Trung Cộng chuẩn bị chiến tranh lạnh với Donald Trump
“Đối phó với Trump, Trung Cộng chuẩn bị chiến tranh lạnh”, đó là tựa đề bài phân tích của thông tín viên nhật báo Les Echos tại Bắc Kinh. Bị bất ngờ trước chiến tranh thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng, nay Trung Cộng chuẩn bị cho một cuộc xung đột trường kỳ và đa dạng.
Les Echos nhắc lại, mùa hè vừa qua, Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình vốn xuất hiện thường xuyên trên báo chí, bỗng biến mất trong suốt hai tuần lễ. Nhà lãnh đạo mà mức độ tôn sùng cá nhân tương đương với thời kỳ Mao Trạch Đông, bận dự hội nghị Bắc Đới Hà. Một hội nghị về mặt chính thức không hiện hữu, nhưng mọi người đều biết rằng các đường hướng kinh tế, chính trị quan trọng được vạch ra tại đây. Tuy không có gì được tiết lộ, nhưng chắc chắn chương trình thảo luận tập trung cho cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]
Cộng Sản Việt Nam cấm đại diện 2 tổ chức nhân quyền quốc tế nhập cảnh
Hai tổ chức bảo vệ nhân quyền có tiếng trên thế giới là Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền FIDH và Ân Xá Quốc Tế Amnesty International ngày hôm nay, 10/09/2018, đã tố cáo Nhà cầm quyền Việt Nam cấm không cho hai đại diện cao cấp của họ nhập cảnh để tham dự Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới về ASEAN mở ra tại Hà Nội từ ngày 11 đến 13 tháng 9.
Theo hãng tin Pháp AFP, trong một thông báo vào hôm nay, bà Andrea Giorgetta, giám đốc ban châu Á của Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền FIDH đã cho biết là bà Debbie Stothard, tổng thư ký của tổ chức đã bị chặn tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), và bị tạm giữ trong suốt 15 tiếng đồng hồ, trước khi bị trục xuất qua Malaysia vào sáng sớm hôm nay.
Human Rights Watch kêu gọi Nhật hối thúc Việt Nam cải thiện nhân quyền
Tổ chức nhân quyền thế giới Human Rights Watch (HRW) trước đây thường hối thúc Mỹ lên tiếng về vấn đề vi phạm nhân quyền của nhà nước CSVN, nhưng gần đây thì HRW thường lên tiếng nhắc nhở Úc, Nhật ngoại giao với Việt nam thì nên đặt vấn đề nhân quyền.
Trong vài năm lại đây, nhận thấy sự tế nhị của chính phủ Hoa Kỳ đặt vấn đề chiến lược lên trên vấn đề nhân quyền, lợi dụng tình trạng đó, CSVN ra tay đàn áp, bắt bớ tù đày một cách vô cùng dã man và bừa bãi người dân Việt Nam muốn đứng lên chống Tàu giữ nước và những hành động phê phán chính trị độc tài toàn trị của nhà nước CSVN.
Trong trường hợp bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản đến thăm Việt Nam, HRW hối thúc nên đưa vấn đề nhân quyền trong buổi tiếp xúc.
Cường quốc hải quân Trung Quốc mạnh đến mức nào ?
Điểm báo tây phương:
Báo Le Monde của Pháp đặc biệt chú ý đến Trung Cộng trong lĩnh vực quân sự. Nhật báo Pháp có bài viết dài về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Cộng, nhất là lực lượng hải quân, khiến Mỹ không thể không quan tâm.
Thực sự thì sức mạnh trên biển của Trung Cộng đã tiến đến đâu và mục đích để làm gì ? Đặc phái viên của Le Monde, Brice Pedroletti, trong bài “Trung Cộng, cường quốc hải quân nổi lên ở phương Đông”, cho thấy “hải quân Trung Cộng đã được hiện đại hóa đáng kể từ năm 2010. Tại Thái Bình Dương cũng như Ấn Độ Dương, hải quân Trung Cộng liên tục tiến hành các cuộc tập trận ngày càng quy mô và hiện đại. Đó là điều báo động Washington”. [Đọc tiếp]
Ông già 93 tuổi Mahathir Mohamad thủ tướng Malaysia mới là già gân…
Lời người post: Dutete Tổng thống Phillipines, Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị Đảng CSVN nên cắp sách qua Malaysia học Thủ Tướng già 93 tuổi Mahathir Mohamad để chống Tàu Cộng xâm lược hay ngồi lì để bán nước!
Thủ tướng Malaysia không cấp thị thực cho người Trung cộng (TC)
Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad đang khiến cho TC phải tức điên khi mà mới đây ông đã tuyên bố không cấp thị thực cho người TC. Mục đích của việc làm này chính là nhằm vào dự án xây dựng của TC tại Malaysia. Dưới đây là 1 số thông tin đáng chú ý: [Đọc tiếp]
Bộ mặt kinh tế Mỹ thay đổi thế nào dưới thời Tổng thống Trump?
Tính đến hiện tại, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cầm quyền hơn 19 tháng. Trong khoảng thời gian đó, chính quyền của ông luôn bị bủa vây bởi tranh cãi…, nhưng kinh tế Mỹ cũng đạt được sự tăng trưởng bùng nổ không thể phủ nhận.
Theo hãng tin CNBC, kể từ khi vị tỷ phú địa ốc chính thức trở thành chủ nhân của Nhà Trắng, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có những bước tiến mà hầu hết các chuyên gia trước đó đều tin là điều không thể. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng hơn 3%. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất gần 50 năm. Cùng với đó, thị trường chứng khoán Mỹ tăng 27% trong bối cảnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tăng vọt.
Ngày thứ Sáu tuần này mang đến thêm những thông tin tốt về kinh tế Mỹ. Khu vực phi nông nghiệp của nước này có thêm 201.000 việc làm mới trong tháng 8, mức tăng vượt dự báo. Tiền lương của người lao động Mỹ tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2009. [Đọc tiếp]
Nguyễn Phú Trọng đi Nga bàn gì?
Với mục tiêu “làm sâu sắc mối quan hệ đối tác chiến lược”, chuyến đi thăm Nga của Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) Nguyễn Phú Trọng vào ngày 5/9 có thể liên quan đến các vấn đề hợp tác chính trị, kinh tế, giải quyết vụ Trung Cộng cản trở công ty dầu khí quốc gia Nga Rosneft khai thác dầu khí tại mỏ Lan Đỏ ngoài khơi Vũng Tàu, đẩy mạnh hợp tác quốc phòng và có thể có cả chủ đề “tế nhị” là vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, theo nhận định của một số chuyên gia.
Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến thăm 3 ngày tới Nga từ ngày 5/9 – 8/9. Trả lời hãng thông tấn Nga TASS trước chuyến đi, Trọng nói “chuyến thăm chính thức tới Liên bang Nga lần này của tôi nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga, tăng cường sự gắn bó chiến lược và thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực”. [Đọc tiếp]
“Trung Cộng phải xin lỗi vì thái độ kiêu ngạo” tại Hội nghị thượng đỉnh Thái Bình Dương
Tổng thống Nauru, Baron Waqa nói rằng Trung Cộng phải xin lỗi vì hành vi “điên rồ” của nhà ngoại giao hàng đầu Bắc Kinh tại Diễn đàn Thượng đỉnh Thái Bình Dương (Pacific Islands Forum – PIF).
Tờ Guardian dẫn lời TT Wapa: “Phía Trung Cộng yêu cầu được phát biểu trong khi chuẩn bị tới lượt Thủ tướng Tuvalu. Đặc phái viên Trung Cộng Du Qiwen có thái độ rất thiếu khiêm nhường, làm gián đoạn cuộc họp giữa lãnh đạo các quốc gia. Ông ấy chỉ là một quan chức. Có lẽ vì ông ấy đến từ một nước lớn nên ông ấy muốn bắt nạt chúng tôi. Họ không phải là bạn của chúng tôi. Họ chỉ cần chúng tôi vì mục đích riêng của họ”.
Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương viết tắt là PIF kết thúc tại Nauru hôm thứ Năm (6/9), thái độ gây tranh cãi của Trung Cộng đã trở thành sự kiện bình luận nổi bật trong suốt lịch sử 49 năm của diễn đàn. [Đọc tiếp]
Viện Ngôn Ngữ Học Trả Lời Chính Thức Về Đề Xuất Cải Tiến Chữ Quốc Ngữ Của Bùi Hiền
GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp
Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học
CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ, CHUYỆN KHÔNG NÊN BÀN NỮA
Tưởng chuyện này đã êm rồi (xã hội còn nhiều chuyện cần bàn hơn) nhưng hôm nay đọc những dòng giận dữ của GS Trần Đình Sử, tôi thấy cần lên tiếng để ủng hộ GS Trần Đình Sử, góp thêm tiếng nói bác bỏ đề nghị cải cách chữ Quốc ngữ của PGS Bùi Hiền (thông qua Bản đề xuất của tác giả).
Những điều tôi viết ra đây cũng là ý kiến của Viện Ngôn ngữ học gửi lãnh đạo cấp trên (tháng 1/2018), nhân có chỉ đạo đề nghị Viện Ngôn ngữ học cho ý kiến về Bản đề xuất cải cách chữ viết của PGS Bùi Hiền (một người mà trong quan hệ bình thường hàng ngày tôi rất kính trọng).
Hội đồng khoa học của Viện Ngôn ngữ học đã họp (mở rộng) thảo luận về đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiển, sau đó đã tổng hợp các ý kiến để báo cáo lên lãnh đạo cấp trên. Ý kiến của Hội đồng khoa học Viện Ngôn ngữ gồm có 3 phần:
– Vài nét về lịch sử phát triển của chữ Quốc ngữ (bao gồm những điểm bất cập và những đề nghị cải tiến, sửa đổi trước đây),
– Những bất hợp lý trong đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền,
– Kết luận của Viện Ngôn ngữ học
Tàu chiến Anh đi qua Hoàng Sa tới Sài Gòn, Trung Cộng phản ứng giận dữ
Một tàu tấn công đổ bộ của Hải Quân Hoàng Gia Anh đã đi qua Quần đảo Hoàng Sa, biển Đông hôm 31/8 và trưa 3/9 đã cập cảng Sài Gòn, đang thăm chính thức Việt Nam 4 ngày. Trung Cộng phản ứng giận dữ, gọi hành vi của tàu chiến Anh là “khiêu khích” và đã gửi khiếu nại mạnh mẽ.
Theo Reuters, tàu tấn công đổ bộ HMS Albion có trọng tải 22.000 tấn, chở theo hàng trăm thủy thủ Hoàng Gia Anh đã thực hiện quyền “tự do hàng hải” khi đi qua gần Quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông – nơi Trung Cộng đang chiếm đóng trái phép lãnh hải Việt Nam từ Việt Nam Cộng Hòa tháng 1/1974.
Tàu đi vào vùng biển Hoàng Sa hôm 31/8 và một nguồn tin giấu tên nói với Reuters rằng Trung Cộng đã điều động một tàu khu trục và hai trực thăng thách thức tàu chiến Anh, nhưng hai bên đều kiềm chế không để xảy ra xung đột. [Đọc tiếp]
Giới trí thức ra tuyên bố phản đối việc dùng tiền Tàu Cộng trên lãnh thổ Việt Nam
Hàng trăm trí thức Việt Nam trong tuần này đã đồng loạt ký một tuyên bố phản đối việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sử dụng đồng Nhân Dân Tệ của Trung Cộng trong hoạt động thương mại tại khu vực biên giới hai nước Việt-Trung, cho rằng việc này vi hiến và ảnh hưởng đến an ninh kinh tế.
Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Quang A, đại diện cho Diễn đàn Xã hội Dân sự, hôm 6/9 nói với VOA rằng nhiều hội đoàn và cá nhân đã ký tên phản đối Thông tư số 19/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vì thông tư còn nhiều điều quá mập mờ có thể ảnh hưởng tới chủ quyền tiền tệ của Việt Nam, cũng như tạo tiền lệ nguy hiểm về sự tồn tại mặc nhiên hai đơn vị tiền tệ song hành trên lãnh thổ quốc gia.
Mỹ bảo vệ Đài Loan ra mặt
Lời người post: “Bên ngoài thì Mỹ tuyên bố tôn trọng “Một Nước Trung Hoa”, nhưng từ khi lên nắm chính quyền TT Trump quyết tâm yểm trợ về quân sự, chính trị, ngoại giao cho Đài Loan.
Từ việc bán vũ khí tối tân cho Đài Loan để chống Trung Cộng tấn công bằng vũ lực, đến việc cho bà Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn quá cảnh ở Los Angeles nói chuyện với người Hoa Kiều có hai vị dân biểu thuộc Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ hiện diện yểm trợ. Hôm qua ngày 5 tháng 9, bốn Thượng Nghị Sĩ thuộc hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ của Thượng Viện Hoa Kỳ ra luật “phạt” nước nào bỏ Đài Loan theo Trung Cộng.
Sở dĩ cả Quốc Hội và Tòa Bạch Ốc của Mỹ bênh vực Đài Loan hết mức như vậy là do chính sách của Mỹ chống Tàu Cộng, cho nên muốn dùng Đài Loan như một cứ điểm để tấn công quân sự tầm gần khi có chiến tranh, hoặc dùng Đài Loan để mặc cả với Trung Cộng, và nhất là Trung Cộng đang dùng Kim Jong-un để hù dọa Mỹ thì sao Mỹ lại không dùng Đài Loan để hù dọa lại Tàu Cộng?” [Đọc tiếp]
Mỹ -Trung giành giựt eo biển Bab-El-Mandeb
Lời người post: “Eo biển Bab-el-Mandeb nằm giữa châu Á (Yemen trên bán đảo Ả Rập) với châu Phi (Djibouti, phía bắc Somalia trên sừng châu Phi), nối biển Hồng Hải vào vịnh Aden băng ra Ấn Độ Dương.
Với chiều rộng khoảng 28 km từ vùng đất Ras Menheli thuộc bờ biển bán đảo Ả Rập tới vùng đất Ras Siyan phía châu Phi. Theo truyền thuyết của người Ả Rập thì trước đây hai vùng đất trên nối liền nhau, nhưng sau một cơn động đất dữ dội, đất biến thành biển. Trong trận động đất này, số lượng người bị chìm xuống biển chết đuối vô số kể, một eo biển rộng lớn được thành hình chia cắt châu Á với châu Phi đó là eo biển Bab-el-Mandeb, mà tiếng Ả Rập có nghĩa “cổng nước mắt”. Nay “cổng nước mắt” có tầm quan trọng chiến lược và là một trong những đường hàng hải bận rộn nhất của quốc tế, đặc biệt dùng để chở “dầu” từ Trung Đông đi khắp các nước trên thế giới.
Trong sách lược “Một Vành Đai, Một Con Đường”, Trung Cộng muốn chiếm một cứ điểm trên vùng “sừng châu Phi” để xây dựng chuỗi“vành đai” của Tập Cận Bình, do đó đã đưa đến tranh chấp với Hoa Kỳ như tranh chấp tại Biển Đông.” [Đọc tiếp]
RIMPAC 2018: Trung Cộng nổi bật thành đối tượng cần triệt hạ
Lời người post: RIMPAC là Rim of the Pacific Exercise (Cuộc Tập Trận Vòng Đai Thái Bình Dương) do Mỹ chủ động 2 năm 1 lần. Cuộc tập trận phát xuất từ Hawaii và California Hoa Kỳ. RIMPAC 2018 gồm 25 nước tham gia: 17 nước gửi quân và tàu chiến cùng tập trận gồm Mỹ, Nhật, Úc, Ấn, Pháp, Đức, Canada, Chile, Peru, Malaysia, Singapore, Mễ Tây Cơ, Thái Lan, Nam Hàn, Sri Lanka, Tân Tây Lan và Phi Luật Tân. Các nước khác gửi sĩ quan đến tham gia tập trận như Anh, Do Thái, Thái Lan, Hà Lan, Tonga, Columbia, Brunei và Việt Nam. Chỉ có duy nhất là Trung Cộng năm nay không được mời (trong khi mấy năm trước đều được mời), nay các nhà bình luận quốc tế đánh giá rằng Trung Cộng nổi bật thành đối tượng cần triệt hạ.
[Đọc tiếp]