Tưởng Niệm lần thứ 93: Tinh Thần Yên Báy Bất Diệt!
Ngày 17 tháng 06 năm 1930 anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học, đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng và 12 đồng chí lên đoạn đầu đài tại địa danh Yên Báy đền nợ nước trong đại cuộc đánh đuổi thực dân Pháp dành độc lập dân tộc. Đã 93 năm, hào khí và tinh thần Yên Báy vẫn mãi mãi vang vọng trong lòng người dân Việt. Lòng yêu nước không phai mờ theo thời gian “Tinh Thần Yên Báy Bất Diệt”:
Audio để xướng danh tưởng niệm 13 anh hùng dân tộc VNQDĐ đã hy sinh 17-06-1930
Kỷ niệm 48 năm (1974-2022) Hải chiến Hoàng Sa: 2 bên cùng khai hoả, đổ bộ đảo Quang Hòa
Lịch sử là nơi ghi lại những dòng máu thấm vào đất Mẹ bảo vệ tổ quốc, lịch sử là có thật không thể lừa đảo…hiếp dâm lịch sử là trọng tội đối với dân tộc. Bao nhiêu năm Cộng Sản cai trị Việt Nam, nhục mạ tiền nhân, coi thường hậu thế, đày đọa đương thời. Chỉ có đảng CSVN ngạo mạn ngồi trên đầu tổ quốc Việt Nam. Những nghịch lý đó tồn tại bao lâu nữa? Khi người dân Việt sớm nhận thức sự thật. Dù muộn màng, 43 năm sau hình ảnh những chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa nằm xuống quyết chiến chống quân Trung Cộng xâm lược đã trải đầy trên những trang báo trong nước…
Trong nước, người dân Việt Nam bất chấp sự ngăn cản của đảng CSVN đều ca vang bài ca yêu nước chiến sỹ Hoàng Sa – Ngụy Văn Thà. Bài báo dưới nói lên sự thật đăng trên báo GDVN xuất bản tại Việt Nam: “Địch đông ta ít, VNCH thay đổi kế hoạch tác chiến tái chiếm Hoàng Sa”, Tác giả: Tiến Sĩ Nguyễn Công Trực nguyên Trưởng ban Biên giới CHXHCNVN viết trong dịp 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. [Đọc tiếp]
Tổng Khởi Nghĩa VNQDĐ (10-02-1930): Gương chống ngoại xâm sáng ngời đến nghìn sau
Toàn thể Đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng trong và ngoài nước kỷ niệm lần thứ 91 Tổng Khởi Nghĩa của VNQDĐ ngày (10/02/1930 – 10/02/2021)
Ngày Việt Nam Quốc Dân Đảng vùng lên làm cuộc tổng khởi nghĩa đánh đuổi thực dân Pháp dành độc lập cho dân tộc. Cuộc khởi nghĩa thất bại hàng ngàn chiến sĩ yêu nước bị đày đi côn đảo, hằng trăm đảng viên VNQDĐ bị lưu đày biệt xứ tại rừng Amazone, Nam Mỹ rồi bỏ mình nơi chốn lao tù hoặc biệt xứ ở xứ người không bao giờ được trở về quê hương. Tháng 01, năm 2010 một phái đoàn Việt Nam Quốc Dân Đảng do đồng chí Lê Thành Nhân dẫn đầu đã đến Guyane dựng bia tưởng niệm những anh hùng dân tộc bỏ mình nơi rừng sâu Nam Mỹ.
Phiếm Luận năm Sửu nói chuyện Trâu
Nhân dịp Tết Tân Sửu năm nay, chắc quí độc giả thân mến không ít thì nhiều cũng đã sắm sửa bánh trái, hoa quả, đồ ăn, thức uống… để cùng gia đình và bạn bè thưởng Xuân. Tuy có thể không đầy đủ lệ bộ “thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, nêu cao tràng pháo bánh chưng xanh” như khi còn ở quê nhà, nhưng “kiết cú như ai cũng rượu chè”, thế nào cũng có bánh chưng, bánh tét, mứt gừng, mứt bí, hạt dưa v.v… cho ra vẻ ngày tết.
Tưởng niệm lần thứ 73 (1947-2020): Nhà văn, nhà cách mạng VNQDĐ Khái Hưng qua đời
Nhà văn Khái Hưng, một nhà văn lớn của nền văn học cận đại, thành viên cột trụ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, một trong những nhà lãnh đạo VNQDĐ của thế hệ 1945. Theo những tin nhận được của VNQDĐ thì cố đồng chí Khái Hưng là người chủ toà báo của VNQDĐ tại phố Ôn Như Hầu mà sau này trong đảng sử VNQDĐ gọi là vụ án Ôn Như Hầu. Cố đồng chí Khái Hưng bị đảng CSVN bắt và thủ tiêu năm 1947, theo nguồn tin từ gia đình và các đồng chí VNQDĐ cùng hoạt động, thời gian Việt Cộng thủ tiêu Khái Hưng vào những ngày đầu năm 1947. Trong khoảnh khắc này, giờ đây rơi vào những ngày của năm thứ 73 văn hào Khái Hưng qua đời, để tưởng niệm lần thứ 73 một đảng viên VNQDĐ và là một văn hào trong nền văn học cận đại, VNQDĐ đăng bài của cố lão đồng chí Viễn Sơn Nguyễn Tường Bách, người từng hoạt động cùng thời với nhà văn Khái Hưng: “TƯỞNG NHỚ KHÁI HƯNG – người bạn, người anh thân mến, nhà văn, chiến sĩ cách mạng” …..(mời qúy đọc để tưởng nhớ nhà văn, nhà cách mạng Khái Hưng)…
Khái Hưng tên thật là Trần Giư, nhưng ông thêm chữ Khánh thành Trần Khánh Giư để giống vị tướng Trần Khánh Dư đời Trần. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Dư.
Ông sinh năm 1896 (có tài liệu ghi năm 1897), xuất thân trong một gia đình quan chức ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Ban đầu, Khái Hưng học chữ Hán, sau đó Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Tuy Khái Hưng hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đàn sau nên được gọi Nhị Linh.
TT Donald Trump bác bỏ khả năng gặp Tập Cận Bình trước tháng 3/2019
Sau nhiều ngày có tin đồn, tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 07/02/2019 khẳng định với giới báo chí là “không” có khả năng gặp Tập Cận Bình trước ngày 01/03, thời hạn chót để ký kết thỏa thuận thương mại tránh việc Mỹ áp thuế quan cao hơn đối với hàng hóa Trung Cộng.
Theo hãng tin Pháp AFP, trong một cuộc trao đổi ngắn ngủi với một số phóng viên tại Phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng, khi được hỏi là ông có dự trù một cuộc gặp nào với chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình hay không, tổng thống Mỹ Donald Trump đã trả lời “chưa”. Về câu hỏi là cuộc gặp với ông Tập liệu có diễn ra trước ngày 01/03 hay không, ông Trump đã nói ngắn gọn: “Không” và lắc đầu. [Đọc tiếp]
Xuân Quý Mão 2023: nhìn lại tội ác đảng CSVN gây ra vào Tết Mậu Thân 1968
Vào những ngày này, 55 năm về trước, một biến cố đau thương chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc…chiến tranh vào những ngày Tết Mậu Thân năm 1968. Người cộng sản miền Bắc xâm lăng, vi phạm hiệp định đình chiến “ba ngày” cho người dân hai miền ăn Tết cổ truyền dân tộc. Bỗng nhiên, đêm mồng 1 Tết Mậu Thân năm 1968, Cộng Sản Việt Nam dưới danh xưng vỏ bọc “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” đã mở cuộc chiến tấn công vào các thành phố Việt Nam Cộng Hòa. Chuyện đau thương của một dân tộc đáng ra phải chôn vùi vào quá khứ để tiến về tương lai…nhưng quá khứ là một bài học lịch sử và lịch sử sẽ phải trả lại công bằng và công đạo cho người chết oan ức trong biến cố tết Mậu Thân 1968.
Mời quý vị xem hai đoạn phim sau đây để tưởng nhớ một tội ác lịch sử của “người con Việt Nam (?)” theo chế độ Cộng Sản của 55 năm về trước…khi xâm lăng Sài Gòn trong ngày Tết Mậu Thân, bị Lực lượng Nhẩy Dù Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tiến đánh bật ra và vẫn đối xử nhân đạo với quân cộng sản xâm lược….
Liệt nữ Cô Giang đã “Tủi thân không được chết vinh dưới cờ”
Cô Giang (1909-1930) là người nữ anh hùng, người vợ đồng chí hướng của anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học. Sau khi chồng và 12 anh hùng đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị xử tử ở Yên Bái vào ngày 17 tháng 6, 1930, Cô Giang tự kết liễu đời mình vào ngày hôm sau ở quê chồng và để lại hai lá thư ngắn và một bài thơ.
Hôm nay nhân 86 năm ngày mất của người nữ anh hùng này, chúng tôi đăng lại hai bức thư ngắn và bài thơ. Chúng tôi cũng dịch một bài báo ngắn về Nguyễn Thị Giang, tức Cô Giang, đăng gần 3 tháng trước ngày những bậc anh hùng Quốc Dân Đảng bị hành hình ở Yên Bái và ngày Cô Giang tuẫn tiết. [Đọc tiếp]
Huế Và Tôi
Tôi tới Huế sau Mậu Thân lửa đỏ
Lửa kinh hoàng ngút cháy khắp kinh thành
Huế ngơ ngác trước điêu tàn, đổ vỡ
Nhiều máu tươi trên đỉnh Ngự Viên xanh [Đọc tiếp]
Bên Giòng Lịch Sử 1940–1965 Hồi Ký Lm. Cao Văn Luận: Chương 44 & 45 (Hết)
Trong giòng Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam, vì lý do chính trị thay đổi thường xuyên nên sự kiện ghi lại cũng không được trung thực. Trang nhà https://www.vietquoc.org nhận thấy cuốn “Bên Giòng Lịch Sử 1940-1965” của Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, mang nhiều tính khách quan, vậy xin độc giả đọc từ đầu đến cuối để có cái nhìn trung thực về lịch sử. Sau đây là hai chương cuối 44 & 45:
Bên Giòng Lịch Sử 1940–1965 Hồi Ký Lm. Cao Văn Luận: Chương 42 & 43
Trong giòng Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam, vì lý do chính trị thay đổi thường xuyên nên sự kiện ghi lại cũng không được trung thực. Trang nhà https://www.vietquoc.org nhận thấy cuốn “Bên Giòng Lịch Sử 1940-1965” của Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, mang nhiều tính khách quan, vậy xin độc giả đọc từ đầu đến cuối để có cái nhìn trung thực về lịch sử. Sau đây là Chương 42 & 43: “Cuộc đảo chánh và cái chết của TT Ngô Đình Diệm & Tôi trở lại Huế”
Bên Giòng Lịch Sử 1940–1965 Hồi Ký Lm. Cao Văn Luận: Chương 40 & 41
Trong giòng Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam, vì lý do chính trị thay đổi thường xuyên nên sự kiện ghi lại cũng không được trung thực. Trang nhà https://www.vietquoc.org nhận thấy cuốn “Bên Giòng Lịch Sử 1940-1965” của Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, mang nhiều tính khách quan, vậy xin độc giả đọc từ đầu đến cuối để có cái nhìn trung thực về lịch sử. Sau đây là Chương 40 & 41: “Lần gặp gỡ cuối cùng với TT Ngô Đình Diệm & Cơn hấp hối của chế độ”
Bên Giòng Lịch Sử 1940 – 1965 Hồi Ký Lm. Cao Văn Luận: Chương 9 & 10.
Trong giòng Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam, vì lý do chính trị thay đổi thường xuyên nên sự kiện ghi lại cũng không được trung thực. Trang nhà https://www.vietquoc.org nhận thấy cuốn “Bên Giòng Lịch Sử 1940-1965” của Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, mang nhiều tính khách quan, vậy xin độc giả đọc từ đầu đến cuối để có cái nhìn trung thực về lịch sử. Sau đây là “Chương 9 & 10….”