Bóng ma thế chiến thứ ba: Một lời dọa dẫm thực sự hay biểu hiện của sự yếu kém của Nga?

Bộ Trưởng Noại Giao Nga: Serguei Lavrov (đệ tử trung thành của Putin)

Thứ Hai, 25/04/2022, ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, trên đài truyền hình Nga cảnh cáo phương Tây chớ xem nhẹ rủi ro thế chiến thứ ba khi cho rằng “mối nguy này là nghiêm trọng, hiện hữu”.  Phải chăng đây là lời đe dọa thật sự từ Nga?  

Đó cũng là lúc hai lãnh đạo cao cấp của Mỹ là ngoại trưởng Antony Blinken và bộ trưởng Quốc Phòng Austin Lloyd đến thăm và tăng cường ủng hộ Ukraine tại thủ đô Kiev. Và nhất là, ngày 9/5, một ngày quan trọng, mừng kỷ niệm ngày Nga đánh bại quân phát xít Đức, đang đến gần, và hơn bao giờ hết, Putin cần một chiến thắng để biện minh cho “chiến dịch quân sự đặc biệt” của ông.  

Lời cảnh cáo trên còn là một thông điệp chính trị. Nhưng nhắm đến ai? Đương nhiên, Hoa Kỳ là đích nhắm đầu tiên hết. Sau chuyến thăm của hai lãnh đạo ngoại giao và quốc phòng Mỹ, Moscow muốn nhắn nhủ Washington rằng “hãy cẩn thận, chớ đi quá xa trong các phát ngôn nếu quý vị không muốn chúng tôi phản ứng một cách nghiêm khắc và triệt để !”, theo như phân tích của ông Chauvancy.  

Thông điệp thực sự của Moscow

Nhưng theo nhà nghiên cứu Florent Parmentier, Mỹ không phải là đối tượng duy nhất bị nhắm đến. Moscow còn muốn gởi đến những nước như “Đức, vốn có một truyền thống hiếu hòa mạnh mẽ”, đúng vào lúc Hoa Kỳ triệu tập một cuộc họp quy tụ đến hơn 40 quốc gia tại Đức để bàn về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Theo ông Parmentier, lời dọa dẫm này có thể được xem như là một “nguồn tiếp sức cho những nước nào không mong muốn có một sự hậu thuẫn mạnh mẽ đối với Ukraine”.  

Và đích ngắm cuối cùng có thể là dành cho nội bộ nước Nga. Một lời cảnh cáo dành cho những ai muốn ngưng chiến tại Ukraine: Quý vị chỉ có một đường, hoặc là đi theo chúng tôi, hoặc là chống lại chúng tôi!  

Vậy nguy cơ thế chiến thứ ba là có thật hay không? Và đó có thể sẽ là chiến tranh hạt nhân? Cho đến lúc này, đúng là chỉ có hai bên can dự trực tiếp trong cuộc chiến, đó là Nga và Ukraine.

Bên thứ nhất thì phải hứng lấy những đòn trừng phạt nặng nề nhất do hành động gây hấn. Nước thứ hai, lại nhận được một sự ủng hộ mạnh mẽ từ một số nước phương Tây, vốn đã cung cấp một sự trợ giúp quân sự đáng kể lên đến gần 4 tỷ đô la. Nhưng dù vậy, với tướng François Chauvancy, hiện cả hai phe, “đều không có khả năng tiến hành một thế chiến thứ ba”.  

Nguy cơ vũ khí hạt nhân và Thế Chiến THứ Ba!

Trước thế mạnh vũ khí hiện đại mà Ukraine có được nhờ vào sự hậu thuẫn của Mỹ và các nước đồng minh, cũng như là khả năng chiến đấu kiên cường của binh sĩ Ukraine, và nhất là khả năng Kiev có thể tái chiếm những vùng lãnh thổ đã bị mất, “khi các lực lượng quy ước đã đi đến cùng, Nga rất có thể thử dùng vũ khí chiến thuật hạt nhân để cố gắng chiếm giữ một vùng lãnh thổ quan trọng cho tham vọng của Nga”, theo như lưu ý của ông Martin Motte, trường Normale Supérieure (Sư phạm) với Le Figaro.   

Tuy nhiên, về điểm này, đối với Pierre Servent, chuyên gia về quốc phòng và chiến lược, khi trả lời đài France Inter, đây lại là những dấu hiệu của một sự yếu kém. Bởi vì, theo quan sát của nhà nghiên cứu này, trong suốt hơn 60 ngày chiến tranh trôi qua, “sau mỗi lần bị một vố đau, ông Putin thường xuyên cho tiến hành một vụ thử hạt nhân, hay tên lửa đạn đạo, hay có những tuyên bố về thế chiến thứ ba”.  

Dù thật hay không, Mỹ và các nước đồng minh cũng phải nghĩ đến “điều không thể”. Giả như lời cảnh cáo của Nga là hiện thực, đâu là cách đáp trả? Trong trường hợp đó, Mỹ buộc phải đảm nhiệm việc đáp trả, và nếu như vậy, “thế giới đúng là có nguy cơ bước vào thế chiến thứ ba!”   

Theo RFI

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt