Biển Đông không nằm trong tầm tay Việt Nam mà lọt vào mắt xanh của khối G7

Các bộ trưởng ngoại giao của G7 tại Anh Quốc ngày 11/12/2021

Lời người post: Tin tức cho biết khối G7, ASEAN tuyên bố “có lợi ích chung” trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, điều này chứng tỏ rằng Biển Đông là chủ quyền của Việt Nam nay lọt vào mắt xanh của khối G7 và thêm cả  10 nước ASEAN. Sự thách thức càng ngày càng lớn và càng căng thẳng tại vùng Biển Đông, một vị trí rất quan trọng trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng mở của Mỹ và các cường quốc Âu-Á hưởng ứng.  Một bản tin, dù đây là lần đầu tiên G7 đề cập đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương nhưng đó là điều báo trước Biển Đông không nằm trong tầm tay của nước chủ quyền mà trở thành một vấn đề lớn của quốc tế. 

Bảy quốc gia công nghiệp phát triển (G7) vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại về những căng thẳng ở Biển Đông và tuyên bố “có chung lợi ích trong việc duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp khai mạc giữa các ngoại trưởng G7 với đồng cấp của họ tại khu vực Đông Nam Á (ASEAN).

 Khối G7 là 7 nước có nền kinh tế giàu nhất thế giới gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada và Nhật Bản. Trong cuộc gặp của các ngoại trưởng G7 tại Liverpool (Anh), các bộ trưởng ngoại giao của các nước G7 đã tham dự một cuộc họp trực tuyến với những người đồng cấp tại các quốc gia Đông Nam Á vào Chủ Nhật 12/12/2021. Cuộc họp do Anh, quốc gia giữ chức chủ tịch G7 trong năm nay tổ chức.

Nữ ngoại trưởng Anh: bà Liz Truss chủ tọa phiên họp thường niên của Hội Nghị Ngoại Trưởng G7 tại Anh Quốc năm 2021

Tuyên bố chủ tọa  – Ngoại Trưởng Anh – Bà Liz Truss cho biết, G7 và Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN với 10 thành viên đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông và “bày tỏ quan ngại về các hoạt động cải tạo đảo, sự vi phạm nghiêm trọng trong khu vực trong đó có thiệt hại đối với môi trường biển. Những hoạt động này đã làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực” – Tuyên bố nhấn mạnh nhưng không nêu tên bất kỳ quốc gia nào- nhưng ai cũng biết là Trung Cộng chứ ai trồng khoai đất này.

Trung Cộng, nước đã bị cáo buộc về các hoạt động như vậy, đã không được mời tham dự cuộc họp và hiện chưa có phản ứng gì về tuyên bố trên. Tuyên bố của vị chủ tọa này cũng đã được đăng trên trang website của Ban thư ký ASEAN.

Các bên tham gia hội nghị kêu gọi cần có “Một Bộ Quy Tắc Ứng Xử Thực Chất và Hiệu Quả ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982”.

Cuộc họp cấp bộ trưởng này được tổ chức trong tình hình các nước thành viên ASEAN đang có sự chia rẽ về vấn đề AUKUS –  một đồng minh của ba nước Mỹ, Anh và Australia. Thỏa  thuận này vốn bị Trung Cộng chỉ trích là có khả năng gây ra một cuộc chạy đua vũ trang nguyên tử ở châu Á. Trong đó hai nước Malaysia và Indonesia đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về liên minh AUKUS với lý do, mặc dù không mua vũ khí nguyên tử nhưng liên minh này đã dẫn tới việc nước Úc mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử từ Anh và Mỹ, mở đường cho chạy đua nguyên tử ở Động Nam Á.

Chỉ vài ngày trước cuộc họp, Bộ Trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto đã nhắc lại quan điểm của Indonesia về AUKUS: “Tất nhiên Đông Nam Á nên duy trì là một khu vực không có nguyên tử và các quốc gia Đông Nam Á lo sợ rằng điều này sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang”.

Giáo sư Carl Thayer tại Đại học New South Wales (Australia) cho biết cuộc họp hôm Chủ Nhật được tổ chức theo sáng kiến ​​của Anh và nó có thể xem như định hướng trong chính sách đối ngoại của Anh.  Ông nhận định  rằng“Vương quốc Anh đang thực hiện đặc quyền của mình với tư cách là Chủ tịch của G7 và nước này có chính sách độc lập riêng của mình đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”

Tháng 3/2021, Chính phủ Anh đã đề ra chính sách an ninh, quốc phòng, phát triển và ngoại giao của mình trong hai thập niên tới. Giới quan sát cho rằng trong chính sách của Anh đã có một “sự nghiêng hẳn về phía khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Mùa hè vừa qua, Hàng Không Mẫu Hạm HMS Queen Elizabeth của Anh Quốc lần đầu tiên xuất hiện hoạt động tại Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc Phòng Anh Ben Wallace cho biết việc điều động lực lượng HKMH này thể hiện “sức mạnh và cam kết của Anh trên biển, trên không và trên đất liền” đồng thời thúc đẩy hơn nữa lợi ích của Anh cũng như củng cố các quan hệ đối tác của nước này với các đồng minh

Kế hoạch sản xuất dầu khí

Trong khi đó, trong một hành động có thể gây khó chịu cho Trung Cộng, công ty dầu khí Harbour Energy của Anh đã thông báo đang có kế hoạch sản xuất dầu khí sau khi khoan thử nghiệm thành công ở hai lô dầu ngoài khơi Indonesia.

Ngày 9/12/2021, Công ty này cho biết hoạt động khoan thử nghiệm thành công ở lô A Natuna Sea và lô Tuna sẽ “hỗ trợ sản xuất trong tương lai”. Công ty dầu khí Harbour không cung cấp tin tức chi tiết nhưng giới truyền thông Indonesia đã dẫn lời ông Benny Lubiantara, một người phụ trách kế hoạch tại một cơ quan chuyên trách các hoạt động kinh doanh dầu khí của Indonesia, cho biết: Trong tháng 1/2022, bộ phận của ông và Premier Oil sẽ bắt đầu thảo luận về một kế hoạch phát triển đã được đề xuất.

Premier Oil là tên gọi của Harbour tại Indonesia. Premier Oil đã hợp nhất với Chrysaor để trở thành Harbour Energy PLC vào đầu năm 2021. Premier Oil cùng với công ty Nga Zarubezhneft đã khoan hai giếng thử nghiệm ở phía Đông biển Natuna –  gần biên giới biển giữa Indonesia – Việt Nam. Kết quả cho thấy khả năng hydrocacbon rất có tiềm năng.

“Ngay từ đầu, SKK Migas đã đánh giá và phân loại hai lô dầu trên là những giếng quan trọng” – ông Benny cho biết.

“ông Benny nói thêm: Ngoài việc gia tăng trữ lượng dầu khí quốc gia, những phát hiện này cũng nhấn mạnh chủ quyền lãnh hải của Indonesia”.

Đầu tháng này, một nhà làm luật Indonesia tiết lộ rằng Bắc Kinh đã yêu cầu Indonesia ngừng khoan dầu khí ở lô Tuna.

Lô dầu này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia, cách biên giới biển Indonesia-Việt Nam khoảng 10 hải lý nhưng trùng với “lưỡi bò chín đoạn”  mà Bắc Kinh tự tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Trong hai tháng 9 và 10 vừa qua, tàu Hải dương Địa chất 10 của Trung Cộng đã tiến hành khảo sát đáy biển gần lô Tuna bất chấp sự phản đối của Indonesia như hình dưới đây.

 

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken hiện có chuyến thăm kéo dài hai ngày tới Jakarta, bắt đầu từ thứ Hai (13/12).

Trước chuyến thăm, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã ra tuyên bố cho biết Hoa Kỳ “ủng hộ các nỗ lực mạnh mẽ của Indonesia nhằm bảo vệ các quyền hàng hải của mình và chống lại sự gây hấn của Trung Cộng ở Biển Đông, trong đó có vùng đặc quyền kinh tế xung quanh quần đảo Natuna”.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt