Bắc Kinh tuyên truyền cho tuyến bay thương mại Hải Nam-Hoàng Sa

Đảo Phú Lâm (Woody Island), thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ảnh chụp từ vệ tinh

Trong ý đồ củng cố quyền kiểm soát thực tế trên quần đảo Hoàng Sa bằng các hoạt động dân sự, Bắc Kinh đã cho thiết lập tuyến bay thương mại nối liền đảo Hải Nam của Trung Quốc với quần đảo Hoàng Sa mà họ đang kiểm soát, sau khi đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV kể từ hôm qua, 06/02/2016 đã rầm rộ tuyên truyền cho tuyến bay mới nhất này.

Bản tin của đài CCTV cho biết là chuyến bay thương mại đầu tiên đến đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) – mà Trung Quốc đặt tên là “Vĩnh Hưng” – đã cất cánh vào hôm qua từ sân bay quốc tế Mỹ Lan (Meilan) trên đảo Hải Nam.

Hãng hàng không phụ trách chuyến bay này vẫn là hãng Hainan Airlines, được biết đến gần đây trong các phi vụ thử nghiệm phi đạo trên Đá Chữ Thập (quần đảo Trường Sa), bị Việt Nam và nhiều nước khác lên án.

Đảo Phú Lâm là nơi Trung Quốc đặt trụ sở chính quyền của “thành phố Tam Sa”, đơn vị hành chánh được Bắc Kinh thành lập cách nay 4 năm, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ Biển Đông.

Theo đài truyền hình Trung Quốc, phi đạo trên đảo Phú Lâm vừa được nâng cấp, cho phép đón các loại máy bay cỡ lớn, chẳng hạn như Boeing 737 có thể chở đến 200 hành khách. Cho dù trước đây đã có một vài chuyến bay dân sự đến đảo này, nhưng Bắc Kinh hy vọng rằng với khả năng phi trường trên đảo Phú Lâm có thể tiếp nhận các phi cơ cỡ lớn, “một kỷ nguyên mới về hàng không thương mại sẽ được thúc đẩy”.

Cho đến nay, Bắc Kinh chủ yếu sử dụng đường thủy để chở hàng hóa và người ra đảo Phú Lâm. Trung Quốc cũng đã tổ chức những chuyến du lịch đến vùng quần đảo Hoàng Sa, nhưng chỉ bằng tàu thủy.

Với việc phát triển các tuyến hàng không, lượng người đến Hoàng Sa sẽ đông hơn, theo đúng ý đồ của Bắc Kinh là tìm cách áp đặt chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông bằng cách tổ chức các tuyến du lịch đến các vùng quần đảo mà Trung Quốc cho là của mình.

Mô hình Hoàng Sa như vậy đang càng lúc càng được hoàn thiện, và giới phân tích không loại trừ việc Bắc Kinh mở rộng mô hình này qua vùng Trường Sa để đặt quốc tế trước sự đã rồi.

Tin RFI

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt