Cả nước Việt Nam không mượn nợ USD của quốc tế được nữa rồi!

Khi vận hành một doanh ngiệp và gặp khó khăn tài chính, nếu nhà băng nhận thấy doanh nghiệp có đủ khả năng để vực dậy sau khi qua khỏi khó khăn thì nhà băng sẽ cho mượn “nhỏ giọt”. Khi nhà băng thấy doanh nghiệp càng đổ tiền vào càng lụn bại vì đã lụn bại quá sâu, rất nhiều trở ngại như tài khoản vật tư khép lại, nhân công trả lương thiếu thốn, nhân công làm việc bửa đực bửa cái vì chán nản, đó là lúc ngân hàng ngưng, không cho mượn nữa và doanh nghiệp nhanh chóng đi vào phá sản thôi, chúng ta thấy rõ Vinashin rồi, cho dầu bọn bất tài này cố gắng thoa son trét phấn bao nhiêu, Vinashin là phá sản rồi.
Bây giờ là đến phiên đất nước Việt Nam và những tập đoàn và tổng công ty còn lại. Nợ tổng cộng là gần 100 tỉ USD.

Sau ngày 24.12.2010, khi Vinashin không có khả năng trả 60 triệu trả nợ là lúc đó tất cả nước Việt Nam dừng mượn tiền ngoại quốc, đơn giản vì sẽ bị từ chối chứ không phải vì “điều kiện tài chính khó khăn như bài báo bưng bít này: “Cùng cảnh ngộ phải lùi kế hoạch phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế còn có Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EViệt Nam). Để đảm bảo nguồn vốn cho các dự án điện, trong năm 2011, EViệt Nam có kế hoạch phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu trong nước và 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế. Năm ngoái, EViệt Nam cũng lên kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế 1 tỷ USD để lo vốn cho các dự án điện nhưng phương án này đã hoãn lại do thị trường không thuận lợi.
Cùng với các “ông lớn” nhà nước, các tập đoàn tư nhân cũng ráo riết tìm cách phát hành trái phiếu quốc tế khi chật vật trong việc tìm kiếm nguồn vốn trong nước. Cuối năm vừa qua, đại hội cổ đông bất thường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã thông qua nghị quyết huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu quốc tế trị giá 200 triệu USD với thời hạn tối đa 5 năm”.

Ngoài ra, còn có PetroViệt Nam xin bán 1 tỉ USD trái phiếu (một hình thức của mượn tiền) cho Dung Quốc cũng bị từ chối. Tập đoàn Than Khoáng sản xin bán trái phiếu là 500 triệu USD.

Tình cảnh của Vinashin trước đó, từ đầu năm 2010 đến tháng 07/2010 đã diễn ra như thế này…

Đầu tiên những nhà thầu phụ gồm thương phế binh kéo đến Văn phòng của Công ty mẹ đòi tiền nhưng Vinashin không có tiền trả. Rồi Hải quan TP Sài Gòn giữ những vật tư nhập từ ngoại quốc về vì Vinashin còn thiếu tiền Hải Quan, rồi công ty chế tạo máy tàu ở Hàn Quốc mặc dầu đã làm xong máy tàu 100,000 tấn mà Vinashin đóng cho PetroViệt Nam nhưng không giao hàng cho đến khi nào Vinashin trả nợ 10 triệu USD còn thiếu.

Rồi cảng của Trung Cộng cũng giữ 1 tàu viễn Dương của Vinashin cho đến khi Vinashin trả Wharf Chages (tiền phí cầu cảng) thì họ mới trả tàu.

Cao điểm đến lúc 01.07.2010, Vinashin tuyên bố không có khả năng trả nợ nên bọn bất tài chia 5 xẻ 7, nợ của Vinashin cho Vinalines và PetroViệt Nam, nhưng ai đã từng kinh doanh đều biết là những món nợ 120 ngàn tỉ Việt Nam của Vinashin này không biến mất, nó chỉ chuyển qua Việt NamPetro và Vinalines để Ba Dũng đừng bị tai tiếng. Ai cũng biết điều này mà không ai dám lên tiếng cả.

Hôm nay những hiện tượng này diễn ra với mức độ nguy hại của tổ quốc Việt Nam. Trước Tết là PetroViệt Nam than phiền không có USD để nhập xăng dầu, bọn bất tài và láo khoét lên 700 tờ báo tung tin ầm lên là “Chánh phủ có đầy đủ USD để nhập khẩu xăng dầu”…Khi người dân bắt đầu dắt bộ xe gắn máy mới biết mấy thằng bất tài này nói láo không gượng miệng.

Bọn bất tài vắt óc tìm kế hoạch để cướp tiền USD và vàng của người dân, kế hoạch này thất bại, tôi sẽ có bài viết sau về chợ đen USD.

Phá giá Đồng Viet Nam9.3%, tiền bạc kiệt quệ nên bắt đầu tăng giá điện 15.24%, tăng xăng 2.900 Đồng Việt Nam rồi con bão giá leo thang đem đến: thịt heo 95 ngàn/kg, cá diêu hồng 60 ngàn/kg, gạo 25 ngàn/kg v.v…

Bọn bất tài này có mắt như mù, vậy mà dám tuyên bố sẽ giữ lạm phát toàn năm là 7%. Ai cũng biết trong 2 tháng đầu, lạm phát đã là 3.9% year on year, đó là trước khi đồng Việt Nam phá giá.

Vậy thì chắc bọn bất tài này nghĩ trong 10 tháng còn lại, CPI sẽ tăng 3% để có lạm phát 7%…Rõ là một lũ bất tài, hay một lũ lừa đảo, hay cả hai, vừa bất tài vừa lừa đảo.

Phát hành trái phiếu quốc tế: “Tháo gỡ rào cản”

Thứ hai, 07/03/2011, 09:57 (GMT+7)

Nhận thấy năm 2011 sẽ gặp nhiều khó khăn về vốn nên từ cuối năm 2010, các doanh nghiệp lớn ở nước ta đã lên kế hoạch thu hút nguồn vốn từ nước ngoài. Tuy nhiên, hành trình tìm vốn rất gian nan!!!

“Đại gia” thiếu vốn

Xác định năm 2011 cần khoảng 5-6 tỷ USD để đầu tư phát triển nên từ năm 2009 Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PViệt Nam) đã lên kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế trị giá khoảng 1 tỷ USD. Mặc dù đã có quá trình chuẩn bị gần 2 năm nhưng do bức tranh tài chính toàn cầu ảm đạm nên kế hoạch này phải “án binh bất động”. Đến giờ, kế hoạch cũng chưa biết có thể triển khai được trong năm nay hay không. Thực tế này đã tạo ra áp lực rất lớn lên nguồn vốn phát triển của PViệt Nam bởi PViệt Nam chỉ tự thu xếp được 30% nguồn vốn. Trong khi đó, trong năm 2011, PViệt Nam sẽ phải tiếp tục khởi công một loạt dự án nhiệt điện quan trọng như Long Phú 1, Sông Hậu 1, Thái Bình 2, Quảng Trạch 1, và Lọc dầu Nghi Sơn; đồng thời, PViệt Nam còn mở rộng đầu tư ở Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nhiều doanh nghiệp cần vốn để mở rộng quy mô sản xuất.

Cùng cảnh ngộ phải lùi kế hoạch phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế còn có Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EViệt Nam). Để đảm bảo nguồn vốn cho các dự án điện, trong năm 2011, EViệt Nam có kế hoạch phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu trong nước và 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế. Năm ngoái, EViệt Nam cũng lên kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế 1 tỷ USD để lo vốn cho các dự án điện nhưng phương án này đã hoãn lại do thị trường không thuận lợi…
Cùng với các “ông lớn” nhà nước, các tập đoàn tư nhân cũng ráo riết tìm cách phát hành trái phiếu quốc tế khi chật vật trong việc tìm kiếm nguồn vốn trong nước. Cuối năm vừa qua, đại hội cổ đông bất thường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã thông qua nghị quyết huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu quốc tế trị giá 200 triệu USD với thời hạn tối đa 5 năm. Theo đề án này, trái phiếu của HAGL sẽ được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Singapore, lãi suất cố định căn cứ vào hệ số tín nhiệm của HAGL và HAGL có quyền mua lại trái phiếu sau 3 năm phát hành. Số vốn thu được từ kế hoạch trên sẽ được HAGL dùng để đầu tư, chăm sóc và trồng mới 51.000ha cao su ở Việt Nam, Lào, Campuchia; xây dựng các nhà máy thủy điện…

Còn nhiều “rào cản”

Việc phát hành trái phiếu quốc tế của các doanh nghiệp lớn gặp trục trặc không chỉ do bản thân doanh nghiệp chưa tạo được niềm tin mà còn do nền kinh tế Việt Nam cũng chưa thật sự vững vàng trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Thời điểm cuối năm 2010, khi các doanh nghiệp lớn dự kiến phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, cũng là lúc “con tàu” Vinashin gặp nạn nên tác động “vạ lây” đến các doanh nghiệp khác. Các nhà đầu tư quốc tế săm soi kỹ hơn “sức khỏe” của các doanh nghiệp Việt Nam. Dù là tập đoàn kinh tế lớn nhất Việt Nam nhưng PViệt Nam cũng không tự quyết được toàn bộ đồng tiền vào/ra PViệt Nam, một phần vốn đầu tư của PViệt Nam do ngân sách điều tiết từ doanh số bán dầu mỏ. Còn các dự án của EViệt Nam cũng chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư khi giá bán điện còn thấp so với kỳ vọng. Ngành than đá và khoáng sản cũng không sáng sủa lắm khi tỷ lệ than xấu còn không ít, than lại đang bị hạn chế xuất khẩu; giá một số khoáng sản cũng đang tuột dốc…
Theo Tiến Sĩ Thân Thị Thu Thủy, Chủ nhiệm Bộ môn Chứng khoán (Trường ĐH Kinh tế TP Sài Gòn), phát hành trái phiếu quốc tế là xu hướng cần thiết và tích cực trong hoàn cảnh các nguồn vốn khác ngày càng nan giải. Do vậy, Chính phủ nên khuyến khích doanh nghiệp tự phát hành chứ không nên đứng ra bảo lãnh. Chính phủ phải làm “bà đỡ” đối với doanh nghiệp, nghĩa là Chính phủ nên tìm giúp doanh nghiệp nhà tư vấn, bảo lãnh nước ngoài. Lý giải về tình trạng khó phát hành trái phiếu quốc tế, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) Nguyễn Văn Dũng cho rằng, đó là do hệ số tín nhiệm doanh nghiệp lẫn hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam chưa cao. Do đó, dù trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam thường có lãi suất khá cao (7%-8%/năm) so với trái phiếu của một số nước khác, mức chênh lệch 1%-2%, nhưng cũng chưa hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế.
Theo TS Thân Thị Thu Thủy, doanh nghiệp Việt Nam muốn nâng cao hệ số tín nhiệm trước hết phải thay đổi phong cách quản trị doanh nghiệp và báo cáo tài chính theo những chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sacombank Nguyễn Thanh Hùng cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị tất cả các điều kiện phát hành và chờ đến khi thị trường thuận lợi sẽ chớp lấy thời cơ. Phải xác định được nhà đầu tư vào trái phiếu là ai để công bố công khai kế hoạch phát hành, mục đích huy động vốn, tình hình hoạt động… một cách minh bạch. Đây là điều kiện tối cần thiết để đẩy nhanh tiến trình thâm nhập thị trường vốn quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó mở đường cho phát hành và niêm yết cổ phiếu quốc tế.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt