Biển Đông Dậy Sóng


Trung Quốc đang dòm ngó biển Đông, bài Biển Đông Dậy Sóng của ông Trần Khải.

Biển Đông Dậy Sóng

Trần Khải

Hòa bình là phước của một dân tộc. Không dễ gì có nổi bao nhiêu cơ hội cho hòa bình, bất kể đây là ước mơ của mọi người dân bình thường. Trường hợp Việt Nam, sống dưới bóng che của đàn anh bá quyền Trung Quốc, thời gian của hòa bình hết sức là hiếm hoi, và lúc nào cũng nên xem đó như thời gian phải tăng tốc phát triển và sửa sọan cho chiến tranh. Hiếu hòa là thái độ cần thiết, nhưng không có nghĩa là giao hết vận mệnh đất nứơc cho một tương lai bất trắc.

Hiển nhiên, không hẳn có chuyện 10 triệu bộ đội Trung Quốc ào ra Biển Đông để bơi về tắm biển Hội An, Quảng Đà. Các chế độ con cháu Bác Mao, Bác Hồ lúc nào cũng dễ hy sinh mạng người như cỏ rác, nhưng thế kỷ 21 đã cho họ nhiều phương tiện tàn phá khốc liệt hơn, không nhất thiết phải xua biển người vào lửa đạn. Thời buổi văn minh hơn, tất có cách bá quyền văn minh hơn. Thí dụ, Hoa Lục có thể gạ mua hãng dầu Mỹ Unocal và thế là sẽ làm chủ 3 vùng Block dầu ngoài khơi Vũng Tàu, trong đó có hơn một chục giếng dầu đã có lời, và làm chủ thêm 2 nhà máy điện Cần Thơ… May mắn, Hạ Viện Mỹ đã đòi chận lại.
Điều chắc chắn thấy được là một cuộc chiến biển Đông sắp xảy ra. Mức độ dữ dội như thế nào thì chúng ta chưa thấy rõ. Đảng CSTQ đã nêu nhu cầu ưu tiên là chiếm lại Đài Loan. Điều này thì ai cũng thấy, và đây cũng là một cảm xúc để hầu hết dân Hoa Lục đòan kết được. Cũng tương tự, nếu Đảo Phú Quốc ly khai, thì chế độ nào ở Hà Nội hay Sài Gòn đều thấy là biển Đông nhất định phải dậy sóng.
Quyết tâm đó của Bắc Kinh tuần trứơc lộ rõ qua lời tuyên bố của Tướng Hoa Lục Zhu Chenhu rằng Trung Quốc sẽ dội bom nguyên tử “hàng trăm” thành phố Hoa Kỳ, nếu Mỹ dám can thiệp nỗ lực Trung Quốc tái chiếm Đài Loan. Điều mới lạ trong lời này là, không phải để tự vệ, mà chính Hoa Lục sẽ tấn công nguyên tử trứơc. Tướng Zhu, một giáo sư Đại Học Quốc Phòng Trung Quốc, đã trầm tỉnh nói với một nhóm phóng viên ngọai quốc về điều gì xảy ra nếu Mỹ can thiệp để cứu Đài Loan: “Chúng tôi sẽ đáp ứng. Chúng tôi, người Hoa, đã tự sửa sọan để thấy sự hủy diệt của tất cả các thành phố phía đông của Xian (Tây An, nằm giữa Hoa Lục). Dĩ nhiên, người Mỹ sẽ phải sửa sọan rằng hàng trăm… thành phố sẽ bị phá hủy bởi Trung Quốc.”

Cần nhớ rằng Tướng Zhu không phải là sĩ quan cấp cao duy nhất đe dọa chiến tranh nguyên tử vì cớ Đài Loan. Năm 1995, Tướng Xiong Guangkai, bây giờ là Phó Tham Mưu Trưởng, nói với một cựu viên chức Pentagon rằng ông chắc chắn là Mỹ sẽ suy nghĩ kỹ về việc hỗ trợ Đài Loan trong một cuộc chiến quân sự, bởi vì dân Mỹ “quan ngại hơn về việc mất Los Angeles” hơn là cứu Đài Loan. Làm sao mà xóa sổ Los Angeles nổi, nếu không phải là dội bom nguyên tử…
Chúng ta cũng có thể nhớ thêm chuyện 2 nhà chiến lược quân sự Hoa Lục vẽ ra một viễn ảnh chiến tranh tòan diện. Năm 1998, một nhà xuất bản chính thức Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân đã phát hành cuốn “Unrestricted Warfare” (Chiến Tranh Vô Giới Hạn), viết bởi 2 vị đại tá cao cấp, Qiao Liang và Wang Xiangsui. Sách này nói rõ rằng Trung Quốc không đủ sức chiến tranh với Mỹ theo các quy ứơc cũ – thí dụ đơn giản được nêu rằng, chỉ có Hoa Kỳ mới chi ra hơn 200 tỉ đô la để chế tạo ra lọai chiến đấu cơ F-35 Joint Strike Fighter. Đó là lý do phải tìm một cách khác hơn.
Sách này nêu ra một cuộc chiến tòan diện, trong đó có chiến tranh tài chánh (phá họai hệ thống ngân hàng và thị trừơng chứng khóan), chiến tranh ma túy (dùng ma túy phá họai xã hội, sinh lực tuổi trẻ), chiến tranh tâm lý và truyền thông (tuyên truyền phá họai ý chí kẻ thù), chiến tranh về luật quốc tế (ngăn chận việc kẻ thù sử dụng các cơ chế đa quốc), chiến tranh tài nguyên (giành quyền kiểm sóat tài nguyên thiên nhiên), và ngay cả chiến tranh sinh-địa (tạo ra các cú động đất nhân tạo hay các thảm họa tự nhiên khác).
Nghe y hệt như truyện Tàu, như Đông Châu Liệt Quốc hay Tam Quốc Chí. Hai đại tá Qiao và Wang viết về viễn ảnh sử dụng các trùm ma túy và tin tặc, những kẻ trứơc giờ “ở ngòai tầm họat động có tểh hiểu biết nổi bởi quân sự Mỹ.” Họ hình dung ra một tình huống chiến tranh đánh Mỹ mà “hệ thống điện dân sự, hệ thông quản trị giao thông công cộng, hệ thống giao dịch tài chánh, mạng lứơi điện thọai và truyền thông đại chúng hòan tòan tê liệt,” dẫn tới kinh hòang, cướp giựt đập phá ngòai phố và khủng hỏang chính trị. Chỉ tới lúc đó, quân lực quy ứơc mới xuất trận “cho tới khi kẻ thù buộc phải ký một hòa ứơc nhục nhã.”
Nếu nhìn cho kỹ, thì Hoa Lục đã sửa sọan cho cuộc chiến Biển Đông rồi. Tướng Zhu hù dọa bom nguyên tử Mỹ. Đó là cuộc chiến truyền thông. Hoa Lục liên tục gây rối Mỹ trên các buổi họp Hội Đồng Bảo An LHQ. Đó là chiến tranh luật quốc tế. Điệp viên Hoa Lục tràn ngập Hoa Kỳ để trà trộn, tìm mua bí mật kỹ thuật và quốc phòng Mỹ. Đó là cuộc chiến kỹ thuật. Mới đây, hãng quốc doanh China National Offshore Oil Co. đòi mua hãng Mỹ Unocal. Đó là cuộc chiến tài nguyên.
Đó là phía Mỹ. Riêng trừơng hợp Việt Nam, chúng ta cũng có thể thấy nhiều quấy rối tương tự. Tiền giả liên tục đưa từ Quảng Châu vào VN. Ma túy từ biên giới Lạng Sơn vào VN, mua cả các cấp công an lớn nhỏ. Hàng lậu Hoa Lục, trái cây rau quả hợp pháp… của đàn anh tràn vào, đè bẹp nhiều hãng Việt Nam. Một phần biển, đất VN đã bị Hoa Lục lấn ép, thế là VN lại phải lấn ép Cam Bốt cho rộng chỗ… Các sở tình báo Hoa Lục tung cả mỹ nhân kế, đô la kế để “hớp hồn” các lãnh tụ Việt gian CSVN.
Anh hưởng của Hoa Lục tại VN ngày một lớn rộng. Cú nổi bật nhất là vụ gián điệp Trung Quốc bắt cóc nhà họat động nhân quyền Wang Bingzhang tại Việt Nam và đưa sang Trung Quốc mấy năm trứơc. Dù vụ này có tiếp tay hay cho phép từ phía Việt gian CSVN hay không, thì thấy rõ chuyện điệp viên Tàu xem đất phương Nam như khỏanh đất sau hè của họ.
Nếu để ý kỹ hơn nữa, có thể thấy các hiện tượng đáng ngại khác. Bất kỳ một bí thư tỉnh ủy hay thành ủy nào nhậm chức, lập tức tình báo Hoa Lục tại Việt Nam mở các tiệc chiêu đãi linh đình, hối lộ và mua chuộc bằng các hình thức tinh vi và hậu hĩnh… không chỉ mua riêng cán bộ cấp ủy này, mà Hoa Điệp còn mua luôn cả gia đình dòng họ vị cán bộ đó.
Lại còn độc chiêu nữa. Kiểu Trọng Thủy, Mỵ Châu. Hiện thời, có nhiều con gái cán bộ hàng ủy viên trung ương Việt gian CSVN đã gã cho các chàng trai người Hoa. Chúng ta không nên kỳ thị, vì tình yêu có các lý lẽ riêng. Nhưng có thực các chàng rễ của các quan lớn này hết lòng hết dạ với quê vợ hay không, cũng là điều phải lo.

Nhìn lại, một điều có thể ảnh hưởng lâu dài cho cán cân lực lượng Biển Đông chính là vụ CNOOC đòi mua hãng dầu Mỹ Unocal. Tuy là Unocal chỉ là hãng dầu khí lớn thứ 9 Hoa Kỳ (sở hữu trữ lượng ước tính 1.75 tỉ thùng barrels), nhưng Unocal là công ty duy nhất tại Mỹ cung cấp lọai “rare earth minerals” (khóang địa hiếm) để dùng cho các phi đạn điều hứơng (Cruise missiles) và lọai bom tinh khôn. Cần nhấn mạnh chữ “hãng duy nhất tại Mỹ” đó.
Tuy là tích sản Unocal trải dài từ Vịnh Mexico cho tới Biển Caspian, nhưng các mỏ dầu Unocal đã rải quanh vùng Đông Nam Á – tại Thái Lan, Miến Điện, Indonesia, Việt Nam và Phi Luật Tân. Aâm mưu của CNOOC đòi mua Unocal thấy rõ không thuần túy kinh tế, mà hiển nhiên là có cả yếu tố quốc phòng và bá quyền.
Thử nhìn xem ở Thái. Trong 1,142 nhân viên Unocal ở đây có 92% là người Thái, và có thêm 1,500 nhân viên làm theo hợp đồng. Unocal thầu khai thác vùng Vịnh Thái Lan, gom cả một phần lãnh hải Cam Bốt, tổng cộng diện tích 6,028 dặm vuông (15,612 kilometers vuông). Năm 2004, Unocal đã khoan hơn 2,063 giếng dầu.
Trong lãnh thổ Miến Điện, thì Unocal là sở hữu 28.26% trong công ty Moattama Gas Transportation Company, hãng đang thực hiện khai thác khí đốt Yadana.
Unocal cũng khai thác dầu ở Indonesia, đang có 1,900 nhân viên ở đây trong đó 96% là người Indonesia.
Unocal cũng có dự án thăm dò dầu tại VN, đã vào VN từ năm 1996, và khám phá mỏ khí tự nhiên đầu tiên cho hãng hồi năm 1997. Unocal đã thăm dò ngoài khơi VN, ba ô khu vực có tên là – Block B, Block 48/95, and Block 52/97. Cộng chung lại, Unocal có quyền khai thác vùng lãnh hải VN rộng 6,473.39 dặm vuông (16,766 kilometer vuông).
Unocal đã đầu tư 174 triệu đô vào thăm dò VN. Thực ra, Unocal khai thác ở VN theo các hợp đồng với đối tác, trong đó có hãng dầu qúôc doanh PetroVietnam. Trong 3 dự án lớn với PetroVietnam, hãng Unocal sở hữu 42.38% trong 2 dự án đầu và có 43.4% trong dự án cuối.
Vào cúôi năm 2002, Unocal đã khoan 14 giếng thăm dò ngòai khơi Nam VN. Trong đó, 10 giếng có khí đốt khai thác được. Unocal dự định khoan thêm 8 giếng nữa trong khỏang các năm 2003 và 2005.
Unocal cũng có đầu tư vào 2 nhà máy điện VN, cả 2 đều nằm trong vùng Ô Môn thuộc tỉnh Cần Thơ. Đây là hai nhà máy nhiệt điện, có tên là O Mon 1A và 1B – là 2 xưởng đốt dầu khí để sản xuất khỏang 600 MW điện lực. Trong hồ sơ Unocal ghi là thời điểm khai thác được là 2005-06, nhưng nguồn tin phía VN nói là phải tới 2008 mới chạy được.
Thử suy nghĩ cho kỹ, thực sự Hoa Lục có âm mưu bá quyền nào về phía Biển Đông không? Có vẻ như các gọng kìm đang xiết dần, ít nhất là về cuộc chiến tài nguyên… Khi CNOOC gạ mua Unocal, có thực là Bắc Kinh không nhìn thấy các vùng biển, đất ở Vũng Tàu, Cần Thơ… hay sao?

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt