Nữ thử tướng Đức: Angela Merkel được báo Times chọn “Nhân vật của năm 2015”
Tạp chí danh tiếng TIME xuất bản tại Hoa Kỳ đã trao tặng cho nữ thủ tướng Đức danh hiệu cao quý “Nhân vật của năm 2015” vì bà đã có những đóng góp cho nhân loại trong năm 2015.
Nữ thủ tướng Đức đã cùng đóng góp công sức giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính Hy Lạp vốn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến đồng tiền chung Euro. Bà cũng từng bắt tay với Tổng thống Nga Vladimir Putin để cải thiện tình hình căng thẳng với Ukraine. Mới đây nhất, bà Angela Merkel đã mở cửa đón nhận gần một triệu người tị nạn tới nước mình, mặc cho hàng loạt sự phản đối đến từ trong và ngoài nước.
Trong khi hàng loạt các quốc gia Châu Âu quay lưng với người tị nạn Syria, Đức là nước duy nhất đồng ý tiếp nhận những con người khốn khổ này. Người ta gọi bà Merkel là “nhân đạo của Châu Âu”, người tị nạn coi bà là người mẹ thứ 2 của cuộc đời họ, tuy không sinh ra họ nhưng lại cho họ một cuộc đời mới.
Bà Merkel là người phụ nữ thứ 4 được xuất hiện trên trang nhất tạp chí TIME kể từ năm 1927. Trước đó người đầu tiên nhận được vinh dự này là bà Wallis Simpson vào năm 1936, thứ hai là Nữ hoàng Elizabeth II, thứ ba là nữ Tổng thống Philippines bà Corazon Aquino. Dưới đây là những bức hình của bà thể hiện sự chọn lựa của Tạp Chí The Times đối với bà Angela Merkel: [Đọc tiếp]
Bài học lịch sử còn nóng hổi: “Hoà Bình của nấm mồ”
Hôm nay chúng ta đang sống ở nước Mỹ, là công dân Hoa Kỳ mang tâm trạng u buồn của người mất nước xa quê hương. Ai đã từng lớn lên, đã từng nuôi nấng bởi hạt giống quê hương mà khôn lớn, đã từng có kỷ niệm với thôn xóm, trường học, bạn bè thời thơ ấu và nhất là đã từng chiến đấu cho miền Nam tự do giờ đây những hình ảnh, kỷ niệm…lòng yêu nhớ quê hương không bao giờ phai. Bài này đã cách đây hơn phần tư thề kỷ, nhưng cần đọc để học hỏi về đấu tranh với CSVN, cũng cho ta bài học để ứng xử với các thế lực quốc tế. Dưới đây là bản dịch cuộc phỏng vấn của báo Đức Der Spiegel phỏng vấn cựu TT Nguyễn Văn Thiệu về chiến tranh Việt Nam năm 1979. [Đọc tiếp]
Ấn Độ-Mỹ đẩy mạnh hợp tác quân sự
Lời người đăng: Mỹ càng ngày càng hợp tác thắc chặt quân sự với Ấn Độ để bao vây Trung Cộng đang hung hăng. Đồng thời lấy thế quân bình với Pakistan một quốc gia nguyên tử đang có khuyên hướng hợp tác với Trung Cộng.
Tin RFI: Công du nước Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar được đồng nhiệm Hoa Kỳ Ashton Carter nghênh đón tại Lầu Năm Góc ngày 10/12/2015. Cuộc hội đàm mở ra sau đó tập trung trên việc đẩy mạnh hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn, với trọng tâm là an ninh trên biển.
Singapore cho Mỹ xử dụng phi trường quân sự để dò thám Biển Đông
Khi quyết định cho phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon của Hoa Kỳ xử dụng sân bay quân sự trên lãnh thổ của mình, với địa bàn hoạt động rõ ràng là Biển Đông, Singapore như đã cho thấy là họ đang đứng về phía Mỹ trong vấn đề Biển Đông, nhân danh việc bảo đảm quyền tự do hàng hải và hàng không đang bị những hành vi quyết đoán của Trung Quốc đe dọa.
Chuyên gia Úc: Bắc Kinh sẽ thống trị Biển Đông nhờ 4 phi đạo trên đảo
Ảnh vệ tinh trong thời gian gần đây cho thấy là Trung Quốc sắp có 4 phi đạo trên các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp tại Biển Đông. Theo hãng tin Mỹ AP, hôm qua, 06/12/2015, một chuyên gia quốc phòng Úc vừa lên tiếng cảnh báo rằng các cơ sở hạ tầng này sẽ cho phép Quân đội Trung Quốc thay đổi so sánh lực lượng trong khu vực và khống chế được toàn bộ Biển Đông.
Biển Đông : Trung Quốc hung hăng, Mỹ ” luật hóa ” sáng kiến can thiệp
Trước và sau hai hội nghị thượng đỉnh APEC và ASEAN tại Manila và Kuala Lumpur hạ tuần tháng 11 vừa qua, dù biết rằng vấn đề Biển Đông sẽ nổi cộm trong các cuộc thảo luận, Bắc Kinh vẫn có những động thái và lời lẽ cứng rắn nhắm khẳng định và buộc các nước khác công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên gần như toàn bộ Biển Đông, mà gây quan ngại nhiều nhất là các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo ở vùng Trường Sa, và xây dựng trên đó các cơ sở có thể được dùng vào mục tiêu quân sự.
Tuyến Phòng Thủ Sau Cùng Sắp Thủng?
“Chiến lũy Ba Đình xưa của anh hùng Đinh Công Tráng là để chống giặc ngoại xâm thực dân Pháp. Quảng trường Ba Đình thời @ bọc cái xác khô kia là tuyến phòng thủ sau cùng của bọn giặc nội xâm trước sức công chặt xiềng nong xích của nhân dân”. (ĐTL)
Thử điểm qua một số phản ứng triệt thoái rời từng dãy chiến hào của giặc: [Đọc tiếp]
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (24)
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/Chương 2: Từ tháng 11-1946 đến 02-1948. NHỮNG NGÀY CHIẾN ĐẤU TRONG CHIẾN KHU (24) [Đọc tiếp]
Biển Đông : Dân biểu Mỹ tố cáo Trung Quốc thiếu thành thật
Nhân một cuộc điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 02/11/2015, nhiều dân biểu Mỹ đã lên án Trung Quốc thiếu thành thật trong vấn đề các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp tại Biển Đông : Giới lãnh đạo Trung Quốc liên tục cam kết không quân sự hóa các thực thể này, trong lúc vẫn xây dựng các cơ sở có thể dùng vào mục tiêu quân sự.
Trung Quốc phải trả giá đắt vì coi thường tòa quốc tế về Biển Đông
Vào hôm qua, 01/12/2015, Bắc Kinh lại lên tiếng bác bỏ thẩm quyền của Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye trong việc xét đơn Philippines kiện Trung Quốc về các hành động quá đáng trên Biển Đông. Đối với phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vụ kiện đó sẽ “không đi đến đâu”. Tuy nhiên, theo hãng tin Anh Reuters, giới chuyên gia hầu như đều cho rằng Bắc Kinh sẽ phải “trả giá” trên trường quốc tế, nhất là khi tòa quốc tế phán quyết có lợi cho Manila. [Đọc tiếp]
Miến Điện: Bà Aung San Suu Kyi gặp Tổng thống chuẩn bị bàn giao chính quyền
Hôm nay 02/12/2015, tại Naypyidaw, thủ đô hành chính Miến Điện ; lãnh đạo Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND) bà Aung San Suu Kyi đã có hai cuộc gặp liên tiếp với Tổng thống và Tư lệnh quân đội Miến Điện để bàn về việc chuyển giao chính quyền hành cho LND, đảng vừa giành thắng lợi trong kỳ bầu cử Quốc hội hôm 08/11 vừa qua.
Tổng thống Thein Sein đã tiếp bà Aung San Suu Kyi ở Dinh Tổng thống tại thủ đô Naypyidaw trong vòng 45 phút. Phát ngôn viên của Phủ Tổng thống, đồng thời là Bộ trưởng Thông tin Ye Htut cho biết cuộc gặp “tập trung vào việc chuyển giao nhẹ nhàng và êm đẹp các trách nhiệm của Nhà nước cho một chính phủ tương lai …. có được sự hợp tác hai bên để không gây lo lắng Bà trong dân chúng”. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Trung Quốc lại bác bỏ mọi can thiệp của bên thứ ba
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye kết thúc vòng điều trần thứ hai về vụ Manila kiện Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, Bắc Kinh ngày hôm qua, 01/12/2015 đã lập tức lên tiếng phản đối. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái khẳng định rằng Bắc Kinh phủ nhận thẩm quyền của Tòa quốc tế, và không chấp nhận bất kỳ giải pháp của bên thứ ba nào liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Vụ kiện Biển Đông: Tòa quốc tế cho Bắc Kinh 1 tháng để phản biện
Vòng điều trần thứ hai của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về vụ Philippines kiện đường lưỡi bò Trung Quốc tại Biển Đông đã kết thúc vào hôm qua, 30/11/2015 sau năm ngày nghe phái đoàn Manila trình bày luận cứ. Dù Bắc Kinh đã tẩy chay vụ kiện, và không tham gia phiên điều trần, Tòa án Trọng tài Thường trực vẫn yêu cầu Trung Quốc trả lời các cáo buộc của Philippines trong vòng một tháng.
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (23)
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/Chương 2: Từ tháng 11-1946 đến 02-1948. NHỮNG NGÀY CHIẾN ĐẤU TRONG CHIẾN KHU (23) [Đọc tiếp]
Nửa thế kỷ phủ nhận hiện tượng trái đất bị hâm nóng
Thượng đỉnh khí hậu sẽ khai mạc ngày mai, thứ Hai 30/11/2015 tại Paris. Đe dọa khủng bố đè nặng lên sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với tương lai của nhân loại là quan tâm xuyên suốt các báo ra cuối tuần, 28/11/2015. “Paris được bảo vệ cao độ vì COP 21” là tựa lớn trang nhất Le Figaro. Libération chạy tựa chính: “Thượng đỉnh bị siêu bao bọc”. Chủ đề chính của Phụ trương Văn hóa & Tư tưởng của Le Monde: “An ninh và các quyền tự do: thế nào là cân bằng ?”. Hiểm họa khủng bố cao độ không ngăn cản báo chí dành chú ý đặc biệt cho khí hậu. “Khí hậu: 50 năm bị phủ nhận” là tựa đề hồ sơ chính của phụ trương Le Monde.