Bầu cử nước Mỹ năm nay quá phức tạp!

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Cuối năm 2020, nước Mỹ xáo trộn, giả thật lẫn lộn nếu không muốn nói là tồi tệ… Thật khó tin ở những cơ quan truyền thông “tầm cỡ” thường làm nhiệm vụ trung lập để cung cấp tin tức trung thực cho quần chúng, thì nay không dám tin những tin tức họ đưa ra! tất cả diễn ra trong tình trạng hỗn loạn “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”. Có những  tin tức đưa ra bị cắt xén sự thật, những câu văn được chải chuốt không phải làm đẹp văn chương, mà bôi trơn để lèo lái dư luận một cách tinh vi. Truyền thông chẳng khác gì cộng sản làm nhiệm vụ đánh bóng bộ lông cho gà nhà của mình – đánh mất vai trò thiêng liêng của “đệ tứ quyền” vốn có.

Nước Mỹ tự hào là một nước tự do dân chủ, người dân trên thế giới thích đến nước Mỹ sinh sống vì đây là đất nước của cơ hội và giá trị tự do dân chủ. Nay lại mang tiếng bầu cử gian lận! Nếu đảng nào chủ trương làm điều tồi bại đó thì là một nỗi nhục cho nền dân chủ nước Mỹ và đảng đó nên tự giải tán bởi vì nó đã  gây tổn thương cho người Mỹ quá to lớn không thể tha thứ được!

Nền chính trị lưỡng đảng của Mỹ tự hào có 3 cơ quan cân bằng quyền lực hành pháp, lập pháp, tư pháp, ngoài ra còn có “đệ tứ quyền” do các cơ quan truyền thông nắm giữ, đứng trung lập và làm việc ngoài kiểm soát của chính phủ thực hiện tu chánh án số 1 của hiến pháp Hoa Kỳ là bảo vệ tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do báo chí. Đồng thời bảo vệ các cuộc xuống đường ôn hoà đòi hỏi yêu sách đối với chính quyền (protects the freedom of speech, religion and the press. It also protects the right to peaceful protest and to petition the government),  không một thế lực nào được ngăn cản. Nay “Đệ Tứ Quyền” như đang bị tha hoá và biến dạng!

Ngành Hành pháp với mùa tranh cử tồi tệ:

– Hành Pháp là chủ nhân Tòa Bạch Ốc (White House) đứng đầu là Tổng Thống và Phó Tổng Thống cùng các bộ và ban ngành trên mọi lãnh vực để lãnh đạo guồng máy quốc gia. Bốn năm được bầu lại một lần. Năm nay là bầu cho nhiệm kỳ tổng thống 2020-2024 với tình trạng bầu cử tồi tệ:

– Phía đảng Dân Chủ của Joe Biden cứ tiến lên đốt pháo ăn mừng, hô hào chiến thắng tổng thống bầu cử (president-elect). Mở tiệc mừng chiến thắng ở tiểu bang nhà Delaware – tuyên bố những kế sách kinh tế của chính phủ mới chiều ngày 16/11/2020.  Nhiều nước đồng minh trên thế giới thế giới Á-Âu-Úc châu, kể cả người bạn mang nặng ân tình với TT Trump là Thủ Tướng Do Thái Netanyahu cũng lên tiếng chúc mừng Joe Biden. Đức Giáo Hoàng Francis, Đức Đại Lai Lạt Ma gửi điện chúc mừng president-elect…

– Phía đảng Cộng Hòa của TT Trump phủ nhận toàn bộ chiến thắng của ông Joe Biden và cho là cuộc chiến thắng bầu phiếu gian lận bằng “phiếu ma” (người chết còn đi bỏ phiếu), “phiếu giả” (người chỉ có thẻ xanh gửi phiếu về nhà đi bỏ phiếu), “phiếu tráo” (máy đếm phiếu Dominion dùng “software” tráo  phiếu bỏ cho ông Trump sang Biden), không đếm phiếu của TT Trump v.v. 

Thông thường khi một ứng cử viên tổng thống vượt ngưỡng 270 Cử Tri Đoàn (CTĐ) thì báo chí lên khuôn, TV lên tin và Ứng Cử Viên TT phía đối lập lên đọc lời chúc mừng chiến thắng của đối phương (thường xẩy ra trong đêm khi kiểm phiếu xong hoặc chậm là sáng hôm sau) thì UCV trúng cử gọi là president-elect.

Nhưng năm nay cuộc bầu cử xẩy ra bất thường, phía ông Trump chưa có lời chúc mừng cho cuộc thắng của ông Joe Biden vì nhiều nghi ngờ gian lận. Một số tiểu bang chiến trường (swin states) bị Ban Bầu Cử của TT Trump đưa đơn khiếu kiện lên tòa án để đòi hỏi sự công bằng và minh bạch của lá phiếu cử tri như tiểu bang Wisconsin, Michigan, Georgia, Arizona, Pennsylvania và Nevada… 

Ngành lập pháp bầu cử lộn xộn chẳng kém! 

– Ngành Lập Pháp của Hoa Kỳ gồm hai viện  Thượng Viện và Hạ  Viện có trụ sở ở Washington DC. Thượng viện có 100 Thượng nghị Sĩ và Hạ Viện có 435 Dân Biểu Liên Bang, các Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu này được người dân bầu lên.  Trong năm nay, khi Ban Bầu Cử của đảng Cộng Hoà đưa đơn khiếu kiện thì nó ảnh hưởng đến cuộc bầu phiếu Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu của các tiểu bang.

– Toàn thể hạ viện Hoa Kỳ gồm 435 ghế đều được bầu lại, bị ảnh hưởng tình trạng như hành pháp cần kiểm phiếu chính xác, nên đến nay vẫn chưa kiểm phiếu xong. Ngày 17 /11/2020 thì Đảng Dân chủ thắng 219 ghế (giảm 7 ghế so với nhiệm kỳ trước).  Đảng Cộng Hòa thắng 204 ghế (tăng 8 ghế  so với nhiệm kỳ trước). Và 1 ghế  ứng cử viên độc lập.  Như vậy là còn 11 ghế hạ viện chưa có kết quả. Với tình hình hiện nay có khi số dân biểu liên bang của mỗi đảng đã kiểm phiếu xong có thể thay đổi.

Bầu cử 435 ghế Hạ Viện năm 2020 (Ảnh AP  ngày 17/11/2020)

– Tại Thượng Viện:  1/3 số Thượng Nghị Sĩ  (TNS) được bầu lại. Thượng Viện Mỹ có 100 ghế, mỗi tiểu bang ở Mỹ không kể dân số đông hay ít đều được bầu 2 TNS vào Thượng Viện với nhiệm kỳ là 6 năm. Trong khóa trước, đảng Cộng Hòa chiếm đa số 53 ghế, đảng Dân Chủ 45 ghế và 2 ghế độc lập. Kết quả hôm 17/11/2020 đảng Cộng Hòa dẫn đầu 50 ghế, đảng Dân Chủ chiếm 46 ghế và 2 ghế độc lập. Còn 2  ghế TNS ở tiểu bang Georgia đang kiểm phiếu lại  nên chưa có kết quả. Cũng như Hạ Viện, trong tình trạng hiện nay có thể số Thượng Nghị Sĩ sẽ lên xuống một vài ghế khi có kết quả chính thức.

Bầu cử Thượng Viện Hoa Kỳ (Ảnh AP 17/11/2020)

“Đệ Tứ Quyền” mất thiên chức: 

Tại Mỹ, báo chí hoạt động với phương châm “we provide, you decide” , nghĩa là các cơ quan truyền thông cung cấp tin tức chính xác, người nhận tin tự phân tích và đánh giá sự việc theo ý riêng của mình. Báo chí và các cơ quan truyền thông không được đưa tin không trung thực để lèo lái dư luận. Trong những năm gần đây, thiên chức “đệ tứ quyền” đã bị đánh mất, báo chí Hoa Kỳ cũng theo phe nhóm nên thêm bớt nhưng lời phát biểu của các chính khách… Tiến đến tình trạng thích ai thì nói tốt, ghét ai thì bóp méo sự thực, hoàn toàn mất tính khách quan và vô tư của một nhà báo chuyên nghiệp.

Nước Mỹ mạnh ở đâu và tin ai bây giờ?

Nền tảng sống của xã hội Hoa Kỳ dựa trên bốn cột trụ hành pháp, lập pháp và tư pháp cân bằng quyền lực và “đệ tứ quyền” báo cáo (report) trung thực để định hướng xã hội từ hơn 200 năm nay, nhờ đó nước Mỹ có một nền dân chủ ổn định đáng tự hào nhất trên thế giới. Trong mùa bầu cử năm nay, ba cột trụ hành pháp, lập pháp và “đệ tứ quyền” bị lung lay tận gốc rễ. Thật là một ác mộng! Người dân chỉ còn chờ đợi ở ngành tư pháp Hoa Kỳ giải quyết công bằng mọi sự việc, lấy lại niềm tin cho người dân Mỹ.

Cuộc bầu cử vô vọng?

Kết quả bầu cử Hành Pháp, Lập Pháp đang trong tình trạng tồi tệ, kiện tụng ở các tiểu bang và có thể lên Tối Cáo Pháp Viện không biết khi nào kết thúc. “Đệ tứ quyền” đánh mất lòng tin của quần chúng, truyền thông Internet xã hội thì nhiều vô số kể đến nỗi không biết tin vào đâu…. Xã hội đang khủng hoảng niềm tin giữa một rừng tin tức…. Giờ đây người dân chỉ chờ vào một ngành trong tam quyền phân lập là tư pháp, chỗ  tin tưởng cuối cùng của người Mỹ. Nơi người  dân còn đặt niềm tin vào những vị thẩm phán được lựa chọn kỹ  lưỡng để giữ cán cân công lý  cho con người  và xã hội và đem lại minh bạch chính trị cho nước Mỹ.  

Khi nào có kết quả bầu cử?

Nên nhớ rằng, việc bầu cử tại Mỹ là do các tiểu bang tổ chức chứ không phải của Liên Bang Hoa Kỳ. Khi bầu tổng thống Mỹ là công dân Mỹ bỏ phiếu theo Cử tri Đoàn (CTĐ). Đại Cử Tri Đoàn – ĐCTĐ (Đại diện Cử tri Đoàn) lấy kết quả bỏ phiếu trong cử tri đoàn (Electoral College) để bỏ phiếu cho tổng thống và phó tổng thống. Sau đó, Quốc Hội căn cứ trên lá phiếu của ĐCTĐ  để tuyên bố tổng thống và phó tổng thống của nhiệm kỳ tới. 

Thông thường, trong lịch bầu cử nước Mỹ, khi các tiểu bang kiểm phiếu xong, các cơ quan truyền thông đưa tin chính xác Ứng Cử Viên (UCV) đã vượt ngưỡng 270 cử tri đoàn và UCV đối lập có bài phát biểu chúc mừng người chiến thắng và nhượng bộ,  thì UCV thắng phiếu CTĐ gọi là president-elect.  Năm nay, báo chí đưa tin ông Joe Biden đạt được 270 cử tri đoàn, nhưng ông Trump chưa có bài phát biểu chúc mừng và nhượng bộ mà trái lại còn đưa đơn kiện các tiểu bang về ông Biden gian lận bầu cử.  Như vậy điều kiện để tuyên bố president-elect mới đạt 50% mà ông Joe Biden đã tuyên bố president-elect là sai trái trên cơ bản.

Khi được cho là President-elect, nhưng phải chờ đợi một thời gian để thực hiện những thủ tục cần thiết mới được tuyên bố chính thức là Tổng Thống Hoa Kỳ.

Theo luật nước Mỹ, sau ngày bầu cử chừng vài tháng, vào ngày thứ Hai của tuần thứ hai tháng 12 (năm nay là ngày 14/12/2020), các ĐCTĐ nhóm họp tại thủ đô của tiểu bang cư ngụ.  Tại đó, ĐCTĐ chính thức bỏ phiếu bầu cho Tổng Thống và Phó Tổng Thống. Thông thường ĐCTĐ phải bỏ phiếu đúng ý nguyện của lá phiếu cử tri trong địa hạt của mình…Như vậy,  đại diện CTĐ đến thủ đô của tiểu bang để bỏ phiếu cho UCV Tổng Thống nào đã được cử tri trong địa hạt của mình bầu chọn.  Sau khi hoàn thành thủ tục bỏ phiếu của ĐCTĐ ở mỗi tiểu bang,  kết quả sẽ gửi bảo đảm hoả tốc đến Thượng Viện, Cơ Quan Lưu Trữ Quốc Gia và Tiểu Bang. Từ đó, ĐCTĐ đã hoàn thành nhiệm vụ bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ và không còn nhiệm vụ gì nữa cho đến 4 năm sau.

Thủ tục cuối cùng là vào ngày 6/1/2021, Quốc Hội Hoa Kỳ nhóm họp để kiểm phiếu ĐCTĐ (thông thường đây chỉ là thủ tục) và chính thức công nhận và công bố Tổng Thống và Phó Tổng Thống mới của Hoa Kỳ.  

Ngày Đăng Quang là ngày 20/01/2021 –  Tổng Thống chính thức bước vào và ở  và làm việc tại Tòa Bạch Ốc trong 4 năm.

Đó là thủ tục “ắt có và đủ” để bước vào làm chủ Tòa Bạch Ốc.  Thủ tục đó đã quy định bởi hiến pháp Hoa Kỳ không thể làm trái được, dù gặp khó khăn nào ĐCTĐ cũng phải vượt qua để thực hiện đúng lịch trình bầu cử.  Như vậy, dù cuộc bầu cử năm 2020 đang xảy ra phức tạp thì ĐCTĐ cũng phải hoàn tất bấu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống vào ngày 14/12, và ngày 6/01/2021 Quốc Hội họp kiểm phiếu ĐCTĐ để thông qua và chính thức tuyên bố vị Tổng thống cho nhiệm kỳ 2020-2024.

Nếu quá phức tạp không thể giải quyết được chức vụ Tổng Thống trong ngày 06/01/2021, thì Chủ Tịch Hạ Viện tạm thời giữ chức Tổng Thống. Trường hợp này khó – nếu không muốn nói là không thể xẩy ra khi TT Trump dọn cỗ cho bà Nancy Pelosi, hoặc một vị Chủ Tịch Hạ Viện mới trong nhiệm kỳ 2021-2023 mà đảng Dân Chủ nắm.

Hiện nay, các vấn đế pháp lý về bầu cử đang diễn ra phức tạp tại các tiểu bang chiến trường, và có thể lên đến Tối Cao Pháp Viện, Việt Nam Quốc Dân Đảng không cho rằng ai là người thắng cử Tổng Thống Mỹ trong lúc này. VNQDĐ chỉ thông báo kết quả sau khi các vấn đề pháp lý được giải quyết và chính thức xác nhận bởi Quốc Hội Hoa Kỳ.

 Ngày 17/11/2020

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt