Biểu tình chống Trung Cộng xâm lược tại Hà Nội và Sài Gòn (09/12)
Trước những sự kiện: Trung Cộng ban hành sổ thông hành cho người Hoa có bản đồ “lưỡi bò”, Trung Cộng cấm không cho Việt Nam thăm dò dầu khí tại biển Đông ngay trên chủ quyền khai thác của Việt Nam cách thềm lục địa 200 hải lý, Trung Cộng cắt giây cáp tàu Bình Minh 2, Trung Cộng cho tàu tuần tra kiểm soát biển Đông… và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì nhu nhược bán nước cầu vinh vẫn tôn thờ “16 chữ vàng” và “4 tốt”, có những lời lẽ nịnh bợ quan thấy Trung Cộng đến mức độ “vô liêm sĩ”. Trước tình hình nguy cập đó, người dân trong nước vận động và ra thông báo biểu tình trên các trang mạng “lề trái”, những người này đã từng cánh tay đắc lực của csVN trước năm 1975… dưới đây là:
- Lời kêu gọi biểu tình chống Trung Cộng ngày 09/12/2012
- Cuộc biểu tình chống Trung Cộng tại Sài Gòn và Hà Nội bị công an csVN đàn áp….
1) Lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc:
Trước các động thái khiêu khích gần đây của chính quyền Bắc Kinh ở Biển Đông, tại Hà Nội và Sài Gòn đang xuất hiện những lời kêu gọi mít tinh và tuần hành chống Trung Quốc dù các cuộc biểu tình tương tự hồi mùa hè năm ngoái và năm nay không được phép tiếp diễn.
Trong khi lời kêu gọi tuần hành vào sáng chủ nhật 9/12 tới Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội đang được lan truyền và hưởng ứng rộng rãi trên các trang mạng xã hội thì tại phía Nam, một số trí thức được nhiều người biết đến đã thông báo với chính quyền thành phố và các phương tiện truyền thông về cuộc mít tinh dự kiến diễn ra cùng ngày trước Nhà hát Thành phố để phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam.
Giáo sư Tương Lai từng là thành viên nhóm tư vấn cho các cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, một trong những người ký tên trong bản thông báo tổ chức cuộc mít tinh tại Sài Gòn, cho biết:
“Hiện nay, chúng tôi đã gửi thông báo đó theo hai địa chỉ nơi nhận là ông Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải và ông Chủ tịch Ủy ban Lê Hoàng Quân, đưa đến tận trụ sở cơ quan. Hiện chúng tôi chưa nhận được phản hồi nào cả, nhưng công việc của chúng tôi, chúng tôi vẫn tiến hành một cách bình thường. Trong kiến nghị trước đây hôm 27/7, chúng tôi có đề nghị Ủy ban chấp thuận kế hoạch của chúng tôi biểu tình phản đối hành động xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bây giờ, trước hành động ngang ngược (của Trung Quốc) trong việc in hộ chiếu ‘đường lưỡi bò’, trong việc làm đứt cáp tàu Bình Minh 02, trong việc chính quyền tỉnh Hải Nam tuyên bố sẽ kiểm tra-khám xét tàu thuyền đi lại trong ‘vùng lãnh hải’ của họ, mà đường lãnh hải này, theo ‘đường lưỡi bò’ họ tự vạch ra, nằm trong chủ quyền của nhiều quốc gia trong vùng Biển Đông, trong đó có Việt Nam. Đấy là một hành động ngang ngược và thách thức tinh thần dân tộc và ý thức về chủ quyền của nhân dân chúng tôi. Cho nên, trong dịp này, chúng tôi làm cuộc mít tinh biểu tỏ thái độ phẫn nộ, lên án hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc.”
Thông báo của các nhân sĩ yêu nước cũng yêu cầu chính quyền thành phố giữ gìn an ninh trật tự cho cuộc mít tinh, một hoạt động yêu nước thực hiện quyền biểu tình được ghi trong Hiến pháp.
Nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam nói ông tin rằng với mục đích bày tỏ thái độ và ý chí của dân Việt trước những hành động phi pháp của Trung Quốc, cuộc mít tinh lần này tại Sài Gòn sẽ không gặp trở ngại:
“Cái mục tiêu là chống Trung Quốc xâm lược, lên án những hành động ngang ngược, hiếu chiến của nhà cầm quyền Trung Quốc phù hợp với những điều mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã tuyên bố và báo chí đã lên án. Bộ Ngoại giao đã triệu đại sứ Trung Quốc và gửi công hàm phản đối những hành vi ngang ngược vừa rồi của họ. Vậy thì có vấn đề gì mâu thuẫn giữa chúng tôi với chính quyền đâu? Chúng tôi làm tất cả những việc này là để hỗ trợ cuộc đấu tranh ngoại giao mà nhà nước đang tiến hành. Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng không có lý do nào để nhà cầm quyền bất bình với việc làm hết sức quang minh chính đại và chính đáng của chúng tôi. Về chuyện bị trấn áp này nọ, tôi không tin điều đó. Còn nếu như điều đó xảy ra thì thật là đáng tiếc. Nhưng chúng ta vẫn tin tưởng rằng nhà cầm quyền trong khi phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc qua đường ngoại giao thì sẽ rất tán thành hành vi phản đối quyết liệt từ dân. Bởi vì tin vào dân, dựa vào dân mới có sức mạnh để đấu tranh với những hành động ngang ngược và hiếu chiến ấy chứ.”
Hồi tháng 7 năm nay, Giáo sư Tương Lai cùng hơn 40 nhân sĩ trí thức từng gửi Đề nghị lên thành phố yêu cầu chính quyền tổ chức tuần hành phản đối Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Tuy nhiên, đề nghị này đã không được giới hữu trách hồi đáp và những cuộc biểu tình chống Trung Quốc tự phát tại Sài Gòn và Hà Nội trong năm nay đã sớm bị trấn dẹp.
2) Biểu tình chống Trung Quốc 09/12/2012 như thế nào?
Biểu tình và bị công an csVN đàn áp tại Sài Gòn (theo tin của nhóm “U no U”)
Khoảng 200 người đã tụ tập bên ngoài Nhà Hát Thành Phố và tuần hành qua các đường phố trung tâm với ý định tiến về hướng đại sứ quán Trung Quốc, có công an đi theo canh chừng.
Sau độ 30 phút, công an đã dồn 22 người biểu tình lên một chiếc xe lớn. Một trong những người bị bắt cho biết họ bị đưa đến trại giam Lộc Hà.
Ngay tức khắc, những hình ảnh liên quan đến cuộc biểu tình đã được tải lên các trang blog và trang mạng xã hội.
“Họ đã đàn áp những người biểu tình yêu nước, họ đã công khai thừa nhận rằng họ đã tiếp tay cho giặc. Chủ quyền đất nước đã bị xâm phạm, ngư dân chúng tôi bị bắt, bị đánh.”
Cuộc biểu tình diễn ra chỉ mấy ngày sau khi Tập đoàn dầu khí quốc gia PetroVietnam tố giác các tàu đánh cá của Trung Quốc đã cắt giây cáp một chiếc tàu thăm dò địa chấn của họ trong vùng biển của Việt Nam. Tập đoàn này nói rằng năm ngoái, tàu của họ đã bị cắt cáp ít nhất hai lần, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại các thành phố lớn của Việt Nam.
Căng thẳng lên cao trong thời gian gần đây sau khi Trung Quốc phát hành loại hộ chiếu mới cho thấy nhiều vùng biển bị cuộc tranh chấp là của Trung Quốc, khiến nhiều nước khác cũng phản đối.
Chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc cũng gây xôn xao khi công bố các quy định mới, áp dụng tại vùng biển, trong đó có những dãy đão có tranh chấp.
Các nhà phân tích nói rằng Việt Nam và Trung Quốc sử dụng những vụ đối đầu tại Biển Đông để gây ảnh hưởng lên dư luận và chỉ trấn áp các cuộc biểu tình khi tình hình có thể vượt khỏi tầm tay. Nhiều người nghĩ rằng nhà chức trách e ngại những cuộc biểu tình lớn có thể biến thành biểu tình chống chính quyền.
Nhiều nhà tranh đấu nổi tiếng đã vắng mặt một cách bất thường trong cuộc biểu tình hôm Chủ nhật. Cụ bà Lê Hiền Đức là một trong những người này:
“Tôi bị khoảng 50 công an vây kín nhà, nó không cho ra khỏ cửa để đi mua bánh mì nữa. rồi nó cướp cả máy ảnh, đủ mọi thứ. Sau đó nó khiêng lên đồn công an.”