Biện pháp trừng phạt quân sự của Mỹ đối với Campuchia….
Lời người post: Từ lâu, Thủ Tướng Campuchia Hun Sen tham tiền của Trung Cộng, càng ngày càng mắc vào lưỡi câu của Bắc Kinh đến lúc không vùng vẫy ra được. Gần đây, Hun Sen có những hành động bài Mỹ và ngã về phía Trung Cộng rõ rệt. Thậm chí còn đặt chất nổ phá vở căn cứ hải quân của Mỹ trước đây ở Ream (1) để Trung Cộng xây dựng căn cứ hải quân mới. Trong các hội nghị khối ASEAN, Campuchia luôn ra sức bênh vực cho Bắc Kinh trên lập trường xâm lược Biển Đông. Nói đến căn cứ hải quân Ream, nó không quan trọng như hải cảng Cam Ranh của Việt nam, nhưng đối với vịnh Thái Lan nó là một căn cứ rất quan trọng kiểm soát vịnh Thái Lan.
Có nhiều người cho rằng Ream chỉ nằm trong vịnh Thái Lan không ảnh hưởng đến tình hình Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở mà Mỹ chủ trương và các cường quốc Tây Phương ủng hộ. Nói như vậy là chưa nhìn ra ý đồ của Bắc Kinh. Trung Cộng đang bỏ ra 20 tỉ USD để mở một kênh đào Kra trên đất Thái xuyên từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương nhằm khỏi phải bị “chết cứng” vì eo biển Malacca bị Mỹ làm nút chặn khi chiến tranh nổ ra.
Kinh đào Kra là đường thủy thứ hai thay thế eo biển Malacca, đồng thời là chỗ giải vây cho Trung Cộng khi có chiến sự xẩy ra, kinh đào này đi qua vịnh Thái Lan, cho nên quân cảng Ream đóng một vai trò an ninh hệ trọng trên hải lộ kênh đào Kra này.
Muốn kênh đào này được thực hiện phải có sự đồng ý của chính phủ Thái Lan (vì nó chạy qua lãnh thổ Thái Lan). Hoặc Trung Cộng và Thái Lan phải ký hợp đồng để thực hiện kênh đào này. Đó là lý do chúng ta thấy Trung Cộng tìm mọi cách mua chuộc chính phủ Thái Lan hiện nay. Và cũng là lý do mà những thủ tướng Thái Lan trước đây có lập trường thân Trung Cộng (hoặc gốc Tàu) phải mất chức một cách đặc biệt, cấm trở về Thái Lan như bà Yingluck Shinawatra phải ra đi và anh ruột của bà là Thaksin Shinawatra không được trở về Thái Lan.
Gần đây David Hutt là bình luận chuyên mục về Đông Nam Á của tạp chí “The Diplomat”, cây viết thường viết về chính trị Đông Nam Á, đã có bài nhận định về Hoa Kỳ cấm vận quân sự Campuchia vừa qua nguyên bản: US military sanctions on Cambodia all about China – Asia Times
Nội dung bài viết được biên soạn như sau:
Tuần trước, Mỹ đã ký lệnh cấm vận vũ khí đối với Campuchia. Hầu hết các bài bình luận quốc tế đều tập trung cho rằng đây là một hành động “biểu tượng” của Washington DC. Hay nói một cách khác để Mỹ bày tỏ sự phản đối quyết liệt đối với Campuchia liên hệ chặt chẽ với Trung Cộng
Điều đó, cùng với những cáo buộc của Hoa Kỳ rằng chính phủ Campuchia cho phép quân đội Trung Cộng đóng quân trên đất Campuchia, với căn cứ hải quân Ream là địa điểm bị bị nghi ngờ nhiều nhất.
Lệnh cấm vận được ban hành một tháng sau khi hai giới chức quân sự cấp cao của Campuchia – bao gồm Tư Lệnh Hải Quân Campuchia, Tea Vinh, anh trai của Bộ Trưởng Quốc Phòng Tea Banh – bị trừng phạt vì các giao dịch bị buộc tội tham nhũng trong triến trành tái phát triển căn cứ hải quân Ream tại Campuchia
Thủ tướng Campuchia, Hun Sen sau đó tuyên bố rằng không một giới chức Hoa Kỳ nào được phép đến thăm căn cứ Ream, do đó tùy viên quốc phòng Hoa Kỳ, Trung tá Marcus Ferrara phải rút ngắn chuyến thăm căn cứ vào tháng 6/2021 sau khi ông này bị từ chối đến thăm một số khu vực tại Campuchia.
Campuchia đã không trực tiếp mua vũ khí hoặc đạn dược của Mỹ kể từ năm 1973. Đổ dầu vào lửa, Thủ Tướng Hun Sen ra lênh các lực lượng vũ trang của ông nên đem vào kho hoặc tiêu hủy bất kỳ vũ khí nào của Mỹ ở nước này.
Tuy nhiên, điều quan trọng, không chỉ là lệnh cấm vận vũ khí mà Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ áp đặt đối với Campuchia. Cùng ngày, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cũng áp đặt các hạn chế và phức tạp hơn đối với việc Campuchia nhập kỹ thuật công nghệ và hardware do Hoa Kỳ sản xuất có thể áp dụng vào quân sự.
Đây không phải là các biện pháp trừng phạt, mà là tăng quy mô hạn chế đối với một số mặt hàng xuất khẩu sang Campuchia. Hành động này sẽ hạn chế Campuchia tiếp cận các hàng “lưỡng dụng” có thể dùng cho quân sự cũng như dân sự, một danh sách nhiều hơn bao gồm mặt hàng liên quan đến nguyên tử, software và hardware như radar và cáp, mà Mỹ cho là có cho thể dùng cho lãnh vực quân sự.
Mục tiêu tình báo quân sự
Đây không phải là lệnh cấm vận toàn diện, nhưng Văn Phòng Công nghiệp và An Ninh Hoa Kỳ (Bureaux of Industry and Security – BIS) hiện có “giả định từ chối”, nghĩa là trước tiên BIS phải phê duyệt giấy phép nhập khẩu.
Như một phần của việc này, Hoa Kỳ đã chấm [đen] cơ quan tình báo quân sự Campuchia, Tổng Cục Nghiên Cứu và Tình Báo (General Department of Research and Intelligence – GDRI), đơn vị này từ năm 2015 đã được điều hành bởi con trai thứ hai của Thủ Tướng Hun Sen, Hun Manith.
Do đó, đơn vị tình báo của Campuchia hiện đã được thêm vào danh sách 7 cơ quan tình báo khác được coi là nguy hiểm đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, một danh sách bao gồm Lực Lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran, Tổng Cục Trinh Sát của Triều Tiên và Cơ Quan Tình Báo Quân Sự của Syria…
Washington không gọi Campuchia là “một quốc gia bất chính”, nhưng việc thêm tên Campuchia vào danh sách các quốc gia bất chính chắc chắn ngụ ý rằng Campuchia là kẻ xấu dưới tầm mắt của Mỹ – và là mối đe dọa đối với lợi ích an ninh của Hoa Kỳ.
“Hoa Kỳ đã xác định rằng việc mở rộng ảnh hưởng quân sự của Trung Cộng ở Campuchia và tham nhũng và vi phạm nhân quyền của các thành viên chính phủ Campuchia, bao gồm cả quân đội Campuchia, là trái với lợi ích an ninh quốc gia và phương sách đối ngoại của Hoa Kỳ”, một tuyên bố của BIS được công bố vào tuần trước.
Có một số tranh luận về việc liệu điều này có nhằm mục đích chỉ hạn chế hơn nữa việc nhập khẩu để sử dụng đối với Campuchia hay không.
Theo một tuyên bố của BIS cho hay: Các quy tắc của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ là “hạn chế nghiêm ngặt đối với người sử dụng cuối cùng với những hàng xuất khẩu và tái xuất khẩu sang Campuchia, và hàng di chuyển trong nước Campuchia, đối với các mặt hàng nhạy bén phải tuân theo Quy Định Kiểm Soát Xuất Khẩu”,
Một người giải thích riêng của BIS lưu ý rằng các hạn chế nhập khẩu có thể áp dụng cho cảnh sát quân sự của Campuchia cũng như các bệnh viện quân đội.
Mục tiêu của hồ sơ
Điều quan trọng cần lưu ý là Chau Phirun, tổng giám đốc Cục Vật tư và Phục vụ Kỹ thuật của Bộ Quốc phòng, là một trong hai giới chức quân đội Campuchia bị trừng phạt vào tháng trước.
Rõ ràng, điều này là do Hoa Kỳ cáo buộc ông “âm mưu thu lợi từ các hoạt động liên quan đến việc xây dựng và cập nhật các cơ sở của Căn cứ Hải Quân Ream,” như Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra.
Tuy nhiên, vị trí của ông Phirun liên quan trực tiếp đến việc mua bán và vận chuyển vật liệu quân sự. Với vai trò này cho ông ta một số quyền hạn đối với việc xuất nhập khẩu các sản phẩm hiện bị hạn chế.
Và ông đã là một nút quân sự quan trọng trong trong sự quan hệ với Trung Cộng. Ông Phirun có mặt trong phái đoàn Campuchia đi cùng Bộ Trưởng Quốc Phòng Tea Banh đến Trung Cộng vào năm 2019 để ký một thỏa thuận nhằm hợp tác các cuộc tập trận chung của quân đội Campuchia và Trung Cộng.
Biện pháp mới của Hoa Kỳ cũng có nghĩa là các nước thứ ba không thể bán cho Campuchia các sản phẩm bị hạn chế mà họ đã mua từ Mỹ.
Ngoài ra, và quan trọng hơn, Campuchia hiện không thể tái xuất cùng loại hàng đó sang các quốc gia khác được chỉ định theo các hạn chế tương tự, chẳng hạn như Trung Cộng là một.
Các hạn chế áp dụng cho các nhà xuất khẩu, tái xuất hoặc “người chuyển nhượng” ở Campuchia, những người biết “rằng mặt hàng đó được sử dụng, toàn bộ hoặc một phần” cho mục đích của quân đội hoặc người dùng cuối trong quân độ ở Miến Điện, Campuchia, Trung Cộng, Nga hoặc Venezuela”.
Tiến Sĩ Bradley J. Murg, nhà nghiên cứu cao cấp và xuất sắc tại Viện Hợp Tác và Hòa Bình Campuchia cho biết, điều này rất có thể là ý định thực sự của các biện pháp hạn chế của Mỹ vào tuần trước.
Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ năm nay lưu ý: “Chiến lược [Quân sự-Dân sự] của Bắc Kinh bao gồm các mục tiêu phát triển và có được kỹ thuật công nghệ lưỡng dụng tối tân”.
Và BQP cho biết thêm: “Trung Cộng chiếm đoạt kỹ thuật công nghệ nước ngoài thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, mua lại ở nước ngoài, mua vào kỹ thuật công nghệ hợp pháp…”
Cố vấn kinh doanh do Bộ Ngoại giao chống Campuchia đưa ra vào tháng trước đã đốc thúc nói rõ ràng “thận trọng khi tái xuất các mặt hàng tuân theo [Quy định kiểm soát hàng xuất khẩu] từ Campuchia cho các bên ở Miến Điện và Trung Cộng chịu sự kiểm soát của quân đội hoặc tình báo quân sự hoặc kiểm soát sử dụng cuối cùng. ”
Trong nhiều năm, Bộ Ngoại giao là động lực thúc đẩy Washington cố gắng làm cho Campuchia sửa chữa. Giờ đây, Bộ Tài chính và Thương mại cũng đang vào cuộc, một dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đang mở rộng các công cụ của mình để gây áp lực thay đổi và để chứng minh rằng họ coi trọng nguy hiểm của mối quan hệ của Campuchia với Trung Cộng như thế nào.
(1) https://cambodianess.com/article/the-us-disappointed-by-cambodias-destruction-of-naval-facility