VQ5

Ấn-Trung gườm nhau ở biên giới, Mỹ kêu gọi hoà hoãn….

Ảnh minh hoạ lực lượng biên phòng Ấn Độ (Reuters)

Căng thẳng Ấn-Trung càng lúc càng gia tăng do tranh chấp biên giới trên bộ, và giới quan sát nhìn thấy không có lối thoát trước mắt. Ví dụ mới nhất là lời đe dọa hôm 18/07/2017 do “Hoàn Cầu Thời Báo” của Trung Cộng loan tin, cho rằng Bắc Kinh có thể tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực dọc biên giới hai nước dài khoảng 4000km, gọi là Đường Kiểm Soát Thực Tế LAC, chạy dài từ Ladakh tới Kashmir ở phía Bắc cho đến Arunachal Pradesh và Sikkim ở phía Đông.

[Đọc tiếp]

Bọn Trung Cộng vừa ăn cướp vừa la làng

Trung Cộng xâm lăng biên giới Việt-Trung 1979, tàn phá xóm làng Việt Nam

Trước đây bọn Việt Cộng vì “đu giây” với Mỹ và Nhật, Trung Cộng đã ngăm nghe  Việt Cộng rằng “chọn bạn mà chơi”. Gần đây, thêm trong một bài báo trên trang điện báo “Trung Quốc Binh Khí Đại Toàn” với đề tài sặc lời sắc máu háo thắng chiến tranh “Hãy giết bọn VN để làm vật tế cờ cho trận Nam Sa”.  Chuyện gì đang xẩy ra giữ chủ-tớ bọn chúng? Bài báo này chứng minh tôi ác Trung Cộng vừa ăn cướp vừa la làng. Dù phán quyềt Quốc tế PCA đã cho rằng bản đồ chín đoạn “lưỡi bò” là bất hợp pháp. [Đọc tiếp]

Hội Sinh viên Nhân quyền VN ra mắt sau khi sáng lập viên bị bắt

Nhà tranh đấu Trần Hoàng Phúc (phải) và nhà tranh đấu Nguyễn Đan Quế, tháng 4, 2017

Hội sinh viên Nhân quyền Việt Nam, một nhóm sinh viên có ước nguyện cải cách giảng đường và tự do học thuật ở Việt Nam, và nhân quyền cho các sinh viên, trong tuần này công khai tuyên bố thành lập. Trước đó, sáng lập viên của hội, anh Trần Hoàng Phúc đã bị chính quyền Hà Nội bắt giam về tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”, theo điều 88 Bộ Luật hình sự. [Đọc tiếp]

Khi Bộ trưởng Quốc phòng CSVN xách hoa đi vận động hành lang

BTQP CSVN Ngô Xuân Lịch không lo chống ngoại xâm mà đi điếu đóm các “bố già” CSVN

Vào ngày 17/7/2017 Bộ trưởng Quốc phòng CSVN Ngô Xuân Lịch đã vác hoa đi thăm một loạt các trùm tướng lãnh [CSVN] đã về hưu nhưng còn nhiều ảnh hưởng đằng sau sâu khấu chính trị của đảng hay với giới quân đội. Đây là chuyến mang danh nghĩa “thăm viếng” nhưng thật sự là một cuộc vận động sự ủng hộ, lôi kéo phe phái trong bối cảnh lợn ăn nhiều heo ăn ít giữa các thế lực bỏ súng kiếm tiền trong quân đội.

Không phải là một ngày đại lễ, cũng không phải là tết truyền thống, Ngô Xuân Lịch đã đến “thăm, chúc sức khỏe các đồng chí nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước, bộ quốc phòng” như báo QĐND đăng tin.

[Đọc tiếp]

Ấn Độ tham gia vào Biển Đông

Brahmos, loại hỏa tiễn siêu thanh lợi hại có thể phóng đi từ tàu ngầm, mà Ấn Độ định bán cho Việt Nam.

Theo Asia Times, Hà Nội mới đây đã mời gọi New Delhi đóng một vai trò quan trọng hơn tại vùng biển tranh chấp, nhấn mạnh mối quan tâm của cả đôi bên trước tham vọng của Trung Cộng.

Trong một hành động ý nghĩa về địa chính trị, Việt Nam đã chính thức đề nghị Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn tại Biển Đông. Một lời mời mà New Delhi dường như cũng sẵn sàng, với cái nhìn đầy lo ngại về phía Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Mỹ tăng chế tài doanh nghiệp Trung Cộng dính líu với Bắc Hàn

Lãnh tụ Cộng Sản Bắc Hàn Kim Jung Un hoan nghênh vụ phóng phi đạn xuyên lục địa Hwasong-14

Mỹ thừa hiểu rằng, bề ngoài Trung Cộng có vẻ hợp tác trong việc “phi hạt nhân hóa Bắc Hàn” , nhưng vẫn âm thầm viện trợ cho Kim Jong Un quấy phá Hoa Kỳ và các nước Bắc Thái Bình Dương (Nhật, Nam Hàn). Cuộc chiến “chế tài” kinh tế của Mỹ đối với Trung Cộng bắt đầu…Mỹ sẽ dùng kinh tế để khống chế TC – một chế độ đang hỗ trợ cho các quốc gia độc tài Cộng Sản còn sót lại trên quả đất này, trong đó có Việt Nam. [Đọc tiếp]

Mậu dịch Trung Cộng-Bắc Hàn tăng trong 6 tháng đầu năm 2017

Một hội chợ thương mại tại Bình Nhưỡng tháng 5/2017

Thương mại giữa Trung Cộng với Bắc Hàn tăng hơn 10 phần trăm từ đầu năm tới nay so với cùng kỳ năm ngoái, một quan chức Trung Cộng cho biết hôm thứ Năm, giữa lúc Mỹ làm áp lực đòi Bắc Kinh gây sức ép lên nước láng giềng của họ.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump lên án thương mại của Trung Cộng với Bắc Hàn rằng đã tăng gần 40% trong quý một và tỏ ra nghi ngờ liệu Bắc Kinh có đang giúp chống lại mối đe dọa từ Bắc Hàn hay không. [Đọc tiếp]

Nhạc: Thấy gì trên quê hương ta ?

Thấy gì trên quê hương ta: nhạc Nguyễn Sỹ Thuỳ Ngân, người hát Thanh Tâm

Đời đẹp khi họ sống vì cộng đồng

Đoàn Huy Chương

Kể từ khi mạng xã hội nở rộ ở Việt Nam, có một nghề bỗng nhiên được biết đến và một số người làm nghề đó trở thành người của cộng đồng. Đó là nghề hoạt động xã hội, hoạt động vì dân chủ và nhân quyền.
Bạn đã biết một gương mặt rất nổi tiếng gần đây là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức facebooker Mẹ Nấm. Quỳnh được biết đến như là một phụ nữ trẻ, mẹ của hai con nhỏ, và thực sự đã chỉ lên tiếng mạnh mẽ chống bá quyền Trung Quốc, phản đối Formosa và những nhóm lợi ích đen tối đứng sau các dự án tàn phá môi trường ở Việt Nam, nhưng lại bị quy tội “chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. (Hóa ra Trung Quốc, Formosa và CHXHCN Việt Nam là một).
Nhưng có lẽ không nhiều bạn trẻ biết người đàn ông trong bức hình này. Bởi vì anh thuộc thế hệ đi trước. Anh ở trong số những người đã đi trên con đường đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam từ rất lâu, vào thời mà phần lớn chúng ta chưa nghe nói đến từ “nhân quyền”, chưa bao giờ nghĩ tới cái gì vượt ra ngoài phạm vi bản thân và gia đình, và thấy công an thì sợ run như dẽ.
[Đọc tiếp]

Lưu Hiểu Ba và hành trình đi tìm dân chủ tại Trung Cộng

Lưu Hiểu Ba (1955-2017)

Ông Lưu Hiểu Ba người tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất của Trung Cộng qua đời vào ngày 13/7 vừa qua. Hồi cuối tháng trước, truyền thông quốc tế loan tin là ông đã được đưa ra khỏi tù vào bệnh viện vì bị ung thư gan giai đoạn cuối. Vợ ông, bà Lưu Hà cho biết bệnh ông đã nặng đến mức không chữa trị được. Và đúng với bản chất độc ác của chế độ cộng sản, ông vẫn bị quản thúc trong bệnh viện. Ngoài vợ ông ra, thân nhân hoặc bạn bè không dễ dàng vào thăm viếng vì họ sẽ ”được công an hỏi thăm sức khoẻ” nếu có ý định đó. [Đọc tiếp]

Chuyện về Giáo sư Ngô Bảo Châu bị đảng CSVN “nhục mạ”

GS Ngô Bảo Châu

Cách đây mấy năm, một tin chấn động, nhà toán học người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields (như giải Nobel Toán Học).  Năm 2016, một lần nữa Giáo Sư Ngô Bảo Châu được phong danh vị Viện Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp (một danh vị rất cao quý của ngành khoa học Pháp). Giáo sư Ngô Bảo Châu hiện là giáo sư toán học tại đại Đại Học Chicago Hoa Kỳ.  Gần đây tôi có đọc bài “Xúc động hình ảnh GS Ngô Bảo Châu dạy học cho học sinh nghèo miền núi” – link http://www.baomoi.com/anh-gs-ngo-bao-chau-gian-di-day-chu-cho-tre-em-vung-cao/c/14684755.epi – Nhìn những hình ảnh này thấy cả một tấm lòng với các em học sinh nghèo miền quê…Một Viện Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp, lặn lội đến rừng sâu, núi cao để dạy cho các em học sinh nghèo, thiếu thốn…quả một tấm lòng vàng.
Gần đây, qua một số suy tư, trên facbook của GS Ngô Bảo Châu không muốn tôn thờ “chủ nghĩa giáo điều”, những lời phát biểu như  “Bỏ ra 1400 tỉ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh” v.v… Bọn CSVN đã “núp bóng” vứt “xương cá” vào mặt GS Ngô Bảo Châu với những ngôn từ hạ đẳng như Việt Cộng thường dùng thời “đấu tố cải cách ruộng đất” – Những bài dưới đây cho thấy sự hèn hạ của chế độ CSVN vẫn không bao giờ thay đổi… 
[Đọc tiếp]

Bắc Kinh sai lầm khi để Lưu Hiểu Ba chết trong lúc bị giam giữ ?

Đặt hoa và nến tưởng niệm Lưu Hiểu Ba, trước trung tâm Nobel Hòa Bình tại Oslo, Na Uy. Ảnh ngày 13/07/2017. (Reuters)

Ngay sau khi tin Giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba qua đời vì bệnh ung thư được loan báo ngày 13/07/2017, cả thế giới lập tức có phản ứng đối với chế độ Bắc Kinh, bị cáo buộc là đã nhẫn tâm giam giữ nhà ly khai, không cho ông ra nước ngoài chữa trị, chờ đến khi hết cách chữa rồi mới chuyển ông đến bệnh viên. Tính chất gay gắt của những lời chỉ trích gợi lên câu hỏi là phải chăng Trung Cộng đã sai lầm nghiêm trọng trong cách xử lý vụ việc này ? [Đọc tiếp]

Khôi nguyên Nobel Hoà Bình Lưu Hiểu Ba: Chuyện tình vượt lên trên lao tù

Chuyện tình của ông Lưu Hiểu Ba và bà Lưu Hà đã trải qua những năm tháng ở trại cải tạo lao động, nhà tù và quản thúc tại gia

Phóng viên BBC Celia Hatton nhìn lại tình yêu của ông Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc, khôi nguyên Nobel Hòa bình, người vừa qua đời ở tuổi 61 vì ung thư gan.

Họ đã phải tranh đấu mới được kết hôn với nhau.

Nhưng ngay cả khi nhà cầm quyền Bắc Kinh cho họ kết hôn, vẫn còn những vấn đề.

Chiếc máy ảnh được dự định chụp ảnh cưới cho cặp đôi bỗng nhiên không hoạt động. Giấy chứng nhận kết hôn tại Trung Quốc sẽ không được đóng dấu trừ khi có dán ảnh cặp đôi.

Vì vậy, ông Lưu Hiểu Ba và bà Lưu Hà đối phó bằng cách ghép ảnh chụp của mỗi người. Chuyện xảy ra năm 1996. [Đọc tiếp]

Cuộc sống của điệp viên KGB tại Mỹ, Jack Barsky

Jack Barsky

Lời người post: Đọc chuyện này thấy CSVN cài người vào Mỹ để phá hoại công cuộc đấu tranh của người Việt hải ngoại như như thế nào?
Chuyện Nga từ lâu nay đã cài điệp vụ “điệp viên chờ thời” tại Mỹ không phải là điều gì bí mật – những người đàn ông, đàn bà không khác gì những người Mỹ bình thường với cuộc sống nếu nhìn từ bên ngoài thì hoàn toàn là bình thường.
Thế nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như một trong số họ lại không muốn trở về?
Jack Barsky là một cậu bé 10 tuổi đã chết vào năm 1955, được chôn tại nghĩa trang Mount Lebonon ở ngoại ô Washington DC.
Song đây cũng là cái tên của một điệp viên kỳ cựu của KGB – người đàn ông Đông Đức 67 tuổi, có tên khai sinh là Albert Dittrich, hiện đang ngồi cạnh tôi.
Đây là một trong những cựu điệp viên cuối cùng của KGB được các đặc vụ săn gián điệp Mỹ tìm thấy. Hiện Barsky vẫn đang tiếp tục sống ở một vùng ngoại ô ở Mỹ. [Đọc tiếp]

Bắc Kinh thay đổi chiến lược ở Biển Đông

Sáu nước châu Á có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt