Bài Học Nặng Ký “bỏ của chạy lấy người”

Hình minh họa

Sài Gòn những ngày cận Tết mát lạnh và mang chút không khí của những ngày Giáng Sinh nơi Âu Mỹ. Đường Nguyễn Huệ và quanh khu du lịch của trung tâm thành phố, hoa tươi đang nhôn nhịp trang điểm cho mùa xuân, hoa và mùa xuân là biểu tượng của hy vọng vào một thay đổi nào đó tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn.
Nhưng nếu du khách rẽ vào ngõ hẻm từ một con đường lớn, những con chuột to bằng những con mèo, những con dán biết bay cùng ruồi muỗi, những ổ rác lộ thiên, những vũng nước ao tù… cho thấy một bộ mặt khác của Sài Gòn. Bộ mặt của nghèo khó, bất hạnh và tù túng đã không hề thay đổi suốt 70 năm qua, mặc cho bao nhiêu mùa xuân của hy vọng đã đến trong quá khứ. 

Một chút ít về cái “tôi” để người đọc cảm thông thêm về tính cách chủ quan của lá thư này. Tôi đến Mỹ năm 1975 cùng làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản sau khi miền Nam sụp đổ. Cha tôi là một Đại úy của Quân đội miền Nam; năm 1975 tôi mới 5 tuổi, tôi chưa hiểu biết chút gì về lịch sử hay chế độ của đất nước, của dân tộc tôi. Sang xứ Mỹ, cha mẹ tôi làm đủ mọi nghề, vất vả ngược xuôi, từ lao động chân tay đến mua bán tiểu thương, để sống và để nuôi anh em tôi.

Sau 30 năm, ông bà đã lo xong cho con cái, đã về hưu với căn nhà nhỏ và cuộc sống ổn định. Tôi lớn lên như một trẻ Mỹ, đi học, chơi đùa và coi xứ Mỹ như quê hương chính thức, dù tôi vẫn biết nói tiếng Việt theo tiếng nói của cha mẹ tôi. 

Tốt nghiệp Thạc Sĩ về điện tử, tôi có công việc tốt, lấy vợ và sống cuộc đời trung lưu như cả triệu người Mỹ khác. Cha tôi và các bạn ông thường tụ họp bàn luận về tình hình Việt Nam, các ông hay nói với nhau về những thù ghét của các ông với nhà cầm quyền Cộng  Sản, nhưng tất cả những chuyện đó đều rất xa lạ với tôi. Khi học lịch sử ở trung học, tôi có chút hãnh diện về Việt Nam, một quốc gia nhỏ bé đã đánh bại được hai cường quốc là Pháp và Mỹ. Hai ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp là hai anh hùng trong ký ức của tôi. 

Cuộc sống bình lặng đó thay đổi khi vợ tôi qua đời vì tai nạn xe cộ ba năm về trước. Không có con, thừa hưởng một số tiền bảo hiểm hơn 1 triệu US đô-la, cộng với giá nhà đang tăng cao và một khoản tiền tiết kiệm khá lớn, tôi không còn thấy nhu cầu phải kéo cầy 11 tiếng mỗi ngày trước máy vi tính nữa.

Tôi quyết định trở về Việt Nam để làm ăn và tạo dựng một cơ nghiệp mới ở trong nước. Tất cả những gì tôi đọc được cho tôi thấy một nước Việt Nam đổi mới với những con số rất tốt về sự đầu tư của tư bản nước ngoài, về xuất khẩu, về cơ hội đầy tiềm năng của một “con rồng mới”. Cha tôi không phản đối việc tôi về Việt Nam làm ăn, ông chỉ cho tôi một lời khuyên:

” Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà coi những gì Cộng Sản làm”

Tôi về Sài Gòn vào tháng Mười năm 2007. Khi ấy chỉ số VNI của chứng khoán Việt khoảng 1,000 và đề tài thời thượng khắp nơi là cơn sốt địa ốc và số tiền thu nhập của các đại gia Việt Nam.

Số tiền 2.5 triệu đô la của tôi thật nhỏ bé khiêm tốn khi tôi bàn chuyện đầu tư ở VN. Dường như ai cũng đầy tiền mặt và dự án, nhiều gấp mười lần khả năng của tôi. Dù vậy, tôi cũng rất hưng phấn cảm nhận niềm lạc quan vô bờ bến về sự thịnh vượng của nền kinh tế quốc gia. 

Trong khi đó, dựa theo truyền thống khoa học từ đại học Mỹ, tôi nghiên cứu kỹ hơn các con số từ các doanh nhân cũng như từ chánh phủ.

Tôi thấy ngay có rất nhiều điều sai trái và nghịch lý từ những con số, cũng như sự kiện thực tế về kết quả hoạt động. 

Sự nghi ngờ của tôi được xác nhận khi so sánh và định chuẩn theo mức sống thực sự của người dân, giàu cũng như nghèo. Việc chung đụng với mọi thành phần xã hội giúp tôi nhìn rõ hơn về thực trạng của quê hương. Những lời nói hoa mỹ, cũng như những biểu ngữ giăng kín thành phố, là một lớp son phấn rẻ tiền, che dấu một bộ mặt thật điêu tàn và thê thảm. 

Tôi nhận ra rằng cái cơ chế “kinh tế thị trường” mà nhà cầm quyền hứa hẹn khi ký văn bản gia nhập WTO chỉ là hình thức. 

 Tất cả những miếng mồi béo bở đều nằm trong tay bọn quan chức và cán bộ Đảng Cộng Sản, cũng như trong tay những bà con thân thuộc trong gia đình họ

Bộ Chánh Trị trung ương thì nắm chặt các công ty quốc doanh và bán quốc doanh, quan chức địa phương thì có những đặc lợi về ruộng đất, giấy phép, dịch vụ nhu yếu.

Lãnh vực tư nhân chỉ được phép làm trong địa bàn nhỏ, nhiều rủi ro và những ai làm ăn có lời đều phải chia cho bọn quan chức bằng nhiều phong bì lớn nhỏ.

Tầng lớp quan chức CS và gia đình họ, qua hệ thống tham nhũng tinh vi, đã thâu tóm phần lớn lợi tức quốc gia và có quyền hành không kém các quan lại của triều đại phong kiến. 

Tôi nhận ra rằng cuộc chiến tranh dành độc lập với bao nhiêu xương máu của người dân chỉ là một cái cớ để Đảng Cộng Sản cướp chánh quyền.

Những quốc gia láng giềng như Singapore, Mã Lai, Indonesia, đã dành độc lập mà không cần phải hy sinh xương máu và giờ đây, dân họ (nhờ một nền dân chủ minh bạch) đã trở nên giàu có.

Ở VN thì những tay doanh thương ngoại quốc nay đang cấu kết với Nhà nước CS Việt để trở thành những chủ nhân lớn của nhiều đơn vị kinh tế bằng cách dùng đồng tiền mua lao động rẻ và tài nguyên định giá qua gầm bàn. 

Tôi nhận ra rằng chế độ to mồm này thực sự sống nhờ phần lớn vào những khoản viện trợ nhân đạo của các nước tư bản (mà họ từng lên án và đánh đuổi); vào khoản tiền kiều hối của các cựu thuyền nhân (mà họ đã từng giam giữ tù đày khi kết tội phản quốc); vào mồ hôi nước mắt của những người nô lệ mới qua danh từ xuất khẩu lao động hay qua các cuộc hôn nhân mua bán áp đặt; vào những khoản lệ phí và sưu thuế đầy phi nghĩa, cũng như một con số khổng lồ về hối lộ. 

Tôi nhận ra rằng cuộc sống của HCM vị anh hùng thời còn đi học của tôi có rất nhiều bí mật xấu xa mà chế độ đã dùng mọi thủ đoạn để biến họ thành thần thánh

Đọc kỹ tiểu sử của ông Hồ Chí Minh ta sẽ thấy ông ta là một chính trị gia quỷ quyệt, làm nhiều việc mờ ám, hoàn toàn không có một chút chân thật gì, dù nhìn ở bất cứ góc cạnh nào. 

Con người của ông Hồ có rất nhiều tên gọi; ông tự viết cả tiểu sử để ca tụng mình (Trần Dân Tiên); ông không nhìn nhận cha mẹ ông cũng như không ngó ngàng gì đến 12 đứa con rơi, con rớt sinh ra từ những cuộc tình của ông trên khắp thế giới;

ông viết đơn cầu xin Thực dân Pháp ban ơn với những lời tâng bốc trơ trẽn (lá thư gởi Quan Toàn Quyền Pháp năm 1912); 

 ông làm mật vụ cho Nga khi Pháp không đáp ứng lời khẩn cầu của ông, (chuyện kể do Cựu Giám Đốc KGB Nga Vladimir Kryuchkov); ông bỏ Nga theo Tàu khi ông thấy theo Tầu ông có lợi

(Hồi ký của Ly chi Tuy); ông khoe là trọn đời sống độc thân để phục vụ tổ quốc trong khi ông có ít nhứt ba người vợ và bao nhiêu người tình. 

Kể cả một tình nhân là vợ của một thuộc cấp (Nguyễn Thị Minh Khai, vợ Lê Hồng Phong). Gần đây, nhiều tài liệu lịch sử kết tội ông ra lệnh giết bà Nông thị Xuân và cô em bà Xuân, vì hai người này muốn tạo xì-căng-đan về mối tình khi chung sống với ông (tài liệu trong cuốn sách “Ho Chi Minh: A Life” của William Duiker và cuốn “Đỉnh Cao Chói Lọi” của Bà Dương Thu Hương). 

Chuyện ông Hồ thủ tiêu không biết bao nhiêu là đối thủ chánh trị có thể hiểu được vì ông làm chánh trị kiểu Cộng Sản, chỉ biết theo gương bậc thầy như Mao hay Stalin.

Nhưng tôi thật khó chịu khi phải đi khắp Việt Nam và nhìn những biểu ngữ ca tụng “Gương đạo đức của Bác Hồ”.

Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì tôi không biết nghĩ sao khi đọc cuốn sách “….China and the Vietnam wars” của Qiang Zhai. Tác giả Qiang Zhai cho biết là một Tướng Tàu,

Tướng Wei Gouqing, nguyên cố vấn quân sự của Tướng Giáp, khẳng định là chiến thắng Điện Biên thực sự là do ông – Tướng Wei Gouqing, cố vấn, đặt chiến lược và điều khiển; ông Giáp và ông Hồ đã định đánh Pháp tại khu vực sông Hồng.  

Tướng Wei cũng tiết lộ là năm 1953, Hồ Chí Minh muốn thỏa hiệp với Pháp để đình chiến, nhưng Mao Trạch Đông ra lệnh cho Hồ là phải đánh đến cùng.

Cuối cùng, Giáp và Hồ được nhận lãnh công lao về chuyện xảy ra trên đất Việt, Tướng Tàu không thể công khai xuất hiện ở Việt Nam.

Một câu hỏi khác gây bàn tán là tài sản của con rể ông Giáp (Trương Quang Bình, người giàu nhứt nước) có bao phần là của ông Tướng Giáp? 

Sau 1 năm ở Việt Nam, tôi hiểu được một sự thật căn bản của xã hội Việt thời này: tất cả mọi con người, mọi con số ở Việt Nam hiện nay đều là giả dối.

– Quan chức nói dối để giữ quyền hành, bổng lộc;

– doanh nhân nói dối vì quan chức đòi hỏi;

– người dân nói dối vì nói thực sẽ làm mình đau khổ rồi còn bị công an bắt.

Nói dối trở thành một hiện tượng tự nhiên, như ăn uống; và không ai suy nghĩ gì về khía cạnh vô đạo đức của hiện tượng Nói Dối Cả Nước hiện nay.

Trong môi trường đó, tôi đã không làm gì được như dự tính. Suốt 14 tháng chạy theo các dự án đầu tư, các cơ hội dài và ngắn hạn, tôi đành chịu thua

Thêm vào đó, những thủ tục hành chánh rườm rà, bất cập và luôn thay đổi, tạo cơ hội cho tham nhũng, đã làm tôi nản long 

Cũng may, tôi chỉ mất hơn 200 ngàn đô la; một giá quá rẻ cho bài học nặng ký. Tôi không tiếc than gì cho cá nhân tôi; tôi chỉ thấy chua xót và thương hại cho những người Việt hiện sống ở Việt Nam. 

Người viết Anderson Thái Quang

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt