Thành kính phân ưu đồng chí Lê Sào Nam Chi qua đời
Việt Nam Quốc Dân Đảng
nhận được tin buồn
Đồng Chí Lê Sào Nam Chi
Tức cựu Đại Tá Lê Khắc Lý – Pháp danh Tâm Hiệp
Nguyên Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II Việt Nam Cộng Hòa
Nguyên Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân, Quân Đoàn II VNCH
Cựu Tỉnh Trưởng Tỉnh Quảng Ngãi
Đã tạ thế ngày 12 tháng 12 năm 2017 tại Santa Ana California, Hoa Kỳ
Hưởng Thượng Thọ 85 tuổi.
Xin bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Đ/c Lê Sào Nam Chi.
Xin chân thành chia buồn cùng Bà Quả Phụ Lê Khắc Lý,
nhũ danh Lê Đoàn Lucy và toàn thể Tang quyến. Nguyện cầu hương linh
Như Tâm Lê Khắc Lý sớm tiêu diêu nơi Miền Cực Lạc.
Việt Nam Quốc Dân Đảng
Bản đổi chữ của ông Bùi Hiền trong sách lược “quyền lực bén” của Tàu Cộng?
Một bài viết của ông Nguyễn Hoàng Hân thuộc Viện Nghiên Cứu Tài Nguyên Biển Đông đưa lên các trang mạng xã hội kết tội “Bản cải tiến chữ Việt” của TS Bùi Hiền là nhằm mục đích “Xóa tiếng Việt trước khi sáp nhập lãnh thổ Việt Nam vào nước tàu” . Theo một bản tin ở Việt Nam nói rằng nghe đâu hiện nay ông Bùi Hiền không dám ra khỏi nhà vì bị thiên hạ chê quá. Dưới đây là bài viết của ông Nguyễn Hoàng Hân để rộng đường dư luận: [Đọc tiếp]
Từ mập mờ đến chính thức: Trung Cộng nhất quyết chiếm Biển Đông…
Theo báo Nhật Bản tờ Japan Times, số ra ngày 02/12/2017, mặc dù ảnh vệ tinh của các cơ quan quốc tế đã phát hiện máy bay Trung Cộng J-11B tại khu vực đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 2016 và tháng 4/2017, nhưng mãi đến tuần lễ đầu tháng 12/2017, giới truyền thông Bắc Kinh chính thức xác nhận về sự hiện diện nói trên.
Truyền hình Trung Cộng CCTV trong tuần phát đi những hình ảnh cho thấy máy bay tiêm kích J-11B hoạt động trong vùng Biển Đông, cất cánh, rồi hạ cánh trên sân bay trên đảo Phú Lâm mà Bắc Kinh gọi là đảo Vĩnh Hưng (Yongxing). [Đọc tiếp]
“Quyền Lực Bén”: Vũ khí thâm hiểm của Tàu Cộng….
Sau khi ra số đặc biệt về thần tượng âm nhạc Johnny Hallyday vừa qua đời, các tuần báo Pháp vắng bóng trên sạp báo. Cả hai tạp chí Le Courrier International và Le Point phát hành trong tuần này đều dành chủ đề cho Trung Đông. Riêng tuần báo Anh The Economist đăng ảnh bìa là hình vẽ trái đất với những gai sắt nhọn tua tủa, chạy tựa “Quyền lực bén, một dạng mới của ảnh hưởng Tàu Cộng”.
Ở trang trong, tờ báo phân tích chi tiết việc nhà cầm quyền Tàu Cộng thâm hiểm dùng mọi cách xâm nhập để dẫn dắt công luận và dập tắt những tiếng nói chỉ trích của các nước khác trên thế giới. Phương thức này có thể gọi là “sharp power”, tạm dịch “quyền lực bén”. [Đọc tiếp]
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ: Trung Cộng nguy hiểm nhất đến Nga, Iran, Bắc hàn
Các vị dân cử và thành phần học giả Hoa Kỳ đều lo ngại về an ninh của Hoa Kỳ, đã đồng loạt lên án sự can dự của Trung Cộng, Nga vào nội bộ các quốc gia tự do kể cả Hoa Kỳ một cách tinh vi và nguy hiểm. Một số lo ngại đã đưa ra từ các vị dân cử Hoa Kỳ tại Thượng và Hạ viện, cơ quan truyền thông báo chí và từ Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, tướng McMaster như sau: [Đọc tiếp]
Loài trâu biết đoàn kết còn được sống huống chi loài người
Nhìn đoạn video này chúng ta nhìn ra một chân lý bất biến “đoàn kết nhất định thắng”……
TT Trump ký luật mở đường chiến hạm Mỹ tới Đài Loan: Trung Cộng choáng váng
Vào trưa ngày 12/12 (giờ địa phương), tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký phê chuẩn Đạo Luật Ủy Quyền Quốc Phòng (NDAA) cho năm tài chính 2018, bất chấp cảnh báo từ Bắc Kinh. Cú đấm trực diện này làm cho Trung Cộng choáng váng. Đây là việc làm chưa một TT nào dám thực hiện kể từ tháng 1 năm 1979. Là ngày mà TT Jimmy Carter ký bình thường hóa bang giao với Trung Cộng, công nhận Trung Cộng đại diện chính thức cho nước Tàu tại Liên Hiệp Quốc và đoạn giao với Đài Loan.
Dự luật trước đó đã được lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua, với nội dung mở ra khả năng tái khởi động chương trình thăm viếng lẫn nhau giữa các chiến hạm của quân đội Mỹ và Đài Loan, đồng thời mời Đài Loan tham dự hoạt động tập trận Red Flag của Mỹ. [Đọc tiếp]
Khuynh hướng tập trận “trước giờ G” của các cường quốc !
Vào ngày 29/11, lãnh đạo tối cao của Bắc Hàn Kim Jong-un đã cho bắn thử một hỏa tiễn liên lục địa “tối tân nhất” kéo bán đảo Bắc Hàn bước vào giai đoạn chuẩn bị cho cuộc chiến tranh. Ngay lập tức, cả 5 cường quốc Mỹ, Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Cộng và Nga thi nhau biểu dương quân sự, ván cờ chiến lược khai triển quyết liệt.
Mỹ, Nhật, Hàn: Từ tập trận đe dọa đến thực tế chiến đấu
Trong một thời gian dài, Mỹ thiếu ý chí để giải quyết triệt để vấn đề Bắc Hàn, còn Nam Hàn và Nhật Bản càng lo ngại, khiến chiến lược răn đe thất bại, bởi vì để răn đe có tác dụng cần phải có ba điều kiện: thực lực, ý chí và độ tin cậy và đối thủ là kẻ có lý tính. [Đọc tiếp]
Trung Cộng lại đe dọa Đài Loan không nên dựa vào Mỹ
Đài Loan sẽ bị thất bại nếu dựa vào sức mạnh của nước ngoài để thực hiện chính sách ly khai với Hoa Lục. Trên đây là tuyên bố một viên chức chính phủ Trung Cộng, một tuần sau khi một quan chức của bộ Ngoại Giao nước này đưa ra đe dọa “tấn công quân sự”.
Theo Reuters, trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày thứ tư 13/12/2017, khi được hỏi về lời đe dọa của tham tán công sứ Lý Khắc Tân “tấn công Đài Loan nếu chiến hạm Mỹ cặp bến Cao Hùng”, ông An Phong Sơn, phát ngôn viên cơ quan đặc trách quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan tuyên bố rằng Trung Cộng chống lại mọi tiếp xúc quân sự giữa Đài Bắc và Washington DC. Viên chức này bình luận thêm “mọi âm mưu dựa vào người ngoài để củng cố sức mạnh hay làm thiệt hại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ sẽ bị thất bại, sẽ bị nhân dân Trung Cộng chống lại”. [Đọc tiếp]
Đọc sách: Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống (Audio 2)
Sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống. Giọng đọc Thu Sương (Audio 2)
Đọc sách: Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống (Audio 3)
Sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống. Giọng đọc Thu Sương (Audio 3)
[Bấm vào nghe Audio 4]
Đọc sách: Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống (Audio 4)
Sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống. Giọng đọc Thu Sương (Audio 4)
[Bấm vào nghe audio cuối]
Đọc sách: Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống (Audio cuối)
Sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống. Giọng đọc Thu Sương (Audio cuối)
[Bấm vào nghe Audio 1]
Đằng sau vụ La Thăng
Chính trường cộng sản Việt Nam xưa nay vốn hết sức phức tạp và khó lường. Đó là thực tế mà có lẽ người Việt nào cũng nhận ra.
Phức tạp là bởi các màn so đấu giữa các võ sỹ quyền lực đều diễn ra trên những vũ đài bị nhiều lớp màn đen che chắn, công chúng bên ngoài không thể nhìn thấy gì. Khó lường là bởi bàn tay lông lá của Bắc Kinh đã thò vào mọi ngóc ngách của thượng tầng chính trị Việt Nam, không phải mới gần đây mà ngay từ thập niên 1950.
Rốt cuộc thì quyền lực chính trị dưới “thời đại Hồ Chí Minh” cũng chỉ được các phe nhóm thoả hiệp với nhau trong bóng tối. Người dân chỉ còn mỗi nghĩa vụ cao cả là đi bỏ phiếu (mà nếu không đi thì cũng chẳng sao), đại biểu quốc hội hay đại biểu hội đồng nhân dân chỉ còn mỗi trách nhiệm thiêng liêng là hoặc nhất tề giơ tay hoặc đồng loạt “nhấn nút” để đóng cái dấu “dân chủ xã hội chủ nghĩa” vào sự phân chia ngôi thứ vốn đã xong từ lâu. [Đọc tiếp]
Hoa Kỳ Sử Dụng Con Cờ Đài Loan Như Thế Nào ?
Lê Hoành Sơn
Diễn tiến đoạn giao giữa Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) – Hoa Kỳ:
Ngày 15 tháng 12 năm 1978, Mỹ và Trung Cộng (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa) ký kết thông cáo thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Liền sau đó 1 ngày, tức ngày 16/12/1978, Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter tuyên bố: Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1979 trở đi, thừa nhận nhà nước Trung Cộng. Hiệp Ước Phòng Thủ Chung giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) cũng kết thúc vào đúng một năm sau tức ngày 31 tháng 12 năm 1979. Cùng ngày, Tổng thống Tưởng Kinh Quốc (con trai của Tưởng Giới Thạch) tuyên bố về việc Mỹ-Trung Cộng thiết lập quan hệ ngoại giao, cho rằng Hoa Kỳ bội tín, nhấn mạnh tuyệt đối không đàm phán với Đảng Cộng Sản Trung Hoa. [Đọc tiếp]