Đánh cắp sở hữu trí tuệ: Hoa Kỳ chỉ đích danh Bắc Kinh
Vi phạm bằng sáng chế, làm hàng sao chép, ép chuyển giao công nghệ… những lời phàn nàn về mặt sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Mỹ tại Tàu Cộng không hề ít, dù Bắc Kinh luôn tỏ ra nỗ lực và ca ngợi cơ chế pháp lý được tăng cường.
Trường hợp tiêu biểu nhất, được AFP nhắc lại, là vào năm 2015, một nhà điều tra của công ty Microsoft tại Thượng Hải đã đặt mua rất nhiều máy tính từ nhà sản xuất thiết bị tin học MSI. Công ty Tàu Cộng hứa cài hệ điều hành Windows 7… nhưng cuối cùng tất cả chỉ là bản đánh cắp. [Đọc tiếp]
Mỹ bất ngờ đánh mạnh vào Nga, bất chấp thái độ thân thiện của TT Trump
Ngày 26/03/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép trục xuất một số lượng nhà ngoại giao Nga lớn chưa từng thấy ở Hoa Kỳ. Nghịch lý được giới phân tích nêu bật là ông Trump đã đồng ý như trên cho dù cho đến nay, ông vẫn thường xuyên có những phát biểu, những hành động thân thiện với tổng thống Nga Putin và nhiều lần bất chấp khuyến cáo của các cộng sự viên.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, ông Donald Trump đã bật đèn xanh cho một cuộc trục xuất cán bộ ngoại giao Nga rầm rộ nhất trong lịch sử nước Mỹ, bao gồm 60 người bị cho là “gián điệp”, đồng thời cho đóng cửa lãnh sự quán Nga ở Seattle (miền tây bắc nước Mỹ), bị cho là quá gần các nhà máy của tập đoàn chế tạo phi cơ Boeing. [Đọc tiếp]
Phát hiện “tàu sân bay” Trung Cộng cùng 40 chiến hạm ở Biển Đông
Hàng không mẫu hạm của Trung Cộng cùng hàng chục chiến hạm hộ tống sắp tham gia một cuộc tập trận quy mô lớn trên Biển Đông. Theo hãng Reuters ngày 26/03/2018, nhiều bức ảnh vệ tinh vừa được công bố đã cho thấy chiếc Liêu Ninh và khoảng 40 chiến hạm Trung Cộng xếp đội hình di chuyển trên Biển Đông ở khu vực ngoài khơi đảo Hải Nam.
Ảnh chụp của Planet Labs mà Reuters tham khảo được cho thấy chiếc Hàng không mẫu hạm của Trung Cộng được khoảng 40 chiến hạm và tàu ngầm hộ tống, di chuyển theo đội hình. [Đọc tiếp]
Kim Jong-un đang bí mật thăm Trung Cộng?
Hãng tin Bloomberg, dẫn theo các nguồn tin giấu tên, hôm thứ Hai (26/3) cho biết lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đang tới thăm Trung Quốc. An ninh tại Bắc Kinh đang được thắt chặt như các dịp họ đón tiếp các nguyên thủ nước ngoài.
Bloomberg cho hay họ vẫn chưa nắm được chi tiết về chuyến thăm của ông Kim Jong-un như mục đích hay hành trình cụ thể.
Truyền thông Nhật Bản vào đầu giờ sáng thứ Hai (26/3) cũng thông tin rằng quan chức cấp cao Bắc Hàn dường như đang tới Bắc Kinh bằng đường tàu hỏa. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bùng phát có thể làm sụp đổ chế độ hiện tại của Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với dự kiến áp đặt tăng thuế nhằm chống lại Trung Cộng, thông tin khiến thế giới chú ý và nhiều dự đoán về cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ theo đó được đưa ra. Có bình luận cho rằng trong cuộc chiến này Trung Cộng không có cơ hội chiến thắng, và rằng Trump có khả năng làm sụp đổ chế độ cộng sản Trung Cộng.
Chiều 22/3 vừa qua, Tổng thống Mỹ Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với kế hoạch tăng thuế trên một số hàng hóa Trung Cộng, qua đó số hàng Trung Cộng nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị ảnh hưởng lên đến 60 tỷ Đô la Mỹ (USD). Ông Trump nhấn mạnh lại các khoản thuế đối ứng, ông nói: “Các nước khác áp dụng bao nhiêu loại thuế đối với chúng tôi thì chúng tôi cũng làm như vậy đối với họ”. [Đọc tiếp]
Tân cố vấn an ninh của Trump gây lo ngại từ Âu sang Á
Việc ông John Bolton được Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn làm tân cố vấn an ninh quốc gia khơi dậy phản ứng mạnh mẽ khắp thế giới hôm 23/3. Phần lớn các nhà quan sát lo ngại rằng lập trường diều hâu của ông Bolton sẽ gây khó khăn hoặc làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề đối ngoại mà Mỹ đang đối mặt, đặc biệt là vấn đề Iran và Bắc Hàn.
Ít có nơi nào mà phản ứng đó lại mạnh mẽ như ở vùng Trung Đông vốn bị chia rẽ gay gắt.
Một số nhà bình luận nhận định quyết định bổ nhiệm ông Bolton là một cái đinh nữa đóng vào cỗ quan tài thỏa thuận hạt nhân thời Obama giữa Iran và các cường quốc thế giới nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Tehran, vốn đã bị ông Trump nghi vấn. [Đọc tiếp]
CSVN ngưng dự án Repsol ở Biển Đông do áp lực Tàu Cộng
Việt Nam vừa tạm dừng một dự án khoan dầu ở lô Cá Rồng Đỏ ngoài khơi bờ biển đông nam được cấp phép cho công ty năng lượng Repsol của Tây Ban Nha do áp lực từ Tàu Cộng, ba nguồn tin biết trực tiếp về tình hình cho Reuters hay hôm 23/3.
Đây là lần thứ nhì trong vòng chưa đầy một năm Việt Nam phải đình chỉ một dự án dầu lớn ở Biển Đông do sức ép từ Tàu Cộng.
Một nguồn tin thông thạo nói rằng các bộ sở liên quan đã tạm dừng dự án trong khi Bộ Chính trị, cơ quan làm quyết định, thảo luận liệu nên tạm ngưng hay chấm dứt hợp đồng vô thời hạn. [Đọc tiếp]
Cuộc tấn công thương mại của Donald Trump thử lửa “tình bạn” với Tập Cận Bình
Người Việt có câu: “Yêu nhau lắm, cắn nhau đau”. Phải chăng tổng thống Mỹ Donald Trump đâm sau lưng “ông bạn” Tập Cận Bình khi cuối cùng chỉ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu Trung Cộng? Chủ nhân Nhà Trắng đã quyết định tạm ngừng áp dụng mức thuế mới với sáu nước và đồng minh (Liên Hiệp Châu Âu, Canada, Mêhicô, Úc, Argentina, Brazil và Hàn Quốc).
Quyết định tăng mức thuế đối với hàng hóa Trung Cộng được đưa ra trong bối cảnh ông Donald Trump, nguyên là doanh nhân 71 tuổi, kể từ khi vào Nhà Trắng không ngừng ca ngợi “mối quan hệ tuyệt vời” với nhiều nhà lãnh đạo thế giới: tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, tổng thống Nga Putin hay tổng thống Achentina Mauricio Macri. Nhưng “mối quan hệ tốt đẹp nhất”, có vẻ được ông Trump tâm huyết nhất, vẫn là với chủ tịch Tập Cận Bình, người trở thành nhân vật quyền lực nhất Trung Cộng kể từ thời Mao Trạch Đông (1949-1976).
Người Duy Ngô Nhĩ sống lưu vong cũng không yên với Bắc Kinh
“Nếu dân tộc Việt Nam không đứng lên chống Tầu xâm lược, một ngày không xa người Việt Nam trong và ngoài nước sẽ như người Duy Ngô Nhĩ của Tân Cương hôm nay”
Báo chí Tây Phương nói về người Duy Ngô Nhĩ đang lưu vong nước ngoài vẫn không yên với mật vụ Tàu Cộng
Liên quan đến châu Á, mối quan tâm của các báo vẫn như thường lệ là Trung Cộng. Nhật báo Le Monde dành sự chú ý đến số phận người Duy Ngô Nhĩ, sắc tộc theo Hồi Giáo nạn nhân của chính sách truy bức của chính quyền Bắc kinh. Nhưng lần này Le Monde nói về những người Duy Ngô Nhĩ đang sống ở châu Âu mà vẫn không thoát khỏi sự truy đuổi của Trung Cộng, qua bài viết : “Trung Cộng truy đuổi người Duy Ngô Nhĩ ở châu Âu như thế nào ?” [Đọc tiếp]
Đánh giặc thì nhát – Đánh dân rất ác – Đánh bạc lại siêng!
Theo báo vẹm, vụ án bắt đầu hết sức đơn giản, tháng 05/2017 bà Võ Minh Phương, sinh sống tại Việt Trì ra trình báo với công an Phú Thọ về việc bị chiếm đoạt 110 chiếc thẻ điện thoại giá trị 55 triệu đồng. Công an Phú Thọ vội vàng vào cuộc và bắt được thanh niên đã chiếm đoạt tài sản của bà Phương, tên này thú nhận rằng đã mang toàn bộ tiền trong thẻ điện thoại đổi sang tiền ảo để sử dụng vào việc đánh bài trực tuyến. Lần theo đường dây này, công an Phú Thọ đã lỡ tay làm vỡ bình, lòi ra toàn cán cộm chủ mưu vụ án “Sử dụng mạng internet tổ chức đánh bạc và rửa tiền” gồm Nguyễn Văn Dương (SN 1975, Chủ tịch HĐQT Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao – CNC) và Phan Sào Nam (SN 1979, cựu Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông trực tuyến – VTC online), Lưu Thị Hồng (SN 1976, Tổng giám đốc Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao), thiếu tướng công an Nguyễn thanh Hóa (SN 1958, Cục trưởng Cục cảnh sát công nghệ cao C50). Phía sau còn có trung tướng công an Phan Văn Vĩnh, cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, và nhiều thế lực “đỏ phản động” trong quân đội, côn an, 4T, ngân hàng, tài chính…
Người giữ 16 tấn vàng của VNCH qua đời tại Chiang Mai, Thái lan
Facebooker Giang Le: Đọc bài này để biết thêm về thống đốc ngân hàng trung ương cuối cùng của VNCH Lê Quang Uyển. Ông và các cộng sự của ông đã bảo quản và bàn giao đầy đủ 16 tấn vàng của VNCH cho chính quyền sau 30/4/1975 với tất cả sự mẫn cán của một công chức chuyên nghiệp. Tác giả bài viết dùng chữ “công chức” cực kỳ chuẩn xác cho lãnh đạo (và nhân viên) của một ngân hàng trung ương. Họ là công chức chứ không phải chính trị gia như nhiều quan chức NHNN sau này. [Đọc tiếp]
Xe du lịch Tàu Cộng được lái thẳng tới Hạ Long
Xóa bỏ biên cương để Hán hóa…
Chính quyền tỉnh Quảng Ninh cho phép xe du lịch do người Trung Cộng điều khiển được trực tiếp lái tới thành phố Hạ Long qua cửa khẩu Móng Cái, báo Xinhua của nhà nước Trung Cộng cho biết hôm 21/3/2018. Thành phố Hạ Long là địa điểm của thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam được ghi vào danh sách di sản thế giới.
Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời ông Vũ Văn Hợp, Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết như vậy hôm thứ Tư 21/3.
TT Trump tuyên chiến thương mại với Tàu Cộng
TT Trump công bố lệnh trừng phạt trị giá 50 tỷ đô la đối với Trung Cộng
Hoa Kỳ có kế hoạch áp thuế quan trị giá 50 tỷ đô la Mỹ lên các hàng hóa Trung Cộng và hạn chế các hoạt động đầu tư của nước này vào Mỹ.
Quyết định được đưa ra sau khi chính quyền ông Trump xác định rằng Bắc Kinh khuyến khích việc đánh cắp tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp Mỹ và buộc các doanh nghiệp phải chuyển giao công nghệ.
Tòa Bạch Ốc nói việc này được đưa ra sau hàng năm hai bên thảo luận nhưng không đạt được thay đổi. [Đọc tiếp]
Con Dao Trung Cộng và Giấc Mộng Cận Bình
Cuối năm rồi FB Bùi Năng Phán đã gửi đến cộng đồng mạng một mẩu tin (“Dùng dao ‘made in China’ đi ăn cướp, bị nạn nhân bẻ gãy làm đôi”) ngăn ngắn:
Bản tin South China Morning Post hôm qua nói rằng: Một người đàn ông tên Lu, hôm Thứ năm (23/11) đã xông vào căn chung cư một phụ nữ độc thân ở Tô châu. Người đàn ông này rút dao đe dọa người phụ nữ và ra lệnh cho bà ta phải vào phòng ngủ để lấy tiền.
Nhân lúc kẻ cướp sơ hở, người phụ nữ kia bất ngờ chụp lấy lưỡi dao [made in China], khiến con dao gẫy làm đôi trong lúc giằng co, kẻ cướp chỉ còn cái cán dao nên người phụ nữ chạy thoát ra khỏi phòng hô hoán, tên cướp bỏ chạy nhưng đã bị Công an bắt ngay sau đó vì nhận diện được qua hình ảnh video. [Đọc tiếp]
Sự khác nhau giữa Trung Cộng và Nga
Ngày 17/03/2018, Tập Cận Bình được toàn thể 2.970 đại biểu Quốc Hội Trung Cộng bỏ phiếu thông qua nhiệm kỳ thứ hai. Một ngày sau, 18/03, đến lượt Vladimir Putin tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 4 với hơn 76% phiếu bầu. Theo góc nhìn từ phương Tây, đây là thắng lợi của hai nhà độc tài. Nhưng thắng lợi Putin lại không giống với chiến thắng của Tập. Nhà báo Renaud Girard trên Le Figaro (20/03/2018) đưa ra “Những lý do của sự chênh lệch lớn” này.
Theo tác giả, cả Trung Cộng lẫn Nga đều không phải là Nhà nước pháp quyền theo định nghĩa của phương Tây, sau khi hệ tư tưởng cộng sản bị xóa bỏ vào năm 1989. Điểm khác biệt giữa hai thể chế chuyên quyền lớn là đối lập được Moscow nhắm mắt cho tồn tại ở một mức độ nào đó, còn Bắc Kinh thì nghiêm cấm. Dân Nga có thể phê phán trên một số báo chí hoặc mạng xã hội; điều này không thể xẩy ra tại Trung Cộng.