Cộng Sản Việt Nam tiếp tục đàn áp khốc liệt từ tháng 4/2011 đến nay

Trong tháng qua, Cộng Sản Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo, bắt bớ những người viết trên blogger và những nhà xuất bản sự việc này càng ngày càng vi phạm nghiêm trọng, ngày 24/04/2011 Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đề nghị bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Dưới đây là những đàn áp của CSVN trong tháng qua bị quốc tế và người Việt trong và ngoài nước lưu tâm.

1) Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC

Logo của Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Thế Giới

Ngày 28/4/2011, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế có tên viết vtắt là USCIRF công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo thế giới 2011. Nhân cơ hội này, Ủy hội đề nghị Ngoại trưởng Hoa Kỳ bà Hilarry Clinton đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt, gọi tắt là CPC (Country of Particular Concern), do những vi phạm về tự do tôn giáo.

Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế nhận định, các sinh hoạt tôn giáo tiếp tục phát triển ở Việt Nam và trong thập niên qua, chính phủ đã có một số thay đổi quan trọng do có sự quan tâm của quốc tế, đặc biệt là do việc nước này bị xếp vào danh sách CPC.

Tuy nhiên, theo Ủy hội, ở Việt Nam các cá nhân tiếp tục bị bắt bớ, giam cầm vì những lý do liên quan đến hoạt động tôn giáo hoặc đến việc vận động cho tự do tôn giáo; các viên chức của công an và chính quyền vẫn chưa bị trừng trị vì những vụ vi phạm, hoạt động của các tổ chức tôn giáo độc lập vẫn bị xem là bất hợp pháp. Cũng theo Ủy hội này, khuôn khổ pháp lý cho những tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận vẫn rất mơ hồ, dễ bị diễn giải một cách độc đoán hoặc phân biệt đối xử tùy theo những yếu tố chính trị. Ngoài ra, những tín đồ mới của một số cộng đồng Phật Giáo và Tin Lành bị phân biệt đối xử, hù dọa và bị áp lực nặng nề buộc phải bỏ đạo.

Từ năm 2001, năm nào Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế cũng đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC. Trong hai năm 2004 và năm 2005, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC, nhưng đã gạch tên nước này khỏi danh sách vào năm 2006 cho đến nay.

2) Nhà thơ Bùi Chát chủ Nhà Xuất Bản Giấy Vụn bị bắt sau khi nhận giải thưởng IPA trở về.

Nhà thơ kiên nxb Giấy Vụn Bùi Chát

Nhà thơ Bùi Chát, với những vần thơ như dưới đây: Gọi là thơ một vần:

 

“Rồi, tôi

………………

Rồi tôi nhận ra tiếng nói từ bầy súc vật

Mơ hành vi của những con người

Tổ quốc!

Chúng ta vĩnh viễn không được tự ruồng bỏ

Bởi suy nghĩ hẹp hòi của chúng ta

Thế giới cũng vút lên bằng bước chân mòn

Với một niềm tin ở dưới gót

Tôi chiêm bao thấy đứa con sắp lọt lòng của

tôi nhắn nhủ

Tổ quốc ta như một con mèo

Tiếng chào đời con gọi meo meo”

Thơ thoáng bóng “yêu nước” …kiểu này là đã chạm nọc CSVN vì dưới chế độ CSVN không ai được “yêu nước” cả chỉ có đảng cho phép mới được “yêu nước” thế mà thi sĩ họ Bùi này chứ bài nào cũng đòi vùng lên yêu nước.

Chưa hết, ông này lại mở nhà “xuất bản giấy vụn”  một nhà xuất bản lề trái của chế độ CSVN, chuyên môn xuất bản những cuốn sách lề trái xã hội chủ nghĩa với những lời bóng gió “quẹt vào mặt” chế độ hoặc đòi “yêu nước” hoặc dùng những bài ngụ ngôn chửi xéo chế độ v.v.

Tất cả đó đều nằm trong khoanh vùng của công an văn hóa của CSVN hễ hở ra là trừng trị, hễ nó nhoi lên là đè cổ xuống, nếu cần tống vào trại tù cải tạpo vô thời hạn khi ra cộng thêm cả chục cuoi61n lịch “quản chế” là hết đời.

Nhà thơ Bùi Chát, sinh năm 1979, người sáng lập và điều hành nhà xuất bản Giấy Vụn, vừa được Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế trao giải Tự do Xuất bản năm 2011 vì những nỗ lực đấu tranh kiên trì và đầy dũng cảm của ông trong việc giành quyền tự do xuất bản tại Việt Nam, làm nức lòng nhiều người Việt Nam, đặc biệt trong giới cầm bút, nhất là giới “cầm bút đi bên lế trái”. Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế (The International Publishers Association, viết tắt là IPA) thành lập tại Paris từ năm 1896 và đặt trụ sở tại Geneva, là một tổ chức phi chính phủ lớn và rất có uy tín, có đại diện tại Liên Hiệp Quốc, bao gồm gần 80 tổ chức hội viên từ gần 70 quốc gia trên thế giới, từ châu Mỹ đến châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Úc. Mục tiêu chính của Hiệp hội là nhằm tranh đấu chống lại mọi hình thức kiểm duyệt, xâm phạm bản quyền và áp bức văn nghệ sĩ, cổ súy và bảo vệ quyền tự do xuất bản, vốn được xem như nền tảng của quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin, những yếu tố được xem là căn bản trong quyền làm người.

Theo tờ báo Publisher Weekly của Mỹ, Chủ tịch Ủy ban Tự do Xuất bản của IPA, Bjorn Smith-Simonsenn, cho biết : “Dù trong những điều kiện khó khăn cùng cực, Nhà xuất bản Giấy Vụn cũng đã khởi xướng được một phong trào mới của những người tư duy độc lập, những văn sĩ, nghệ sĩ tự do không tuân thủ những quy định của Nhà Nước trong sáng tác.”

Về phần nhà thơ Bùi Chát thì tỏ ý hy vọng là giải thưởng này sẽ thúc đẩy phong trào xuất bản độc lập và xã hội dân sự ở Việt Nam. Ông nói : “Sách có quyền lực làm cho thế giới được tự do, tự do cho những người xuất bản sách, cho những người đọc sách và cho những người thảo luận về những gì mà sách mang lại cho họ.”

Hôm thứ Hai ngày 02/05/2011 hãng thông tấn Pháp cho biết nhà thơ Bùi Chát đã bị bắt hôm thứ Bảy 30/04/2011 khi ông về  đến Việt Nam sau khi đến Buenos Aires thủ đô Argentina (Á Căn Đình) để nhận giải thưởng của Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA). Tổ chức IPA có trụ sở chính ở Genève, yêu cầu thả tự do cho nh2 thơ Bùi Chat ngay lập tức và vô điều kiện. Ông Bjorn Smith-Simonsen, Chủ tịch ủy ban Tự do Xuất bản của IPA, nói rằng vụ bắt giữ nhà thơ Bùi Chát dường như có liên hệ trực tiếp với việc ông nhận giải thưởng có mục đích vinh danh những người bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do xuất bản.
Sau bốn ngay thẩm vấn, nhà thơ Bùi Chát được công an CSVN thả ra nhưng sẽ bị công an CSVN bắt lên thẩm vấn ngày sau.

Mặc dù thả ra như vậy, Bùi Chát vẫn bị theo dõi nghiêm ngặt….các cơ quan nhân quyền quốc tế và những người đấu tranh cho tự do dân chủ đang lo ngại cho nhà thơ Bùi Chát trong tầm “ngắm” của đảng CSVN.

Đây là tin tức của một nhà thơ, một người bạn của Bùi Chát cho tin:

– Số tiền thưởng 5000 CHF (Swiss Franc = 1.14 USD) không bị tịch thu.
– Được tiếp tục ở ngôi nhà đang thuê, chứ không phải bị đuổi.
Bằng Tưởng Lệ do Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế cấp bị tịch thu.
BC đã được tạm thả vào chiều tối ngày 2/5/2011, sau gần 47 tiếng tạm giữ, và vẫn phải tiếp tục lên đồn (công an) làm việc vào sáng hôm sau (3/5). Khi được thả, do quá mệt mỏi bởi chuyến bay 36 tiếng và thời gian làm việc 2 ngày, và cũng để chuẩn bị tinh thần cho buổi làm việc vào sáng ngày 3/5 nên đã tìm chỗ nghỉ ngơi, chưa kịp thông báo đến người thân và giới truyền thông, blog…
Nhân tiện đây, BC – Nhà Xuất Bản Giấy Vụn xin được gởi lời cám ơn chân thành đến tất cả các cơ quan hữu quan, cơ quan phi chính phủ, cơ quan truyền thông, báo giới, website, blog… và tất cả mọi người đã quan tâm ủng hộ, vận động cho BC và nxb Giấy Vụn trong thời gian qua.

3) Vợ blogger Điếu Cày kêu cứu với dư luận trong và ngoài nước

Blogger Điếu Cày biểu tình đòi chủ quyền Hoàng Trường Sa tại Sài Gòn 2007

Bà Dương Thị Tân, vợ của blogger Điếu Cày, vừa công bố một bức thư đề ngày 20/04/2011 kêu cứu với dư luận trong và ngoài nước về tình trạng “không rõ sống chết” của chồng bà. Trong thư, bà cho biết là chồng bà đã bị tạm giam từ 6 tháng nay, trong đó có 2 tháng tạm giam trái pháp luật ( vì không có lệnh tạm giam).

Ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, trên nguyên tắc phải được trả tự do từ ngày 19/10 năm ngoái, sau khi thọ án tù 30 tháng, với tội danh gọi là “trốn thuế”. Thế nhưng, đến ngày 20/10, blogger Điếu Cày lại bị tiếp tục giam giữ với lý do “tuyên truyền chống Nhà nước”, phạm vào điều 88 bộ Luật Hình sự. Bản thân bà Dương Thị Tân cũng bị câu lưu ngày hôm đó. Công an còn khám xét nhà, thu giữ một số đồ đạc, thiết bị.

Trong thư, bà Dương Thị Tân cho biết là ông Nguyễn Văn Hải đã bị tạm giam từ 6 tháng nay, trong đó có hai tháng tạm giam trái pháp luật (vì không có lệnh tạm giam ), nhưng gia đình bà cho tới nay vẫn không được thăm nuôi, hay được biết bất cứ thông tin nào về ông, thậm chí đã 13 lần đến cơ quan An ninh điều tra để gởi quà thăm nuôi nhưng đều bị trả về mà không có một lời giải thích nào. Cho nên, bà Dương Thị Tân rất lo ngại cho tình trạng của chồng mà hiện không biết sống chết ra sao.

Vấn đề tại saqo bloger Điếu Cày không được thăm nuôi và chẳng biết tin tức gì cả…có lẻ là giết người bịt miệng hoặc bị thủ tiêu?!

4) Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi

"tự diễn biến" Vi Đức Hồi

Ngày 26/01/2011, ông Vi Đức Hồi, nguyên đảng viên Đảng Cộng sản đã “tự diễn biến”, bị toà án Việt Cộng bị kết án 8 năm tù trong phiên xử sơ thẩm vào tháng Giêng vừa qua với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”,  chiếu theo điều 88 Bộ Luật hình sự Việt Nam.

Năm 2009, Human Rights Watch đã từng trao tặng ông Vi Đức Hồi giải  Hellman/Hammett dành cho những cây bút bị đàn áp trên thế giới.

Hôm qua 22/04/2011, tổ chức bảo vệ nhân quyền tại Mỹ Human Rights Watch đã ra thông cáo kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Vi Đức Hồi. Trong bản thông cáo, ông Phil Robertson, phó giám đốc đặc trách châu Á của tổ chức này, tuyên bố : “Việc ông Vi Đức Hồi hiện đang bị cầm tù chỉ vì công khai bày tỏ quan điểm của mình về nhân quyền và dân chủ thật là quá đáng. Chính quyền Việt Nam đã xem thường nền pháp trị khi bỏ tù các cựu cán bộ và đảng viên chỉ vì họ đã lên tiếng phê bình trên tinh thần xây dựng.”

Tổ chức Human Rights Watch còn cho rằng, phán quyết của tòa án trong phiên xử ông Vi Đức Hồi vào tháng Giêng năm 2011 bắt ông phải nộp 56 triệu đồng Việt Nam (tương đương 2.800 đô la Mỹ), mà tòa tuyên bố ông đã “nhận trái phép” từ các tổ chức và các nhà hoạt động nhân quyền từ nước ngoài là “không có cơ sở pháp lý”. Số tiền trên bao gồm giải thưởng Hellman/Hammett 2009, một giải thưởng hàng năm mà Human Rights Watch trao cho các văn sĩ bị trù dập trên toàn thế giới. Điều đáng nói là trong điều 88 của bộ Luật hình sự Việt Nam không hề có quy định về phạt tiền.

Bản thông cáo nhắc lại ông Vi Đức Hồi là một cây bút và blogger từ tỉnh Lạng Sơn. Các bài viết của ông về dân chủ, đa nguyên và nhân quyền, cùng với cuối hồi ký “Đối mặt : Đường đi đến với phong trào dân chủ”, đã được lưu truyền rộng rãi trên mạng Internet.

Trước sự can thiệp của các tổ chức nhân nquyền quốc tế, ngày 26/04/2011 toà án CSVN xử phiên toà Kanguru cao hơn đã giảm án cho Vi Đức Hồi còn 5 năm tù và ba năm quản chế tại gia.

Ông Vi Đức Hồi bị đảng CSVN đem ra đấu tố nhiều phen ở địa phương, và vợ ông cũng bị mất đảng tịch của đảng CSVN vì theo chồng mà “tự diễn biến”.

5) Thêm một blogger bị câu lưu ở Việt Nam

Theo Thanh Phương (RFI)

Blogger Thiên Sầu - Ngô Thanh Tú

Sáng nay, theo nguồn tin từ gia đình, anh Ngô Thanh Tú, tức blogger Thiên Sầu, vừa được trả tự do sau 6 ngày bị tạm giam ở Sài Gòn. Anh đã bị bắt giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 25/4 khi chuẩn bị lấy máy bay đi Thái Lan du lịch. Hiện nay chưa ai biết rõ lý do vì sao công an đã tạm giữ blogger Thiên Sầu suốt mấy ngày như vậy.

Theo lời em trai của blogger Thiên Sầu, anh Ngô Thanh Hận Trường, sau mấy ngày bị tạm giam, blogger này đã gầy đi rất nhiều, mặt mày hốc hác. Trong thời gian bị tạm giam, công an chủ yếu đã tra hỏi blogger Thiên Sầu về mối liên hệ với nhà thơ Bùi Chát, người vừa được trao giải thưởng tự do xuất bản của Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế vào đầu tuần này tại Buenos Aires.

Có tin nói rằng blogger Thiên Sầu là thành viên của Câu lạc bộ nhà báo tự do ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ nhiều tháng qua, anh đã không còn viết blog, bởi vì như anh đã viết trên trang blog Thiên Sầu vào cuối năm ngoái : “Dạo này, ngoài việc đi chơi và chụp hình, mình chỉ còn cái thú là đọc sách, báo. Chẳng muốn viết gì cho dù chỉ là viết trên facebook, trên blog cho bạn bè đọc và bình luận. Việc viết lách ở Việt Nam dường như là một việc nguy hiểm. Với mình, độ nguy hiểm có khi được xếp ngang bằng với các công nhân mỏ. » Anh nêu lên trường hợp của nhiều blogger đang bị giam hoặc đã bị câu lưu như Điếu Cày, Mẹ Nấm, Người Buôn Gió, Anhbasg, Cô Gái Đồ Long. Tuy nhiên, blogger Thiên Sầuvẫn khẳng định : “Một xã hội muốn phát triển, trở nên văn minh thì xã hội đó đòi hỏi phải cho công dân được tự do tư tưởng, tự do ngôn luận.”

Trước đây, khi còn là sinh viên, blogger Thiên Sầu cũng đã từng tham gia các cuộc biểu tình chống chính sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt