Bộ Tư Pháp Mỹ kiện Facebook phân biệt đối xử với người Mỹ
Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) hôm 3/12 đã đệ đơn kiện Công ty Facebook của Mark Zuckerberg có hành vi phân biệt đối xử với hàng nghìn sinh viên Mỹ.
Tờ Breitbart đưa tin, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) hôm 3/12 đã đệ đơn kiện Công ty Facebook của CEO Mark Zuckerberg có hành vi phân biệt đối xử với hàng nghìn sinh viên Mỹ sau khi cố gắng tuyển dụng lao động nước ngoài thông qua quy trình cấp thẻ xanh liên bang.
“Đơn kiện của Bộ Tư pháp cáo buộc Facebook cố tình vi phạm pháp luật trên bình diện rộng khi dành vị trí làm việc cho những người có thị thực tạm thời thay vì cân nhắc những người lao động Mỹ có trình độ”, Phụ tá Bộ trưởng Tư pháp Eric Dreiband thuộc Bộ phận Dân quyền của DOJ cho biết trong một tuyên bố.
DOJ nói thêm:
Các vị trí của Facebook bị cáo buộc là phân biệt đối xử đối với người lao động Mỹ khi đưa ra mức lương trung bình khoảng 156,000 USD. Theo đơn kiện và dựa trên cuộc điều tra kéo dài gần hai năm của bộ, Facebook đã cố tình tạo ra một hệ thống tuyển dụng, trong đó công ty này từ chối những người lao động Mỹ đủ tiêu chuẩn có cơ hội tìm hiểu và xin việc công bằng mà thay vào đó đã tìm cách chấp thuận những người có thị thực tạm thời mà Facebook muốn tài trợ cho thẻ xanh.
…
Trong cuộc điều tra của mình, bộ đã xác định rằng các phương pháp tuyển dụng không hiệu quả của Facebook đã khiến người lao động Mỹ không thể nộp đơn vào các vị trí tuyển dụng. Bộ Tư Pháp kết luận rằng, trong khoảng thời gian có liên quan, Facebook không nhận một công dân Mỹ nào nộp đơn cho 99.7% các vị trí tuyển dụng của công ty, trong khi các vị trí tương đương tại Facebook được quảng cáo trên trang web nghề nghiệp của mình trong một khoảng thời gian tương tự thường thu hút 100 hoặc nhiều người hơn. Theo đơn kiện, những người lao động Mỹ này đã bị từ chối cơ hội được xem xét cho các công việc được tuyển dụng, mà Facebook lại tìm cách tiếp cận những người có thị thực tạm thời.
Một báo cáo tháng 11 của Tổng Thanh Tra Bộ Lao Động Hoa Kỳ (IG) cho biết, tiến trình pháp lý được các công ty sử dụng để lấy thẻ xanh và giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài của họ “rất dễ bị lừa đảo”.
“Thị thực H-1B [chương trình công nhân] không có yêu cầu người sử dụng lao động phải chứng minh lần đầu tiên họ đã thử thuê công nhân Mỹ”, một tweet ngày 3/12 của US Tech worker, một nhóm vận động chống lại chương trình công nhân thị thực, cho biết. “Nhưng những người trong diện Thẻ xanh dựa trên việc làm… [vì vậy] các công ty như Facebook cần phải tìm cách từ chối người Mỹ để công nhân nước ngoài [H-1B] của họ có thể nhận được Thẻ xanh”.
Ví dụ, vào tháng 6, Breitbart News đưa tin :
Facebook có chính sách ưu tiên người lao động H-1B hơn người Mỹ và khuyến khích các nhà managers của Facebook tuyển dụng ưu tiên người làm việc có visa từ nước Tàu hoặc Nam Hàn hơn những người làm có visa khác, theo một tài liệu bị lộ do Project Veritas công bố.
“Khi tuyển dụng nhân sự, điều quan trọng là phải ưu tiên công nhân visa H-1B, và điều này sẽ kích thích quá trình đa dạng hóa nơi làm việc”, tháng 3/2020 các tài liệu có tựa đề “Sáng kiến Đa dạng” cho biết .
Dữ liệu liên bang cho thấy công ty bao gồm rất đông người lao động H-1B, bao gồm nhiều công nhân Ấn Độ H-1B. Bản ghi nhớ nói rằng “ưu tiên có thể được dành cho những người nộp đơn H-1B từ Tàu và Nam Hàn để thúc đẩy các cộng đồng lớn hơn gồm những người lao động đa dạng tại Facebook”.
Tài liệu cũng nói rằng các ứng viên nước ngoài có thể được ưu đãi hơn các sinh viên tốt nghiệp người Mỹ. “Mặc dù ‘không bắt buộc’ , nhưng chúng tôi nhận ra rằng ưu tiên của những người thuộc diện H-1B nộp đơn so với những người Mỹ nộp đơn là vì lợi ích lớn hơn của công ty”, tài liệu viết.
Sự thiên vị của công ty đối với lao động nước ngoài đã khiến hàng triệu sinh viên người Mỹ tốt nghiệp đứng ngoài cuộc và từ chối họ cho những vị trí công việc tốt trong các công ty nằm trong danh sách Fortune 500.
Việc thuê công nhân theo hợp đồng nước ngoài cũng đã khiến hàng triệu chuyên viên kỹ thuật Mỹ bị thay thế và buộc nhiều người phải nghỉ hưu hoặc làm nghề khác, bao gồm bất động sản và báo chí. Đặc biệt, lực lượng lao động do CEO Ấn Độ nhập khẩu gồm công nhân, quản lý và nhà thầu phụ cũng đã nhập khẩu văn hóa làm việc, thang lương và tập quán lao động của Ấn Độ vào thị trường lao động cổ trắng của Mỹ.
Việc giảm lương xảy ra khi các công ty đã tạo ra một lực lượng lao động hạng ba khổng lồ và bị phụ thuộc, khoảng 600,000 người nước ngoài phải tiếp tục làm việc cho các công ty đã tài trợ cho họ để có thẻ xanh. Fed data shows that Congress allows CEOs to pack 600,000 visa-workers into a ‘backlog’ where they work & wait years for green cards. CEOs love the volunteer, no-rights, 2nd class foreign workforce b/c it helps sideline, demote & defund US graduates. #H1Bhttps://t.co/x3mxj1USTR
— Neil Munro (@NeilMunroDC) December 3, 2020
Theo tin Breitbart