Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu quan trọng tại Diễn Đàn Đối Thoại Shangri-La ở Singapore hôm thứ Bảy (30/05/2015)

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
(chuyển ngữ)

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ashton Carter phát biểu tại Diển Đàn Đối Thoại an ninh Shangli-La, Singapore ngày 30-05-2015

Dưới đây là toàn bộ bài phát biểu quan trọng về chiến lược “tái cân bằng” của Hoa Kỳ ở Châu Á Thái Bình Dương. Bài này tạo dư luận và nhiều bình luận trong hai ngày qua. Đối với Việt Nam, nó có tác dụng sâu rộng cần tìm hiểu về sách lược của Hoa Kỳ đối với Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt trong tình hình Trung Cộng xây đảo nhân tạo với ý đồ đặt căn cứ quân sự đe dọa an ninh Biển Đông. Thái độ và hành động của Hoa Kỳ đối với sự việc quan trọng hiện nay tại biển Đông như thế nào? Một câu hỏi lớn! toàn bộ bài nói chuyện của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoà Kỳ, Ashton Carter tại Diễn Đàn Đối Thoại An Ninh Shangri-La, Singapore ngày 30/05/2015 sẽ trả lời câu hỏi trên. Bài được chuyển ngữ sang tiếng Việt dưới đây:

Toàn văn nói chuyện của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa kỳ Ashton Carter: (*) 

Vâng, cám ơn John, cám ơn lời giới thiệu tốt đẹp. Cám ơn sự bảo trợ diễn đàn đặc biệt này. Qua lịch sử, IISS (International Institute for Strategic Studies) đã tổ chức những cuộc đối thoại giá trị, tạo ra những thành quả trí tuệ quan trọng. Và thông qua những thành quả đó, quý vị đã làm cho thế giới an ninh hơn. Đại diện cho quốc gia Hoa Kỳ, tôi xin cám ơn những giá trị cao quý đó.

Một trong những lý do tôi thích thú trong buổi Đối Thoại này vì đây là lần đầu tiên tôi hiện diện, như John đã giới thiệu. Năm 2002 tôi đã có cơ hội viếng thăm nhiều bạn bè tốt… của nước Mỹ trong vùng này. Chuyến đi của tôi đến Đông Nam Á lần này, tôi đã hiện diện trong buổi Lễ Bàn Giao Tư Lệnh Thái Bình Dương tại Hawaii và tại đó tôi gặp Bộ Trưởng Quốc Phòng Philippines Gazmin. Khi tôi đến Singapore, đêm hôm qua [29/05/2015] tôi có cơ hội viếng thăm Thủ Tướng Lý Hiển Long, người có đức tính cởi mở và nhận xét sắc bén, và với Bộ Trưởng Ng [?] nói về những thử thách trong vùng và bàn sâu về quan hệ quốc phòng.

Chắc chắn, tôi sẽ gặp nhiều người bạn và đồng viện nơi đây, và sẽ gặp gỡ nhiều người sau Diễn Đàn này. Từ Singapore, tôi sẽ công du đến Việt Nam thăm Hải Phòng rồi Hà Nội, ở đó Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam [Việt Cộng] tướng Thanh và tôi sẽ ký một bản Tuyên Bố Tầm Nhìn Chung cam kết làm như vậy. Và rồi tôi sẽ bay đến  Ấn Độ viếng thăm căn cứ Hải Quân Ấn Estern Naval Command tại Visag, gặp Bộ Trưởng Quốc Phòng Ấn Độ tại thủ đô New Delhi để ký hiệp ước Khuôn Khổ Quốc Phòng Mỹ-Ấn nó sẽ hướng dẫn sự cộng tác giữa hai quân đội trong thập niên tới.

Mỗi nơi tôi sẽ viếng thăm, như trước đây tôi đã viếng thăm Nhật Bản và Nam Hàn tháng Tư vừa rồi, là để nhắc nhở những nhu cầu trong khu vực là sự gắn bó liên tục của Hoa Kỳ rất quan trọng cho nền an ninh khu vực giúp cho các nước Châu Á-Thái Bình Dương phát triển và thịnh vượng.

Và đó là chủ đề nói chuyện của tôi ngày hôm nay: Hoa Kỳ muốn chia xẻ một cấu trúc khu vực  đủ mạnh, đủ khả năng, và đủ kết nối bền vững để bảo đảm các dân tộc Châu Á-Thái Bình Dương và các quốc gia trong vùng có cơ hội thăng tiến và tiếp tục thăng tiến trong tương lai. Hoa Kỳ mong muốn một tương lai trong đó một ngư dân Indonesia, một giám đốc năng lượng từ Malaysia, một doanh nhân đến từ Singapore, một chủ doanh nghiệp nhỏ ở California và một nữ doanh nhân Trung Quốc v.v.. có sự an toàn và cơ hội để phát triển và thịnh đạt. Và Hoa Kỳ muốn bảo vệ quyền lợi của tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, để giành chiến thắng … phát triển, thịnh vượng và tự quyết định vận mệnh của mình.

Để có tương lai đó, một kiến trúc an ninh của Châu Á-Thái Bình Dương phải hòa nhập, nó phải được rộng mở, và phải minh bạch. Nó phải tôn trọng luật pháp, không phải dùng sức mạnh. Nó không thể né tránh những vấn đề khó khăn…. nó phải có diễn đàn để thẳng thắn thảo luận những thách thức đối diện, như vậy chúng ta có thể tìm cách giải quyết chung. Nó phải được hành động có định hướng để giúp chúng ta giải quyết những thách thức hiện nay và ngăn chận những khủng hoảng sau này. Và nó phải là những phần thưởng cho sự hợp tác, tránh sự cô lập.

Đó là những ý tưởng táo bạo, nhưng chúng ta gặp nhau hôm nay tại một đất nước mà ở đó đã chứng minh sự quyết tâm, kiên trì, và bền bỉ để có thể làm những gì thành công, cảm nghĩ rằng chúng ta làm với tấm lòng nặng trĩu đau buồn! Lý Quang Diệu đã có lần phát biểu “Những ai nghĩ rằng ông ta là một chính khách thi cần gặp thầy thuốc chữa bệnh tâm thần” nhưng thế giới đã mất một người bạn tuyệt vời và thực sự là một chính khách hàng đầu đã vĩnh viễn ra đi trong đầu năm nay. Lý Quang Diệu có một nghị lực quản trị đất nước bền bỉ, có lẽ không nơi nào hơn trong phòng này.

Tại đây, quý ông và quý bà có thiện chí cùng nhau đến để suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh về tương lai của khu vực. Chúng ta nợ ngài Lý Quang Diệu, người được mô tả là nhà lãnh đạo kiệt xuất đã tuyên bố rằng “khi tôi sắp xếp làm một việc gì, tôi sẽ theo đuổi cho đến khi thành công” và chúng ta đang nợ câu nói đó đối với mọi công dân, tổ chức, chính phủ và cơ sở thương mại, chúng ta phải làm việc với nhau cho đến khi chúng ta thành công… đến khi các quốc gia có thể phát triển…và mọi người đều chiến thắng. Đó là tương lai chúng ta cần và tiếp tục đeo đuổi.

Chúng ta đã thành công trước đây. Suốt 70 năm qua, Châu Á-Thái Bình Dương đã phát triển và thịnh vượng trên nhiều mặt…. sự mầu nhiệm này kéo theo mầu nhiệm khác hiện ra: đầu tiên Nhật Bản, đến Đài Loan, Nam Hàn, Đông Nam Á, Singapore trổi dậy và thịnh vượng hàng đầu, và bây giờ Trung Quốc và Ấn Độ phát triển và giàu có.

Nhưng toàn khu vực thì chưa được như vậy. Ngày nay, 60% dân số thế giới đang sinh sống ở Chấu Á-Thái Bình Dương. Nó là điểm tựa của nền kinh tế toàn cầu, một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Ở đó duy trì liên tục sự lớn mạnh nhằm hỗ trợ sự tăng trưởng cho nền giao thương trong khu vực và toàn thế giới, đã đưa hàng triệu người nghèo khó thành tầng lớp trung lưu. Mặc dù vậy, vẫn còn khoảng trống để cải thiện, dân chủ và tự do đang lan rộng trong khu vực.

Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng đang trong tình trạng tốt. Sau một cuộc kinh tế khủng hoảng tệ nhất từ cuộc Đại Khủng Hoảng Kinh Tế [1929], kinh tế Hoa Kỳ đang tăng trưởng cả hai lãnh vực: việc làm và Tổng Sản Lượng quốc gia (GDP). Sự tăng trưởng sẽ tiếp tục vì Hoa Kỳ là một nước có nền thương mại năng động và sáng tạo, cam kết mạnh mẽ với các quy định của luật pháp, các trường đại học đẳng cấp thế giới, cuộc cách mạng năng lượng trong nước hiện đang được tiến hành. Và quân đội Mỹ, từ lâu là các lực lượng chiến đấu tốt nhất thế giới từng được biết đến, đã được tân trang sẵn sàng duy trì lợi thế chiến đấu và khả năng vô song chưa từng có của nó.

Cái được gọi là tái cân bằng (rebalance) của Hoa Kỳ là luôn luôn duy trì sự tiến bộ xảy ra trên toàn khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và giúp cho khu vực này tiếp tục thực hiện lời hứa của mình. Với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, cá nhân tôi cam kết thực hiện giai đoạn kế tiếp, trong đó Ngũ Giác Đài sẽ tăng cường các đồng minh lâu đời và các quan hệ đối tượng hợp tác, đa dạng hóa lực lượng để phù hợp với tư thế của nước Mỹ [siêu cường], thực hiện và đầu tư những kỹ thuật tối tân trong lực lượng chủ chốt và nền tảng. Bộ Quốc Phòng đang đầu tư vào các kỹ thuật tối tân liên quan đến tình trạng an ninh phức tạp hiện nay, chẳng hạn như các hệ thống không người lái mới trên không và trên biển, máy bay ném bom tầm xa mới, và các vũ khí kỹ thuật mới như súng điện trường, súng tia laser, và các hệ thống mới cho không gian mạng, trong đó có một số rất đáng ngạc nhiên.

Khi Hoa Kỳ phát triển hệ thống mới, Ngũ Giác Đài sẽ tiếp tục đem các chiến cụ tối tân nhất cùng nhân sự đến Châu Á-Thái Bình Dương, như các tàu ngầm lớp Virginia mới nhất, máy bay thám thính tối tân P-8 Poseidon của Hải Quân, các Khu Trục Hạm tàng hình mới nhất, Zumwalt, và Hàng Không Mẫu Hạm mới nhất E-2D Hawkeye có máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát.

Nhưng giai đoạn kế tiếp của chiến lược tái cân bằng sẽ làm nhiều hơn đối với vấn đề an ninh. Hoa Kỳ sẽ gia tăng kết chặt về kinh tế và ngoại giao. Hiệp định Thương Mại Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là TPP, hiện đã thông qua nhiều điểm quan trọng tại Quốc Hội Hoa Kỳ, và khi nó được hoàn tất, nó sẽ mở khóa cho nhiều cơ hội kinh tế to lớn, không những đối với Hoa Kỳ, mà đối với các nước trên bờ Thái Bình Dương. Nó sẽ tạo ra một hệ thống đa dạng của các mối quan hệ thương mại và đầu tư nhờ sự thúc đẩy bởi các tiêu chuẩn của TPP, giảm sự phụ thuộc vào bất kỳ một hệ thống nào. Về ngoại giao, Bộ trưởng John Kerry và các thành viên khác trong Nội Các Hoa Kỳ thường xuyên đến thăm các nước trong khu vực và tiếp đón nhiều đồng nhiệm của họ trong năm nay. Tổng thống Obama sẽ gặp gỡ một số nhà lãnh đạo Châu Á tại Toà Bạch Ốc trước khi công du Châu Á một lần nữa trong tháng Mười Một tới đây.

Toàn bộ nội các của tổng thống Obama và các dân cử tại Washington DC của hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ đang ra sức thực hiện chiến lược tái cân bằng. Tái cân bằng có một sự hợp tác rất mạnh của hai đảng tại lưỡng viện Quốc Hội. Như quý vị đã thấy rất nhiều khách của Thượng Viện Hoa Kỳ tháp tùng phái đoàn với tôi hôm nay. TNS John McCain, TNS Reed, TNS Hirono, TNS Ernst, TNS Gradner, TNS Sullivan đã và sẽ tiếp tục lãnh đạo những vấn đề quan trọng của quốc gia.

Đó là vì từ thập niên này đến thập niên khác, bất kể những gì đang xảy ra tại nước Mỹ hoặc ở phần đất nào khác trên trên thế giới, trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa, trong thời gian thặng dư hay thâm hụt ngân sách, chiến tranh hay hòa bình, Hoa Kỳ đã đứng bên cạnh các đồng minh và các đối tượng hợp tác của mình để giúp đỡ duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Và Hoa Kỳ sẽ luôn luôn làm như thế trong tương lai.

Điều quan trọng cần phải nhớ rằng tái cân bằng của Hoa Kỳ đề ra là chiến lược tổng thể và lâu dài nhằm thúc đẩy một kiến trúc an toàn cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nơi đó tất cả mọi người được thăng tiến, chưa bao giờ đẩy lùi hoặc xô ngã bất cứ quốc gia nào. Hoa Kỳ muốn mọi quốc gia đều có cơ hội tăng trưởng, phát triển, thịnh vượng và chiến thắng … vì nó tốt cho toàn vùng và tốt cho tất cả các quốc gia của chúng ta.

Thật vậy, khi các quốc gia khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là quốc gia phát triển, như tăng chi tiêu quân sự, và các nền kinh tế phát triển mạnh như chúng ta mong đợi để xem những thay đổi của các quốc gia đã vạch ra và theo đuổi thực hiện lợi ích và hoài bão của họ.

Ngoài những thay đổi đó, chúng tôi đã nhìn thấy môi trường an ninh phức tạp của khu vực trở nên đầy nguy hiểm. Bắc Triều Tiên tiếp tục khiêu khích. Nhiều thập kỷ dài tranh chấp trên bãi đá và bãi cát ngầm được kết hợp bởi các cuộc tranh cãi về chủ quyền đánh cá, tranh chấp các nguồn tài nguyên năng lượng dưới biển, và tự tiện tiếp cận với những vùng biển và không phận quốc tế. Cũng như những thách thức của biến đổi khí hậu, thiên tai nó không những đe dọa mạng sống con người mà còn làm điêu đứng nền thương mại và sự tăng trưởng kinh tế. Và đồng thời, khủng bố, chiến tranh nước ngoài, cuộc tấn công trên mạng Internet, buôn bán ma túy và bệnh dịch trong vùng này…

Những thách thức đó là nguy cơ ảnh hưởng đến con đường tích cực mà tất cả chúng ta đang thực hiện … và sự trỗi dậy ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Những điều đó có thể làm khó khăn cho những lợi ích chung của chúng ta, nhưng những tiến bộ mà chúng ta đã thực hiện thì cần phải tiếp tục, đòi hỏi chúng ta làm như vậy.

Không giống như ở những nơi khác trên thế giới, hòa bình ở Châu Á-Thái Bình Dương không thể duy trì bởi một liên minh khu vực rộng lớn như NATO ở Châu Âu. Và điều đó dễ hiểu đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, với lịch sử độc đáo, vị trí địa lý của nó, và những thể chế chính trị. Thay vào đó, vì hòa bình khu vực, ổn định và an ninh trong vùng, yêu cầu của tất cả các quốc gia đến với nhau đằng sau lợi ích chung.

Chúng ta phải tiếp tục đến với nhau. Hôm nay và những năm sau này, an ninh cần phải có chia xẻ trách nhiệm chung của chúng ta, của các quốc gia chúng ta. Với sự tăng cường của Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á, chúng ta có nền tảng cho một kiến trúc mạnh mẽ hơn. Đó là bổn phận của tất cả chúng ta cần làm cho nó tốt hơn … bởi tái khẳng định nguyên tắc lâu dài và định mức của chúng ta, tăng cường tổ chức của chúng ta, hiện đại hóa các liên minh, nâng cao và cải thiện sự nối kết. Như Tổng thống Obama phát biểu tại Brisbane năm ngoái, nền an ninh và trật tự cho Châu Á không phải dựa trên phạm vi cưỡng ép, đe dọa, nơi mà nước lớn bắt nạt nước nhỏ, nhưng phải dựa trên những liên kết về an ninh, luật pháp và các chuẩn mực quốc tế, và giải quyết hòa bình đối với các bên tranh chấp.

Thứ nhất, tất cả chúng ta phải khẳng định lại các nguyên tắc hướng dẫn và các quy tắc phục vụ khu vực này rất tốt. Tranh chấp nên được giải quyết hòa bình … thông qua ngoại giao, không gây hấn hay đe dọa. Tất cả các nước cần phải có quyền tự do hàng hải và hàng không, như vậy thương mại toàn cầu có thể tiếp tục không bị cản trở. Và tất cả các quốc gia tự do lựa chọn an ninh và kinh tế cho chính họ, không chịu một sự ép buộc nào.

Đây là quyền của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó không phải là khái niệm trừu tượng, và cũng không phải là một ý tưởng bất chợt nẩy sinh bởi một nước nào. Họ không phải nhận đặc ân được ban phát hoặc bị thu hồi của một nước nào. Những quy định này có ý nghĩa: họ đã từng cộng tác, và họ có thể tiếp tục giúp đỡ tất cả các quốc gia của chúng ta để tăng trưởng bao lâu mà chúng ta thắt chặt củng cố với họ, thay vì đưa họ vào nguy cơ xung đột.

Thứ hai, chúng ta phải tăng cường các tổ chức khu vực. Các quốc gia ASEAN đã đặt nền móng cho các kiến trúc trong khu vực Đông Nam Á mà chúng ta được hưởng ngày hôm nay, và ASEAN sẽ tiếp tục là trung tâm của nó.

Đó là lý do tại sao Chính Phủ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ khẳng định đầu tư thời gian, nhân lực và hợp tác với ASEAN. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ cam kết sẽ gửi Cố vấn Quốc phòng tăng cường cho phái đoàn Hoa Kỳ thực hiện những đặc vụ tới ASEAN để phối hợp và chia xẻ cách thức ứng phó cứu giúp nhân đạo về thiên tai và an ninh hàng hải. Đó cũng là lý do tại sao tôi có kế hoạch đến Malaysia trong tháng Mười Một dự cuộc họp ADMM-Plus của năm nay.

Khi ASEAN hoạt động để xây dựng cộng đồng của mình trong những năm tới, Hoa Kỳ khuyến khích các nước quốc gia hội viên tiếp tục tìm kiếm những cách thức mới một cách sáng tạo để cùng nhau chung sức thực hiện để duy trì an ninh khu vực. 

Thứ ba, đồng minh và quan hệ đối tượng hợp tác của Mỹ đã là nền tảng của hòa bình và ổn định trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ.

Và Hoa Kỳ đang hợp tác với các đồng minh như Úc, Nhật, Nam Hàn, Thái Lan, và Philippines để bảo đảm tất cả các đồng minh của chúng ta tiếp tục phục vụ chức năng quan trọng này. Hiện đại hóa nghĩa là thay đổi phương pháp hợp tác những đồng minh để giải quyết các mối đe dọa chung quanh như Hoa Kỳ đã thực hiện với Nam Hàn. Phát triển các liên minh tạo nền tảng cho sự hợp tác khu vực và toàn cầu, như chúng ta đã làm với Úc và Nhật Bản.

Dưới thời Thủ tướng Abe, Nhật Bản đang gia tăng hợp tác của mình trong khu vực Đông Nam Á. Thông qua cập nhật hệ thống Giudeline bởi Bộ Quốc Phòng Mỹ-Nhật cùng hợp tác, Liên minh Mỹ-Nhật có thể làm được nhiều hơn trong và ngoài khu vực. Chuyển giao những hệ thống quân sự tối tân nhất của Hoa Kỳ đến Nhật Bản như hệ thống Global Hawk hoả tiễn tự hành liên lục địa, Hỏa tiễn phòng thủ AEGIS, và gần đây đã công bố CV … CV-22 Osprey sẽ tiếp tục cho phép phản ứng nhanh chóng đến những sự việc không lường trước được đến với đồng minh trong khu vực.

Trong khi đó, liên minh Mỹ-Nam Hàn không những chỉ bảo đảm cho sự răn đe và ổn định trên bán đảo Triều Tiên; mà nó còn có khả năng tăng cường cho khu vực.

Và tại Úc, Mỹ và các lực lượng Úc thực tập sát cánh bên nhau, không chỉ với hai nước trong nhiều năm, nhưng còn với bạn bè và đối tượng hợp tác trong  toàn khu vực Đông Nam Á.

Ngoài các đồng minh, Hoa Kỳ đang mở rộng với các đối tượng hợp tác với các nước bạn bè trong khu vực, bao gồm Ấn Độ  và Việt Nam, ở đó, như tôi đã nói, tôi sẽ công du vào tuần tới. Hoa Kỳ đang tìm kiếm những cách thức mới để bổ sung cho Chính Sách Luật Đông của Ấn Độ và tìm kiếm những phạm vi hợp tác có ý nghĩa trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Và năm 2015, Hiệp định Khuôn Khổ Quốc Phòng Mỹ-Ấn sẽ ký vào tuần tới, mở ra mối liên hệ cho tất cả mọi thứ từ an ninh hàng hải, đến hàng không mẫu hạm, hợp tác kỹ thuật động cơ của máy bay phản lực…

Chúng tôi đang thúc đẩy các đồng minh và các đối tượng hợp tác của Mỹ tiếp tục các hình thức hợp tác mới và đó là lý do tại sao hệ thống hợp tác tay ba của Mỹ đang nở rộ. Với Nhật Bản và Úc, Hoa Kỳ đang tăng cường an ninh hàng hải ở Đông Nam Á, mở rộng tập trận ba bên và khám phá kỹ thuật công nghệ tối tân về hợp tác quốc phòng. Với Nhật Bản và Hàn Quốc, Hoa Kỳ xây dựng trên một thỏa thuận chia xẻ thông tin đầu tiên của mình, sẽ giúp họ ngăn chặn và đối phó với các cuộc khủng hoảng chung. Và với Nhật Bản và Ấn Độ, Hoa Kỳ đang chia xẻ các bài học kinh nghiệm để đối phó thiên tai và hợp tác an ninh hàng hải lớn hơn.

Thứ tư, ngoài việc tăng cường các mối liên hệ, chúng ta phải tăng cường năng lực của các kiến trúc an ninh khu vực, đặc biệt về an ninh hàng hải.

Các nam nữ quân nhân Hoa Kỳ đang làm việc cùng với các nước trong khu vực để xây dựng khả năng chiến đấu, đặc biệt về an ninh hàng hải.

Ví dụ, chiến hạm USS Fort Worth, một trong những tàu chiến duyên hải nhanh nhẹn, tối tân của Hải quân Hoa Kỳ, vừa trở về từ một vòng tuần dương trong khu vực, nơi nào USS Fort Worth cũng được hoan nghênh chào đón nhiệt liệt,  từ Hàn Quốc đến Đông Nam Á. Và Singapore ước mong có tàu LCS như tàu chiến USS Fort Worth nhằm đáp ứng nhanh chóng và hữu hiệu hơn để kịp thời giúp đỡ khi có khủng hoảng trong khu vực. Ví dụ, khi máy bay của hãng hàng không Air Asia chuyến bay 8501 biến mất trong mùa Đông vừa qua, USS Fort Worth đã có mặt tại hiện trường trong vòng 24 giờ để  tìm kiếm và cứu trợ.

Chúng tôi đang làm nhiều hơn và làm với nhau. Ở Việt Nam, nơi tôi sẽ tới, Hoa Kỳ đang cung cấp các thiết bị và hỗ trợ hạ tầng cơ sở cho lực lượng Việt Nam bảo vệ bờ biển. Chỉ trong tháng này ở Malaysia, Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson cùng nhóm tác chiến tàu sân bay tham gia tập huấn với các đơn vị chiến đấu Mã Lai trên không và trên bộ. Tại Philippines, Hoa Kỳ đang giúp xây dựng một Hệ Thống Quan Sát Quốc Gia để nâng cao kỹ thuật gia tăng sự nhận biết về lãnh vực hàng hải của Manila. Và ở Indonesia, gần đây Hoa Kỳ đã bắt đầu tiến hành cuộc tập trận giám sát biển với nhau, trong đó bao gồm các chuyến bay đầu tiên trên một phần của vùng Biển Đông.

Và đó chỉ là một sự khởi đầu. Hôm nay, tôi rất vui mừng thông báo rằng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ sẽ đưa ra một sáng kiến vế An Ninh Hàng Hải Đông Nam Á mới. Và nhờ vào sự lãnh đạo của các vị Thượng Nghị Sĩ  Hoa Kỳ ở đây hôm nay … cùng với các vị khác, Quốc Hội Hoa Kỳ đã tiến hành các bước thông qua ngân khoản $425 triệu USD cho những nỗ lực xây dựng an ninh hàng hải Biển Đông.

Và thứ năm, để bảo đảm rằng chúng ta tổ chức, liên minh, hợp tác, và khả năng xây dựng năng lực đáp ứng tiềm năng của nó, chúng ta phải có kết nối tốt hơn. Chúng ta có thể thực hiện điều này bằng cách làm việc với nhau, giao tiếp tốt hơn, và phát triển những thói quen cộng tác.

Hằng năm Hoa Kỳ giúp kế hoạch và tổ chức hằng trăm cuộc tập trận và thự hiện những cam kết trong khu vực. Từ  Foal Eagle đến Balikatan, từ Malabar đến Garuda Shield, RIMPAC, Talisman Sabre đến Cobra Gold, với những sự tham gia tập trận đã làm chúng ta trở nên tinh nhuệ hơn và hiệu quả hơn, trong khi giảm được nguy cơ của việc hiểu lầm và những tính toán sai lầm.

Chúng ta cũng có thể hạn chế nguy cơ đó bằng cách nâng cao giao tiếp hơn nữa. Ví dụ, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý hai thỏa thuận lịch sử xây dựng lòng tin vào mùa Thu năm ngoái, và Hoa Kỳ hy vọng sẽ làm được nhiều hơn nữa. Chúng tôi đang làm việc để hoàn thành một biện pháp trong năm nay nhằm ngăn chặn sự nguy hiểm trên không khi đối mặt. Xây dựng thói quen tốt giữa Mỹ-Trung hợp tác quân sự. Điều này không những có lợi cho cả hai nước mà còn đem lợi ích cho toàn vùng.

Ngoài các cuộc tập trận và hợp tác quân sự, chúng tôi cũng xây dựng những thói quen cộng tác khi chúng tôi làm việc với nhau để đối đầu với những thách thức thực sự của thế giới, chẳng hạn như ứng phó với thiên tai và cứu trợ nhân đạo khác.
 
Những nỗ lực này cực kỳ quan trọng ở các khu vực dễ bị thiên tai. Chỉ mới vài tuần trước, Hoa Kỳ đã làm việc cùng với các đối tượng hợp tác để cứu trợ kịp thời trận động đất bi thảm tại Nepal, binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, đồn trú tại Okinawa, giúp đỡ cứu trợ bên cạnh binh sĩ Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, và những nước khác. Và chúng tôi không chỉ làm việc với nhau mà chúng tôi còn hy sinh cùng nhau. Buồn thay! 6 binh sĩ TQLC Hoa Kỳ và hai binh sĩ Nepal thiệt mạng khi máy bay trực thăng của Nepal bị rớt mất tích ở rừng núi đang công tác cứu trợ. Sự hy sinh của họ sẽ không bị lãng quên. Cùng nhau chúng ta tôn vinh và tưởng nhớ họ bằng cách tiếp tục làm tốt công việc của họ đã làm.
 
Hoa Kỳ đã từng ở đây, sau khi bão, động đất, và tai nạn máy bay … và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ở lại đây … cam kết thực hiện công tác lâu dài, một phần quan trọng, trong việc bảo đảm an toàn và ổn định trong khu vực.

Chúng ta đang đối diện với một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang xẩy ra hôm nay. Khi tôi đang nói chuyện, một tình huống khẩn cấp của người tị nạn đang diễn ra tại vịnh Bengal đòi hỏi một giải pháp toàn diện và hành động kịp thời để cứu những sinh mạng con người. Tôi muốn ngợi khen sự lãnh đạo của Malaysia, cũng như Indonesia, Thái Lan, và những nước khác, những người đang làm việc cùng với Hoa Kỳ và những nước khác, để xác định vị trí những người di cư và chuẩn bị khẩn cấp các hành động tìm kiếm và cứu trợ.

Những nỗ lực về nhân đạo, và những thói quen hợp tác giúp chúng ta hình thành, chứng minh những gì chúng ta có thể làm khi chúng ta cùng nhau làm việc. Làm việc cùng nhau, như chúng tôi đã nói ở Nepal, trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền, và trong việc ngăn chặn nạn buôn bán bất hợp pháp và đánh bắt cá trong Vịnh Thái Lan.. chỉ nêu tên một vài ví dụ cho phép chúng ta làm nhiều hơn và tốt hơn trong khu vực. Và đó là cách mà chúng ta đạt được trong tương lai về một kiến ​​trúc an ninh mạnh mẽ … một tương lai mà tất cả mọi người tiếp tục tăng trưởng và mọi người sẽ tiếp tục thắng lợi.

Để nhận ra tương lai đó, chúng ta phải giải quyết khẩn cấp các vấn đề như an ninh và ổn định của khu vực Biển Đông.

Hôm qua, tôi đã quá cảnh từ trên không của eo biển Malacca. Và khi nhìn từ không trung, thậm chí còn rõ ràng hơn thế nào về tầm quan trọng đường thủy của khu vực này là các năng lực thương mại trong khu vực và quốc tế. Tất cả chúng ta đã được hưởng lợi miễn phí và tiếp cận tới Biển Đông qua eo biển Malacca. Tất cả chúng ta đều có cổ phần trong sự an ninh của Biển Đông. Và đó là lý do tại sao tất cả chúng ta có mối quan tâm sâu sắc về bất cứ bên nào cố gắng phá hoại sự bất ổn ở đó, cho dù bằng vũ lực, ép buộc, hoặc chỉ đơn giản bằng cách tạo ra những sự kiện không thể đảo ngược trên mặt đất, trong không hoặc trên biển.

Giờ đây, nó là sự thật nhiều nước đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông đang phát triển tiền đồn trong những năm qua…phạm vi và mức độ khác nhau. Tại quần đảo Trường Sa Việt Nam có 48, Philippines có 8, Malaysia có 5 và Đài Loan có 1.

Tuy nhiên, một trong những nước đã đi xa và nhanh hơn nhiều so với bất kỳ một nước nào khác. Đó là Trung Quốc.

Trung Quốc đã khai hoang hơn 2.000 mẫu Anh, nhiều hơn tất cả các nước tranh chấp cộng lại… và nhiều nhất trong toàn bộ lịch sử của khu vực Biển Đông. Và Trung Quốc đã xây dựng chỉ trong vòng 18 tháng qua. Chưa rõ Trung Quốc toan tính xa hơn như thế nào ? Đó là lý do tại sao nó đã trở thành nguyên nhân của sự căng thẳng trong khu vực mà tin tức đã đưa lên các trang đầu của báo chí thế giới.

Hoa Kỳ quan tâm và lo ngại sâu sắc về tốc độ và phạm vi thu hồi đất ở Biển Đông, qua thăm dò nó có tiềm năng xây dựng căn cứ quân sự, cũng như tiềm năng cho những hoạt động … để làm tăng nguy cơ về tính toán sai lầm hoặc xung đột giữa các quốc gia đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông. 

Là một quốc gia Thái Bình Dương, một nước có nền giao thương khắp thế giới và là thành viên của cộng đồng quốc tế, Hoa Kỳ có quyền tham gia và quan tâm. Nhưng đây không phải chỉ là mối quan tâm của Hoa Kỳ mà các quốc gia trong khu vực và thế giới, nhiều người trong số quý vị ở đây, trong phòng ngày hôm nay cũng đã lên tiếng cùng mối quan tâm và đặt câu hỏi về ý đồ của Trung Quốc trong việc xây dựng các tiền đồn lớn.

Vì thì, hãy để tôi làm rõ vị trí của Hoa Kỳ:

Thứ nhất: Chúng ta muốn có một giải pháp hòa bình cho các bên tranh chấp. Cuối cùng, nên dừng ngay lập tức hiện nay và sau này về việc cải tạo đất đối với tất cả các bên tranh chấp. Chúng tôi  phản đối bất kỳ việc quân sự hóa trên các đảo của các bên tranh chấp.

Chúng ta đều biết rằng không có giải pháp quân sự cho các tranh chấp ở Biển Đông.

Ngay bây giờ, tại thời điểm quan trọng này, là thời gian cho sự ngoại giao mới, tập trung vào một việc tìm kiếm một giải pháp lâu dài để bảo vệ các quyền lợi của tất cả các bên tranh chấp. Vì nó là trung tâm kiến ​​trúc an ninh khu vực, ASEAN phải là một phần trách nhiệm trong nỗ lực này: Hoa Kỳ khuyến khích ASEAN và Trung Quốc ký kết một Bộ Quy Tắc ứng xử Biển Đông trong năm nay. Và Hoa Kỳ sẽ ủng hộ lẽ phải của các bên tranh chấp, theo đuổi vai trò trọng tài về pháp lý quốc tế và những biện pháp hòa bình khác để giải quyết các tranh chấp, cũng như chúng ta sẽ phản đối chiến thuật cưỡng chế.

Thứ hai, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bảo vệ tự do của hàng hải và hàng không đã bảo đảm an ninh và thịnh vượng tại khu vực này trong nhiều thập kỷ. Điều này không phải là sai lầm: Hoa Kỳ sẽ bay trên không, chạy trên biển, và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, các lực lượng Hoa Kỳ đã và đang làm điều đó trên khắp thế giới. Hoa Kỳ cùng với các đồng minh và đối tượng hợp tác trong khu vực sẽ không nản chí thực hiện các quyền này, đó là quyền của tất cả các quốc gia trên thế giới được có. Sau hết, sự tạo dựng nhằm biến một đảo đá nằm dưới mặt nước trở thành một sân bay sẽ không đủ pháp lý làm chủ quyền, và cũng không đủ pháp lý cho phép hay hạn chế sự đi lại của hàng không và hàng hải quốc tế.

Cuối cùng, với những hành động ở Biển Đông, Trung Quốc đã bước ngoài các quy luật quốc tế và chuẩn mực của an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và sự đồng thuận trong khu vực ủng hộ hình thức ngoại giao và phản đối sự cưỡng chế. Những hành động này đang thúc đẩy các quốc gia hợp tác với nhau theo phương cách mới: Xếp đặt với nhau như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á với G-7, các nước đang lên tiếng cho tầm quan trọng của sự ổn định ở Biển Đông. Indonesia và Philippines đang đặt sang một bên tranh chấp hàng hải và giải quyết các yêu cầu của mình một cách hòa bình. Và ở những địa điểm như ADMM-Plus và Diễn đàn Hàng Hải Đông Á, ở đó các quốc gia đang tìm kiếm các giao thức mới và thủ tục để xây dựng hợp tác hàng hải.
   
Hoa Kỳ sẽ luôn sát cánh cùng các đồng minh và đối tượng hợp tác của mình. Điều quan trọng cho khu vực để hiểu rằng nước Mỹ sẽ vẫn tham gia … tiếp tục đứng bên cạnh luật pháp quốc tế và các nguyên tắc phổ quát … giúp đỡ, cung cấp an ninh và ổn định trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới đây.

Biển Đông là một vấn đề chúng ta sẽ phải đối mặt để tiếp tục thực hiện gia tăng và phát triển thịnh vượng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương . Chắc chắn sẽ có ảnh hưởng những nơi khác nữa. Chúng ta không thể dự đoán những thách thức gì xảy ra trong tương lai, nhưng chúng ta biết làm cách bảo đảm hòa bình và thịnh vượng khu vực, và các cơ hội để tăng trưởng cho các quốc gia và mọi người … để cho điều đó xảy ra, chúng ta phải làm việc với nhau. Một kiến ​​trúc mà  tất cả mọi người đều tăng trưởng và thắng lợi.

Đó là những gì đang xảy ra trên toàn khu vực ngay bây giờ. Chúng ta đến với nhau trên cơ sở để giải quyết các tranh chấp hằng ngày, đáp ứng những khủng hoảng, và ngăn chận những xung đột. Ví dụ, ở vịnh Bengal, Ấn Độ và Bangladesh đã chứng minh rằng ngoại giao có thể giải quyết những khác biệt trên biển. Ở Đông Nam Á, các quốc gia như Singapore, Việt Nam và Malaysia đang phát triển các cơ sở đào tạo mới mà sẽ xây dựng năng lực trong khu vực giữ gìn hòa bình, cứu trợ thiên tai, và chống khủng bố. Và ở Ấn Độ Dương, nhiều quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, đang nhổ rễ những tai họa vi phạm chủ quyền.

Nhưng tất cả chúng ta biết chúng ta có nhiều việc phải làm. Và bằng cách thực hiện từng bước để bảo đảm cấu trúc khu vực đạt được tiêu chuẩn chắc chắn, thắt chặt liên minh, đa năng hơn và kết nối sâu hơn, chúng ta có thể bảo đảm những thành công của chúng ta tại Đối thoại Shangri-La trong hai mươi năm sẽ nói lên những thách thức và cơ hội thể hiện sự tăng trưởng của các nước Châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng tôi hy vọng họ cũng sẽ thảo luận, có lẽ, các cuộc trận mới nhất của Mỹ-Trung-Ấn đa phương trên hàng hải … Một cuộc ứng phó thảm họa phối hợp của Nhật Bản-Hàn Quốc tại Biển Nam Trung Hoa … và mạng lưới an toàn ASEAN-wide … sự hiểu biết về không gian mạng, bảo đảm tự do và an toàn chuyển tải thông tin.
 
Nếu đó là những gì của cuộc đàm thoại tại Shangri-La 2035, chúng ta sẽ thành công. Chúng ta vẫn phải đối mặt với những thách thức và khủng hoảng … nhưng chúng ta cùng nhau phải đối đầu với nó, với một kiến trúc an ninh khu vực nơi mà tất cả mọi người đang thăng tiến và thắng lợi.  Và đó sẽ là một di sản.

Cám ơn

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ashton Carter

Chuyển ngữ: Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

————–

Bản tiếng Anh:

(*) http://www.voanews.com/content/us-defense-secretary-gives-keynote-address-at-shangrila-dialogue/2800510.html

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt