VQ5

Biển Đông: Trung Cộng phản đối Mỹ “khiêu khích nghiêm trọng”

Súng MK45 trên boong khu trục hạm Mỹ USS Stethem (DDG-63) đang neo đậu tại căn cứ Hải Quân Changi ở Singapore ngày 19/07/2016. (Ảnh ROSLAN RAHMAN / AFP)

Sự kiện một chiến hạm Mỹ tiến gần đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa hôm chủ nhật 02/07/2017 làm Bắc Kinh tức giận, lên án Mỹ “khiêu khích quân sự và chính trị một cách nghiêm trọng”. Vụ việc diễn ra vài giờ trước cuộc điện đàm Donald Trump-Tập Cận Bình về tình hình Bắc Triều Tiên.
Theo Tân Hoa Xã, dẫn lời phát ngôn viên bộ ngoại giao Lục Khảng, để phản ứng lại sự hiện diện của tàu chiến Mỹ, Trung Cộng điều chiến hạm và chiến đấu cơ tới khu vực.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hoàng Sa: Tàu chiến Mỹ vào khu vực 12 hải lý đảo Tri Tôn

Chiến hạm Mỹ USS Stethem tại vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên, ngày 22/03/2017 (ảnh REUTERS)

Theo truyền thông Hoa Kỳ, Chủ nhật 02/07/2017, quân đội Mỹ đã cho một tàu khu trục áp sát đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa, bên trong phạm vi 12 hải lý. Đây là lần thứ hai dưới thời tổng thống Donald Trump, tàu chiến Mỹ tiến hành tuần tra để bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông, bất chấp các đe dọa của Trung Cộng.
Trang mạng Fox News cho biết, tàu khu trục USS Stethem, trang bị tên lửa dẫn đường, bố trí tại Nhật Bản, đã thực hiện cuộc tuần tra này. Trong suốt thời gian cuộc tuần tra, tàu khu trục Mỹ đã bị một tàu chiến Trung Cộng theo sát. Thông tin nói trên do hai quan chức quốc phòng Mỹ cung cấp.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trump thảo luận với lãnh đạo Nhật, Trung về đe dọa hạt nhân Bắc Hàn

Tổng thống Donald Trump điện đàm tại Phòng Bầu dục ở Tòa Bạch Ốc, Washington (ảnh tư liệu ngày 28/1/2017)

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thảo luận về mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong hai cuộc điện đàm riêng rẽ với Chủ tịch Nước Trung Cộng Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Tòa Bạch Ốc cho hay cả hai nhà lãnh đạo Nhật, Trung đều “tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên,” trong khi Tổng thống Trump còn nêu lên mối đe dọa tên lửa đạn đạo của Bắc Hàn.
Truyền thông nhà nước Trung Cộng đưa tin rằng Chủ tịch Tập cũng nói với ông Trump rằng có “những yếu tố tiêu cực” đã ảnh hưởng quan hệ Mỹ-Trung, và ông hy vọng nhà lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ hành xử đúng đắn trong các vấn đề liên quan đến Ðài Loan theo nguyên tắc “một Trung Quốc.” [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thế hệ trẻ đi dự Lễ Tưởng Niệm Anh Hùng Nguyễn Thái Học và hội luận chính trị của VNQDĐ – 17.06.2017 Đức Quốc

Quan khách tham dự trong buổi lễ của Đảng Bộ Châu Âu tổ chức

Một ngày trước khi đến Düsseldorf, Đức Quốc, tình cờ tôi đọc bàiTôi đi dự Lễ Tưởng Niệm Anh Hùng Nguyễn Thái Học và hội luận chình trị của (VNQĐD)” của tiến sĩ Chương H. Bùi trên hệ thống Internet, tôi thấy vui vui, vì có người đã dùng hết 41 năm để lo “công danh đi trước, nợ nhà rồi nợ nước đi sau” nó khác hẵn với câu ca dao tục ngữ mà ông cha ta để lại: “Ra đi mẹ bảo con rằng: Công danh đi trước, nợ nước, nợ nhà đi sau”. Đương nhiên là chúng ta không phải thần thánh gì mà không lo “cơm áo” và việc gia đình. Cho dù lo trước hay sau miễn có lo là tốt rồi, chứ đừng thờ ơ mà về chiều rồi hối hận. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Khu trục hạm Mỹ áp sát đảo tranh chấp ở Biển Đông

Khu trục hạm Mỹ USS Stethem thăm hải cảng Thượng Hải, Trung Hoa (ảnh tư liệu 16/11/2015)

Một quan chức quân đội Hoa Kỳ nói với CNN rằng hôm 2/7 một tàu khu trục của Hải quân Mỹ đã đi vào vùng 12 hải lý quanh một đảo có tranh chấp ở Biển Đông.
Hải quân Mỹ đã tiến hành một “hoạt động vì tự do hàng hải” quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa. Cả Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền về quần đảo này. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Phong trào dân chủ Hồng-Kông tuyên bố “tiếp tục tranh đấu”

Biểu tình ở Hồng Kông ngày 01/07/2017 đòi trả tự do cho giải Nobel Hoà Bình Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo)

Từ 1997 đến nay, tại Hồng Kông, mỗi năm đều có biểu tình nhân ngày nhượng địa trở về Trung Cộng. Hôm qua, 01/07/2017, khoảng 60.000 người, “vũ trang” bằng dù và biểu ngữ đòi “dân chủ, nhân phẩm và tự do”, đã tham gia tuần hành trong sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát vào lúc chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đe dọa “không được vượt làn ranh đỏ” thách thức quyền lực Bắc Kinh.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng

Nội các Trần Trọng Kim chỉ tồn tại hơn bốn tháng

Chỉ trong bốn tháng làm việc với chủ quyền và độc lập rất hạn chế, Chính phủ Trần Trọng Kim đã tạo biểu tượng, đặt nền tảng về pháp lý và giáo dục cho Việt Nam nhiều năm sau.
Nội các Đế quốc Việt Nam của học giả Trần Trọng Kim (1883-1953) tồn tại từ ngày 17/04 đến 25/08 năm 1945 gồm toàn các trí thức: một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư.
Đó là các ông Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Trần Trọng Kim, Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh và Nguyễn Hữu Thi. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Quyền lực của kẻ bị trị

Thật ngạc nhiên, bản PDF từ một cuốn sách cũ của học giả Trần Trọng Kim đột nhiên trở thành thứ được săn tìm trong suốt nhiều ngày ở Việt Nam, kể từ khi có lệnh “ở trên” là phải thu hồi bản in lại của nhà sách Phương Nam từ ngày 26/6/2017. Dù đó là một phiên bản bị kiểm duyệt và cắt xén một cách tồi tệ.
Những câu chuyện bị xoá đi, những chi tiết quan trọng liên quan đến những nhân vật lịch sử như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp được giấu lại sau lưỡi kéo kiểm duyệt của chính quyền. Nhưng chính điều đó, lại khiến vô số người săn tìm và đọc lại những bản in gốc để ngẫm nghĩ về chuyện tình của ông Hồ Chí Minh với cô Đỗ Thị Lạc, rồi chuyện những người kháng Pháp đầu tiên từ chối không muốn theo cộng sản đã bị Việt Minh thủ tiêu… Thậm chí đây là cơ hội-đánh động để nhiều người nhìn thấy lại một chính phủ dân chủ đầu tiên của người Việt với chủ nghĩa quốc gia, chỉ trong 4 tháng tồn tại đã tạo ra những tiền đề cho một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và văn minh như thế nào. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bắc Kinh gây hoạ: Tập Cận Bình cảnh báo Hong Hong chớ thách thức Trung Cộng

Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong, Lâm Trịnh Nguyệt Nga (trái), bắt tay Tập Cận Bình tại Hồng Kông ngày 1 tháng 7, 2017

Bản chất độc tài “trước sau như một” [lời người post bài]: Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình hôm thứ Bảy đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc đối với Hong Kong khi ông chủ trì buổi lễ tuyên thệ nhậm chức cho tân lãnh đạo của đặc khu hành chính này, nói với cư dân rằng Bắc Kinh sẽ không dung thứ những nỗ lực thách thức thẩm quyền của họ. Lời cảnh báo được đưa ra ngay cả khi ông Tập cố gắng sử dụng giọng điệu mềm mỏng hơn trong bài diễn văn tại sự kiện đánh dấu 20 năm ngày cựu thuộc địa của Anh này được trao trả lại cho Trung Cộng.
“Bất kỳ nỗ lực nào nhằm gây nguy hại cho chủ quyền và an ninh của Trung Cộng, thách thức quyền lực của chính quyền trung ương … hoặc sử dụng Hong Kong để thực hiện các hoạt động thâm nhập và phá hoại đại lục là một hành động vượt qua lằn ranh đỏ và hoàn toàn không thể được cho phép,” ông Tập nói. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tuần trăng mật Mỹ-Trung dường như đã kết thúc

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago, Florida ngày 06/04/2017

Quan hệ giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ đã trở nên gay gắt hôm 30/06/2017. Bắc Kinh tức giận vì Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, và trừng phạt một ngân hàng Trung Cộng bị cáo buộc có liên hệ với Bắc Triều Tiên.
Các quyết định của Mỹ và phản ứng mạnh mẽ của Trung Cộng tương phản hẳn với không khí tương đối thân mật từ sau cuộc gặp gỡ với chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, tại tư dinh của nhà tỉ phú tại Florida.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Cộng Lục Khảng trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu 30/6 tuyên bố : “Chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ có thể chỉnh đốn lại hành vi sai trái, để đưa quan hệ Mỹ-Trung trở lại con đường đúng đắn, phát triển một cách vững chắc và ổn định”.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Giới chức Ngoại giao Hoa Kỳ: “Dân chủ Việt Nam hiện trong tình trạng báo động”

Mỹ cần áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền

Nhân Ngày Vận động Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 7, giới chức ngoại giao, những nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam và những người quan tâm đến tình hình nhân quyền Việt Nam đã lên tiếng về việc Việt Nam tuyên án tù với Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, về tình hình nhân quyền của Việt Nam hiện nay và những áp lực Hoa Kỳ có thể tạo cho Việt Nam nhằm thay đổi tình hình đó.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông : Trung Cộng gần hoàn tất ba tiền đồn quân sự tại Trường Sa

Hạ tầng cơ sở quân sự của Trung Cộng trên đá Chữ Thập. Ảnh vệ tinh 16/06/2017. (Ảnh: Reuters/CSIS/AMTI DigitalGlobe)

Trung Cộng gần hoàn tất việc xây dựng các hạ tầng cơ sở quân sự trên ba đảo nhân tạo tại Trường Sa, sẵn sàng cho việc khai triển hoả tiễn. Trên đây là thông tin do Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu (AMTI), có trụ sở tại Washington, cung cấp hôm qua, 29/06/2017.

Theo AMTI, phân tích các ảnh vệ tinh cho thấy, Trung Cộng đã xây tổng cộng 12 điểm đặt bệ phóng hoả tiễn với mái che, tại đá Chữ Thập (Fiery Cross), tức nhiều hơn bốn điểm so với hồi tháng 2/2017. Trên đá Chữ Thập và hai đảo nhân tạo khác, đá Subi, đá Vành Khăn (Mischief), Trung Cộng cũng mới mở rộng hệ thống ra-đa và hệ thống thông tin liên lạc. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger ‘‘Mẹ Nấm’’

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, “Mẹ Nấm”, trước tòa án Nha Trang, ngày 29/06/2017. (Ảnh: STR / Vietnam News Agency / AFP)

Hôm qua, 29/06/2017, ngay sau khi một tòa án sơ thẩm ở Việt Nam kết án 10 năm tù với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, biệt danh “Mẹ Nấm”, trong một phiên xử kín, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do cho nhà tranh đấu nhân quyền.

Thông cáo của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Heather Nauert bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc tòa án Việt Nam kết án tù đối với blogger tranh đấu ôn hòa, người được trao tặng Giải thưởng Phụ Nữ Quốc Tế Can Đảm. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam ‘‘trả tự do ngay lập tức cho ‘‘Mẹ Nấm’’ và tất cả các tù nhân lương tâm khác, và để cho bất kể ai tại Việt Nam cũng có quyền tự do bày tỏ quan điểm và quyền tập hợp một cách ôn hòa, mà không sợ bị đàn áp’’. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đan viện Thiên An bị tấn công, dọa ‘đánh chết’ đan sĩ

Sáng ngày 28/6, Đan viện Thiên An, Huế, bị một nhóm khoảng 150 người tự xưng là “nhân dân đi thực thi công lý” cùng với một số lãnh đạo nhà cầm quyền CSVN mặc thường phục tấn công, đập phá nát thánh giá và hành hung, gây thương tích cho rất nhiều đan sĩ.

Kể lại sự việc với VOA vào tối cùng ngày, Đan sĩ Giuse Maria Chữ Mạnh Cường cho biết: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ kêu gọi Bắc Kinh để Lưu Hiểu Ba ra nước ngoài chữa bệnh

Đại Sứ Mỹ tại Trung Cộng ông Terry Branstad

Theo AFP, hôm nay, 28/06/2017, đại sứ Mỹ tại Trung Cộng lên tiếng mong muốn giải Nobel Hòa Bình 2010 Lưu Hiểu Ba, đang bị trọng bệnh, có thể được ra nước ngoài chữa trị. Cùng ngày, chính quyền Đài Loan tuyên bố sẵn sàng đón và chữa bệnh cho nhà ly khai số một Trung Cộng.

Một ngày sau khi tới Bắc Kinh nhận nhiệm vụ đại sứ, hôm nay, ông Terry Branstad, một người được cho là có quen biết với chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, đã lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh cho phép Lưu Hiểu Ba được “tự do đi lại” chọn bác sĩ điều trị bệnh. Tân đại sứ Mỹ tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh rằng Mỹ sẵn sàng làm những gì có thể, để Lưu Hiểu Ba có điều kiện lựa chọn bác sĩ điều trị tốt nhất cho ông. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt