Ba giả thuyết Kim Jong-un chịu nhún trước Mỹ và Nam Hàn

Kim Jong-un (T) – Moon Jea-in (P) – phía sau: Donald Trump (T) và Tập Cận Bình (P)

Khó khăn về kinh tế, tự tin vào sức mạnh nguyên tử hay cố tình câu giờ có thể là những động lực thúc đẩy Cộng Sản Bắc Hàn đàm phán với Mỹ và Nam Hàn. Dưới đây là nhận định của Giáo sư ngành ngoại giao đại học Georgetown, DC William Brown, của Jean H. Lee, giám đốc Trung tâm Lịch sử Nam Hàn và Chính sách Công thuộc Quỹ Hyundai Motor Nam Hàn và Adam Mount, giám đốc Dự án Tình hình Quốc phòng thuộc Hội Các nhà khoa học Mỹ…
Dĩ nhiên sự thay đổi nhanh chóng đột ngột của Kim Jong-un sau khi đi Bắc Kinh trở về sẽ là yếu tố quan trọng, con bài đang lật ấp trong cuộc đàm phán Trump-Kim Jong-un sắp tới.

Lãnh đạo Cộng Sản Bắc Hàn Kim Jong-un cuối tuần trước bất ngờ tuyên bố nước này sẽ ngừng tất cả các vụ thử nguyên tử, hỏa tiễn để tập trung phát triển kinh tế. Hành động diễn ra chưa đầy một tuần trước khi diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Khu Phi quân sự ngăn cách hai nước, theo CNN.

Đây là lần đầu tiên lãnh đạo hai miền Cộng Sản Bắc Hàn gặp nhau trong một hội nghị thượng đỉnh kể từ năm 2007, cũng là kết quả của một nỗ lực ngoại giao quốc tế chưa từng có với vai trò ngày càng tích cực của ông Kim Jong-un, lãnh đạo từng bị coi là biệt lập nhất thế giới.

Ba lý do khiến Kim Jong-un chịu nhún trước Mỹ-Hàn

Vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, thế giới cũng sẽ chứng kiến một trong những sự kiện ngoại giao quan trọng nhất, khi Kim Jong-un có cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên trong lịch sử giữa hai lãnh đạo Mỹ – Bắc Hàn đương chức.

Những diễn biến này hoàn toàn trái ngược với các hành động đã diễn ra hồi năm ngoái, khi Cộng Sản Bắc Hàn liên tiếp thực hiện các vụ thử nguyên tử, hỏa tiễn, đe dọa “nhấn chìm” đảo Guam của Mỹ và hủy diệt cả nước này bằng đòn tấn công nguyên tử. Các chuyên gia phân tích quốc tế đưa ra ba lý do để giải thích cho sự thay đổi rất bất ngờ này trong quan điểm từ đối đầu sang đối thoại của Kim Jong-un.

Viseo trên: của CNN Điều gì khiến Kim Jong-un ngồi vào bàn đàm phán?

Giả thuyết 1: Kinh Tế Bắc Hàn gặp khó khăn

William Brown, giáo sư tại Trường đại học Ngoại giao Georgetown, cho rằng Cộng Sản Bắc Hàn đặc biệt khó khăn sống, còn về mặt kinh tế và việc ông Kim Jong-un chịu nhún nhường để đàm phán chứng tỏ Bình Nhưỡng đang đứng ở thế yếu.

Sau hàng loạt vụ thử hỏa tiễn, nguyên tử năm ngoái, Cộng Sản Bắc Hàn hứng chịu các lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhất từ Liên Hợp Quốc và sự thay đổi thái độ của đồng minh lớn Trung Cộng. Kim ngạch thương mại với Trung Cộng sụt giảm 95% trong một năm, chỉ ở mức 9 triệu USD hồi tháng 2. Các mặt hàng nhập khẩu vào Cộng Sản Bắc Hàn cũng giảm khoảng 1/3, trong đó có nhiều mặt hàng có giá trị chiến lược như máy móc, xăng dầu, phương tiện vận tải, theo số liệu chính thức từ nhà chức trách Trung Cộng.

Việc công bố các số liệu này chứng tỏ Bắc Kinh đang muốn thế giới thấy rằng chính họ cũng gặp rắc rối với Bình Nhưỡng và đang nỗ lực phối hợp với cộng đồng quốc tế để gia tăng sức ép lên Cộng Sản Bắc Hàn.

Kết quả là tổng kim ngạch thương mại của Cộng Sản Bắc Hàn đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Cộng Sản Bắc Hàn 1950-1953, trong khi nền kinh tế nước này chưa thể tự chủ được về lương thực, nhiên liệu và máy móc, bất chấp việc Bình Nhưỡng luôn đề cao tinh thần “Chủ thể”.

Áp lực về kinh tế trong nước cũng đang ngày càng gia tăng. Đồng đôla và Nhân dân tệ được lưu hành phi chính thức ngày một nhiều, giúp các hoạt động thị trường và sản xuất tư nhân hưởng lợi, nhưng lại gây ra những vấn đề lớn với chính quyền, đặc biệt là nỗi lo ngại kinh tế tư nhân sẽ ảnh hưởng đến sự kiểm soát của nhà nước.

Tình trạng này khiến Bình Nhưỡng khó kiểm soát nạn lạm phát và tín dụng trong nước, khi người dân có thể quyết định đổi đồng won của Cộng Sản Bắc Hàn sang sử dụng đôla Mỹ bất cứ lúc nào. Khi có sự can thiệp từ bên ngoài, điều này có nguy cơ khiến đồng nội tệ won của Cộng Sản Bắc Hàn sụp đổ.

Theo GS Brown, tình trạng nền kinh tế yếu kém buộc Kim Jong-un phải chấp nhận “nín nhịn” trước những lời lẽ thách thức của ông Trump và sau đó đáp chuyến tàu tới Bắc Kinh. Nội dung hội đàm giữa ông Kim và Tập Cận Bình chưa được công bố, nhưng nhiều khả năng hai lãnh đạo đã bàn về việc giảm bớt áp lực cấm vận để đổi lấy đối thoại chân thành.

Cộng Sản Bắc Hàn hiểu rằng Trung Cộng có thể cắt dòng dầu tới nước này bất cứ lúc nào, gây ra tình trạng khan hiếm nhiên liệu và lạm phát. Ông Kim nhận thức rõ nguy cơ này và hướng tới bàn đàm phán để tránh nguy cơ tồi tệ nhất, Brown nói.

Chuyên gia này cho rằng đây là cơ hội để Mỹ tạo ra thay đổi lớn trong hệ thống Cộng Sản Bắc Hàn, bao gồm việc chấm dứt tình trạng thù địch giữa hai quốc gia và đưa Bình Nhưỡng hòa nhập với phần còn lại của thế giới.

Đây là cơ hội tốt nhất của Mỹ trong ít nhất một thế hệ. Ông Kim có thể không từ bỏ kho vũ khí nguyên tử, nhưng sẵn lòng khiến nó không thể sử dụng được. Mỹ có lợi thế khi đàm phán, nhưng hành trình sẽ không hề dễ dàng [vì đây là một chế độ láo lường & lật lọng]

Tầm bắn của các loại tên lửa Triều Tiên. Đồ họa: CNS

William Brown

Giả thuyết 2: Vũ Khí Nguyên Tử đem lại sức mạnh và lợi thế cho Bắc Hàn

Jean H. Lee, giám đốc Trung tâm Lịch sử Hàn Quốc và Chính sách Công thuộc Quỹ Hyundai Motor Hàn Quốc, cho rằng việc ông Kim Jong-un bất ngờ xuất hiện trên vũ đài quốc tế sau 6 năm nắm quyền là một phần trong chiến lược chính trị được tính toán cẩn thận và thi hành rất bài bản.

Các tuyên bố thử thành công đầu đạn nhiệt hạch và hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa tầm xa trong năm 2017 giúp Kim Jong-un xây dựng hình ảnh một lãnh đạo quân sự có khả năng bảo vệ nhân dân và đất nước trước những mối đe dọa nghiêm trọng từ kẻ thù.

Bây giờ là lúc ông tập trung vào quan hệ quốc tế và bước lên vũ đài chính trị thế giới không phải với tư cách là một người trẻ được truyền lại vị trí lãnh đạo của một nước nghèo, mà là nguyên thủ nắm trong tay các vũ khí nguyên tử có thể gây ra mối đe dọa thực sự cho an ninh toàn cầu. Kim Jong-un dường như tin rằng chương trình nguyên tử của ông sẽ buộc các lãnh đạo thế giới phải đối xử với ông một cách công bằng, đồng thời giúp ông có một ghế ngang hàng với Mỹ trên bàn đàm phán.

Việc ông ngồi đàm phán với Moon Jea-invà sau đó là Donald Trump, Tổng thống của quốc gia mạnh nhất thế giới, sẽ được khắc họa như một thắng lợi lớn ở Cộng Sản Bắc Hàn. Ngay cả ông nội của Kim Jong-un là Kim Nhật Thành hay cha ông là Kim Jong-il cũng chưa từng có cuộc gặp thượng đỉnh nào với một tổng thống Mỹ đương nhiệm.

Kim Jong-un đang chơi trò chơi mạo hiểm với vũ khí nguyên tử là át chủ bài, nhằm tăng cường vị thế trong các cuộc đàm phán tương lai với Hàn Quốc và Mỹ.

Kim Jong-un kiểm tra một bệ phóng hỏa tiễn (Ảnh: KCNA)

Jean H. Lee

Giả thuyết thứ 3: Kim Jong-un câu giờ tránh chiến tranh

Adam Mount, giám đốc Dự án Tình hình Quốc phòng thuộc hội Các nhà khoa học Mỹ, nhận định Kim Jong-un sẽ có nhiều cách để giành thắng lợi trong các cuộc gặp thượng đỉnh với ông Moon và Trump.

Kim Jong-un sẽ tìm cách nới lỏng các lệnh trừng phạt, khẳng định vị thế lãnh đạo của bản thân và gây tổn hại đến quan hệ đồng minh quân sự Mỹ – Nam Hàn, đồng thời đưa ra ít rào cản nhất có thể đối với chương trình hỏa tiễn, nguyên tử của mình.

Chuyên gia này tin rằng giọng điệu ngoại giao mà Bình Nhưỡng đưa ra gần đây chỉ là một chiêu trò “câu giờ” để tránh một cuộc chiến tranh quy mô lớn với Washington và Seoul. Cộng Sản Bắc Hàn có thể tính toán rằng nguy cơ nổ ra xung đột trên bán đảo đã tăng đến mức không thể chấp nhận được sau những tuyên bố đầy đe dọa gần đây của TT Trump cũng như việc ông bổ nhiệm nhiều người có quan điểm cứng rắn với Bình Nhưỡng vào các vị trí cấp cao trong Tòa Bạch Ốc.

Nếu chiến tranh nổ ra, Cộng Sản Bắc Hàn có thể giáng đòn hủy diệt vào thủ đô Seoul của Hàn Quốc, gây thiệt hại lớn cho Nhật và các công dân Mỹ ở trong khu vực. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng nhiều khả năng cũng sẽ hứng chịu đòn đáp trả khủng khiếp của liên quân Mỹ – Hàn, có thể dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản hiện nay.

Video trên: Nam Hàn thực tập phóng hỏa tiễn diệt mục tiêu trong hầm ngầm

Trong tình trạng đó, Kim Jong-un dường như cho rằng chiến lược tốt nhất là kéo dài thời gian để người khó lường được như TT Trump hết nhiệm kỳ thứ nhất và chờ đợi một tổng thống mới có quan điểm ôn hòa hơn, dễ đoán trước hơn.

Để phục vụ chiến lược “câu giờ” này, Cộng Sản Bắc Hàn có thể đưa ra một số nhượng bộ, mang tính tạm thời để hạn chế chương trình nguyên tử, hỏa tiễn của mình, thực hiện các bước đi mang tính biểu tượng với hy vọng sẽ được TT Trump chấp nhận và tuyên bố Mỹ đã chiến thắng. Bình Nhưỡng cũng có thể gây khó khăn cho các nhà đàm phán với các cuộc thảo luận phức tạp về kỹ thuật, chẳng hạn như định nghĩa “phi nguyên tử hóa hoàn toàn”.

Trong bất cứ kịch bản nào, ý tưởng cho rằng hành động ngoại giao hay quân sự có thể xóa bỏ tức thời và vĩnh viễn chương trình nguyên tử của Cộng Sản Bắc Hàn chỉ là một ảo tưởng.

Theo Mount, nếu Cộng Sản Bắc Hàn tìm cách trì hoãn để có thêm thời gian, Mỹ cần phải lấy lại lợi thế bằng cách đưa ra những hạn chế nghiêm ngặt về chương trình nguyên tử, hỏa tiễn  của Cộng Sản Bắc Hàn để giảm bớt mối đe dọa với đồng minh trong khu vực, đồng thời theo đuổi một thỏa thuận khắt khe hơn với Bình Nhưỡng.

Nếu chương trình nguyên tử và hỏa tiễn Cộng Sản Bắc Hàn không có thêm tiến bộ, thời gian là lợi thế với tất cả các bên. Đây có thể là kết quả khả dĩ nhất giúp Mỹ và đồng minh được an toàn hơn. Nếu làm được điều này, TT Trump có thể tuyên bố mình đã chiến thắng.

Adam Mount

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt