BẮC HÀN CON BÀI CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ
Theo nhà phân tích Zhu Zhangping, những tuyên bố hiếu chiến của Bắc Triều Tiên nghe qua vẻ vô lý, nhưng lại có lý riêng và hoàn toàn không phải điên khùng.
Trong một bài viết đăng trên Hoàn cầu Thời báo (bản tiếng Anh) ngày 3/4/2013, nhà phân tích Zhu Zhangping cho rằng vụ thử hạt nhân lần thứ ba hồi tháng 2/2013, phóng vệ tinh tháng 12/2012 và những tuyên bố hiếu chiến gần đây về các cuộc tập trận Mỹ-Hàn cho thấy Kim Jong-un muốn “ném trúng hai con chim bằng một viên đá”.
Xét về khía cạnh quốc tế, Bắc Triều Tiên muốn kéo Mỹ trở lại bàn đàm phán để kiếm thêm viện trợ bằng cách chơi con bài hạt nhân.
Bất chấp các cuộc thử hỏa tiễn,hạt nhân và đưa ra những lời đe dọa, Kim Jong-un muốn có một cú điện thoại của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Đây là điều mà cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman đã tiết lộ trong chuyến thăm Bình Nhưỡng vào cuối tháng 2/2013 vừa rồi.
Về đối nội, Kim Jong-un có thể củng cố quyền lãnh đạo của ông thông qua một loạt các hành động cứng rắn đối với Mỹ và nam Hàn .
Cuộc cải tổ quân đội hồi tháng 7/2012, với việc Phó nguyên soái, Tổng Tham mưu trưởng Ri Yong-ho bị bãi nhiệm tất cả các chức vụ cho thấy cuộc đấu tranh quyền lực trong ban lãnh đạo chóp bu, sau khi Kim Jong-un được cử làm lãnh đạo tối cao.
Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un thừa biết rằng Triều Tiên ít có nguy cơ sa vào vết xe đổ của Iraq hoặc Libya vì đã có trong tay Hiệp ước hữu nghị hợp tác và tương trợ lẫn nhau Trung-Triều ký kết năm 1961. Hiệp ước này tuyên bố hai bên cần áp dụng ngay lập tức tất cả các biện pháp cần thiết để chống lại bất kỳ quốc gia hoặc liên minh các quốc gia nào có thể tấn công Trung cộng hoặc Triều Tiên.
Do đó, Trung cộng sẽ tìm mọi cách ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào chống lại Triều Tiên… để tránh bị tham gia vào cuộc đối đầu quân sự không cần thiết với các đối tác thương mại quan trọng như Mỹ và Nam Hàn , và cũng để tránh những thiệt hại lớn về kinh tế và nhân mạng như trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Bắc Triều Tiên vẫn có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với Trung cộng, đây chính là sai lầm của một số học giả Trung cộng kêu gọi từ bỏ Triều Tiên. Triều Tiên vốn là “vùng đệm” và nếu “vùng đệm” này bị sụp đổ, một chế độ thân Washington sẽ mở đường cho Mỹ triển khai lực lượng sát biên giới Đông Bắc Trung cộng . Đó sẽ là một nguy cơ an ninh rất lớn, khi Mỹ và Trung Quốc không có sự tin tưởng lẫn nhau về quân sự.
Trung cộng cũng phải giữ cho vùng Đông Bắc ổn định. Dòng người tị nạn Bắc Triều Tiên sẽ khiến cho khu vực này trở nên hỗn loạn và làm tiêu tan tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp của khu vực này.
Do đó, ưu tiên quan trọng hàng đầu đối với Trung cộng là bảo vệ sự sống còn của chế độ Bình Nhưỡng và không để cho Bắc Triều Tiên bị sụp đổ. Nhưng liệu Trung cộng có tiếp tục là thần hộ mệnh của Bắc Triều Tiên, bất kể nước này làm điều gì?
Ngay cả khi sự phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên chỉ nhắm vào Mỹ, các chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng vẫn mang lại nhiều rủi ro cho cho Trung cộng hơn là Mỹ.
Vụ thử hạt nhân thứ ba hồi tháng 02/2013 đã được thực hiện chỉ cách biên giới biên giới Đông Bắc Trung cộng hơn 100 km. Mặc dù nhà nước Trung cộng tìm cách xoa dịu công chúng rằng những ngọn núi dọc theo biên giới có thể ngăn chặn hiệu quả bức xạ hạt nhân bay sang Trung cộng, nhưng khả năng rò rỉ hạt nhân có thể gây ô nhiễm nước ngầm là không thể loại trừ.
Sự an toàn nguồn nước ngầm không chỉ liên quan chặt chẽ với nguồn nước uống của khu vực Đông Bắc Trung cộng, mà còn một mối nguy hiểm tàn ẩn đối với an toàn thực phẩm và an ninh lương thực của Trung cộng .
Hồi đầu năm 2010, Bắc kinh đã ban hành một tài liệu nói rằng cần xây dựng khu vực Đông Bắc thành một trụ cột của an ninh lương thực quốc gia. Trong năm 2011, tổng sản lượng lương thực của khu vực Đông Bắc được 108 triệu tấn, chiếm một phần năm tổng sản lượng lương thực của Trung cộng.
Thảm họa hạt nhân Fukushima của Nhật Bản là bài học nhãn tiền. Tỉnh Fukushima, nơi nông nghiệp là một ngành công nghiệp trụ cột, đã bị ô nhiễm cao độ. Sản xuất lương thực đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trung cộng không muốn trở thành một bản sao của thảm họa Fukushima ở khu vực Đông Bắc nước này.
Những gì Trung cộng cần làm bây giờ để bảo vệ Bắc Triều Tiên là không chỉ cung cấp chiếc “ô hạt nhân” như Mỹ từng cung cấp cho Nhật Bản và Nam Hàn, mà còn buộc Bình Nhưỡng chấp nhận đề nghị Trung cộng từ bỏ chương trình hạt nhân. Nếu Bắc Triều Tiên tiếp tục thử hạt nhân lần thứ 4, Trung cộng sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác.
Đáng chú ý là bài viết này được đăng trên Hoàn cầu Thời báo, một phụ trương của Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của Đảng CS Trung Quốc.
TỔNG HỢP