Các chuyên viên phân tích lý do Trung Cộng phóng hỏa tiễn ở Biển Đông
Các nhà phân tích cho biết, với việc phóng thử các hỏa tiễn đạn đạo chống hạm ở Biển Đông vào cuối tuần qua, Trung Cộng đang tìm cách tăng cường sức mạnh quân sự và củng cố vị thế thương lượng trong các cuộc đàm phán tiếp theo với Mỹ, theo SCMP.
“Khi bạn chuẩn bị ngồi xuống bàn đàm phán, bạn muốn có thêm lá bài trong tay và đây là một chiến thuật [để đạt được điều đó]”, ông Ni Lexiong, một học giả quân sự có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết.
Ông đề cập đến việc Bộ Quốc Phòng Mỹ lên án hành động phóng hỏa tiễn của quân đội Trung Cộng là “gây bất bình” và đi ngược lại lời hứa của Bắc Kinh về việc không quân sự hóa khu vực .
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Trung tá Dave Eastburn cho biết các vụ phóng được thực hiện trên một đảo nhân tạo ở Biển Đông, gần quần đảo Trường Sa.
Ngũ Giác Đài không cho biết chính xác loại hỏa tiễn mà Trung Cộng đã phóng, tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng có thể đó là DF-21D, một loại vũ khí được mệnh danh là “sát thủ của tàu sân bay”, có tầm ngắm 1,500 km và lần đầu tiên xuất hiện công khai vào năm 2015.
Ông Ni cho rằng Trung Cộng đang cảm thấy áp lực từ Mỹ, không chỉ về kinh tế thông qua cuộc chiến thương mại và công nghệ, mà còn vì sự hỗ trợ của Washington đối với Đài Loan và Hồng Kông.
Các vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Kinh trên Biển Đông diễn ra cùng khoảng thời gian khi Tập Cận Bình gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Osaka, Nhật Bản, bên lề hội nghị G20. Tại cuộc hội đàm, Tổng thống Trump và ông Tập nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm giải quyết cuộc chiến thương mại đã kéo dài một năm giữa hai nước.
Đảo Hải Nam tuyên bố khu vực này sẽ bị cấm từ sáng sớm thứ Bảy (29/6) cho đến tối thứ Tư (3/7), nhưng thực tế họ đã gỡ bỏ hạn chế này vào thứ Ba (2/7), theo SCMP.
Ông Zhou bình luận: “Trung Cộng có lẽ đã không muốn khiêu khích người Mỹ.”
Minh Hòa (Đại Kỷ Nguyên)