùa Tháp. Đến cuối năm 1989 vì Liên Xô thay đổi chính sách không còn yễm trợ cho csVN và bị cô lập trên trường quốc tế nên Việt Nam đành rút quân về.

Khi Việt nam rút quân, một chính quyền mới ở Campuchia thành lập với sự trở về của Hoàng Thân Sihanouk sau 13 năm sống lưu vong. Một cuộc Tổng Tuyển Cử được tổ chức năm 1993 dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc gồm các đảng CPP (Đảng Nhân dân Campuchia), FUNCIPEC (Đảng Bảo hoàng) và đảng của Sam Rensi. Đến tháng 9/1993, Quốc Hội và Chính phủ đa đảng đầu tiên được thành lập với nòng cốt là đảng FUNCIPEC và CPP, quốc hội biểu quyết lấy tên nước là Vương Quốc Campuchia (Kingdom of Cambodia). Đứng đầu nhà nước là Quốc vương Norodom Sihanouk.

Trên nguyên tắc là như vậy, nhưng bề trái là thế lực chính trị đứng sau là đảng cộng sản Việt Nam. Sau 10 năm chiếm đóng Campuchia, csVN đã cài đặt hàng vạn nhân viên tình báo các cấp vào trong các ngõ ngách của chính quyền Campuchia, lực lượng tình báo này hỗ trợ cho Hun Sen (do csVN dựng lên) liên tiếp làm thủ tướng nhiều nhiệm kỳ bất chấp luật lệ.

Hun Sen

Những năm về sau này, ảnh hưởng và đồng tiền viện trợ của Trung Cộng đã mua chuộc giới lãnh đạo Campuchia nhất là Hun Sen, điều này chúng ta có thể chứng kiến trong Hội Nghị Thượng Đỉnh các Quốc Gia Đông Nam Á (ASIAN) vào tháng 11/2012 tại thủ đô Phnong Penh khi thái độ của phái đoàn Campuchia nghiêng hẳn về Trung Quốc chống lại các quốc gia trong khối ASIAN về vấn đề Biển Đông Thái Bình Dương. Dấu hiệu này cho thấy ảnh hưởng của csVN đã mất ở Campuchia.

Từ đó tình hình chính trị tại Campuchia bấp bênh, đến tháng 7/2013 một cuộc bầu cử quốc hội Campuchia giữa hai đảng đối lập một bên là Đảng Nhân Dân Campuchia (Campuchia People Party – CPP) do thủ tướng Hun Sen cầm đầu và đối lập là đảng Cứu Nguy Dân Tộc Campuchia (Campuchia National Rescue Party – CNRP) do Sam Rainsy (1) lãnh đạo. Cuộc kiểm phiếu ngang ngửa, Đảng CNRP chiếm 55/128 ghế quốc hội và đảng CPP 68/128 ghế.   

Lập tức đảng CNRP không bằng lòng với cuộc kiểm phiếu, cho rằng đảng CPP của Hun Sen kiểm phiếu gian lận, đòi kiểm phiếu và tổ chức bầu cử lại được sự giám sát quốc tế minh bạch hơn. Phát ngôn viên CNRP, ông Yim Sovann tuyên bố: “Chừng nào vẫn chưa tìm ra một giải pháp, chúng tôi sẽ không tham dự kỳ họp quốc hội. Chúng tôi sẽ tẩy chay cuộc họp”. Lãnh đạo đảng này, Sam Rainsy cũng tái khẳng định việc không tham gia phiên họp đầu tiên của quốc hội mới họp vào ngày 23/09/2013.

Cuộc biểu tình liên tục diễn ra đòi kiểm phiếu trở lại, nhưng Hun Sen không chấp nhận, hai bên đã có một vài cuộc gặp gỡ để thương lượng nhưng không có kết quả. Ngày 23/09/2013 quốc hội Campuchia vẫn nhóm họp, đảng CPP một mình một chợ gồm 68 đại biểu  bầu Hun Sen làm thủ tướng 5 năm nữa. Trên nguyên tắc là Hun Sen không đủ chỉ số 2/3 để tín nhiệm vào chức vụ Thủ Tướng. Điều này xem như bất hợp lệ như Hun Sen đã từng làm trước đây.

Sam Rainsey

Nhưng lần này, cuộc khủng hoảng chính trị tại thủ đô Phnong Pênh bùng nỗ tiếp tục diễn ra do phe đối lập tổ chức, hàng chục ngàn người của đảng CNRP xuống đường biểu tình đòi giải tán chính phủ Hun Sen. Những cuộc biểu tình từ đòi hỏi quyền lợi chính trị lan rộng đến các phong trào dân sinh và dân quyền… diễn biến chính trị càng ngày càng phức tạp, nhất là trong ngày 29/12/2013 cuộc biểu tình rầm rộ với sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội, thông tín viên RFI, Stéphanie Gee tường trình từ Phnong Penh về cuộc biểu tình này như sau: “Nay thì mỗi người một kiểu. Người thì đòi giảm giá xăng bán lẻ, hay tăng gấp đôi lương công nhân nhà máy. Người khác đòi hỏi cải cách hệ thống giáo dục bị cho là yếu kém, hay tỏ thái độ bực tức trước những vụ cưỡng chế đất đai. Và có những người khiếu nại về tình trạng bất bình đẳng trong thông tin – các đài truyền hình trong nước đều thân chính phủ.

Trước tình trạng căng thẳng như vậy, Hun Sen, con đẻ csVN, nhân vật trước đây tạm gọi có bàn tay sắt chủ trương cai trị độc tài để thực hiện bóng ma cộng sản, sau chuyến đi “lãnh hội” ý kiến Hà Nội trở về tuyên bố chấp nhận thương thuyết với đảng đối lập của Sam Rainsy để tìm một giải pháp chính trị cho Campuchia.

Campuchia có dân chủ thật sự ảnh hưởng gì đến Việt Nam?

Nhìn diễn tiến tình hình chính trị Campuchia trong năm tháng qua với những cuộc xuống đường của phe chính trị đối lập không bị phe Hun Sen đàn áp đẫm máu bằng cảnh sát và quân đội, đến lúc cuộc biểu tình tập hợp nhiều thành phần gồm công nhân, giáo chức, dân oan tham gia, buộc Hun Sen phải ngồi vào bàn thương lượng. Điều đó thể hiện sinh hoạt dân chủ bắt đầu. Từ năm 1993 Campuchia thành lập một chính phủ đa đảng (dù trên danh nghĩa), đến 21 năm sau (2014) thành dân chủ đa đảng có hoạt động thật sự. Campuchia đã trải qua bao nhiêu sóng gió gập ghềnh, mập mờ lần mò trong bóng đêm độc tài của chế độ Hun Sen, nay bình minh dân chủ đã ló dạng với sự xuất hiện đối lập của Sam Rainsy.

Với một Campuchia thật sự dân chủ sẽ làm cho người Việt nhìn tận mắt và rờ mó được một quốc gia chậm tiến lạc hậu nhưng họ có tự do, dân chủ và nhân quyền trong khi dân Việt Nam thì bị vùi dập trong chề độ độc tài toàn trị. Đời sống thoải mái của người dân Campuchia trong bầu không khí chính trị tự do dân chủ chắc chắn nó sẽ lan dần đến Việt Nam nhanh chóng. Cuộc cách mạng Hoa Lài ở Trung Đông cách xa Việt Nam vạn dặm còn bay thoảng đến khung trời Việt Nam làm bao nhiêu thanh niên nức lòng đứng lên đòi tự do dân chủ, bao nhiêu phong trào rục rịch muốn đứng dậy… Vậy thì lẽ nào với một Campuchia trước mắt chỉ cách một hàng rào biên giới có thể nhìn thấy bằng mắt trần mà nhân dân Việt không lấy đó làm gương…

Giải pháp dân chủ Campuchia không thể có khi thiếu vắng sự đồng thuận của các thế lực thế lực siêu cường. Họ chủ trương rằng nếu để một Campuchia độc tài dưới tay Hun Sen đằng sau csVN dựt dây đầy biến động sẽ là một nước bất ổn trong khối ASIAN. Còn nếu có một Campuchia dân chủ đem đến ổn định và cân bằng trật tự xã hội sẽ phù hợp với tiến trình Toàn Cầu Hóa và phát triển trong khu vực. Từ đó làm vết dầu loang tràn qua dân chủ toàn vùng trong đó có cả Lào, Việt Nam. Nhớ lại, cách đây 25 năm, 1989 bức tường Bá Linh sụp đổ kéo theo một chuỗi các nước cộng sản Đông Âu rụi tàn, rồi kết thúc mai táng đảng cộng sản tại Liên Xô vào ngày 26 tháng 12 năm 1991. Biết đâu 1/4 thế kỷ sau, giải pháp chính trị dân chủ ở Campuchia sẽ kéo theo các nước dân chủ châu Á đến tận thánh địa chủ nghĩa cộng sản Maoist ở  Bắc Kinh trong vài năm tới…

Lê Thành Nhân

Đầu năm 2014

————————

(1) http://en.wikipedia.org/wiki/Sam_Rainsy

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt