VQ5

Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka

Thủ tướng Abe, Nhật Bản

Vào ngày 28 tháng 6 tới, tôi sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 tại Osaka. Chương trình nghị sự của chúng tôi sẽ tập trung vào ba vấn đề chính, vấn đề nào cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với châu Á.

Vấn đề đầu tiên trong chương trình nghị sự liên quan đến những gì tôi tin là thách thức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: nỗ lực duy trì và cuối cùng là củng cố trật tự quốc tế cho thương mại tự do và công bằng. Đối với các nhà lãnh đạo châu Á, điều này có nghĩa là hình thành nên RCEP, tức Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, một thỏa thuận thương mại tự do tiên tiến giữa mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sáu quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand). [Đọc tiếp]

Hơn 600 công ty Mỹ ký thư ủng hộ ông Trump đánh thuế Trung Cộng

Hơn 600 công ty có trụ sở tại Mỹ hôm thứ Sáu (21/6) đã ký vào một lá thư ủng hộ Tổng thống Donald Trump đánh thuế Trung Cộng. Những công ty này lập luận rằng việc đánh thuế đó giúp thúc đẩy việc làm tại Mỹ và làm giảm chi phí kinh doanh của họ, theo The Daily Caller đưa tin.

Daily Caller cho biết họ đã được xem lá thư nêu trên trước khi nó được chuyển tới Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) hôm thứ Sáu (21/6). Hiện tại USTR đang lắng nghe ý kiến của các bên liên quan về khoản thuế dự kiến áp đặt lên thêm hơn 300 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Mỹ ủng hộ các công ty dầu khí hợp tác khai thác ở Biển Đông

Phụ tá bộ trưởng năng lượng Mỹ ủng hộ các công ty dầu khí nước này đóng vai trò lớn hơn trong hợp tác phát triển năng lượng với các nước tại khu vực.

“Chúng tôi rất hoan nghênh vai trò quan trọng mà các công ty Mỹ đóng góp tại Việt Nam và trong toàn khu vực”, Phụ tá Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Francis Fannon ngày 24/6 tiếp tục ủng hộ việc các công ty dầu khí Mỹ tham gia phát triển năng lượng tại Biển Đông. [Đọc tiếp]

Yên Báy (y dài) hay Yên Bái (i ngắn) trong “Tinh Thần Yên Báy Bất Diệt”

La nuit rouge de Yên-bay
Đêm Rực Lửa Yên Báy – tựa đề của cuốn sách xuất bản bởi
một ký giả người Pháp thời 1930 

Ngày tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí lên đoạn đầu đài đến nợ nước tại làng Yên Báy (La nuit rouge de Yên-bay – Đêm Rực Lửa Yên-bay – chữ Báy – y dài) vào ngày 17 tháng 06, 1930. Nói đến đảng trưởng Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ đã lên đoạn đầu đài đề nợ nước tại Yên Báy với tinh thần bất khuất nhìn thẳng vào mặt quân thù nhìn lên máy chém không một mảy may sợ hãi, được chết cho tổ quốc để người sau nhìn cái gương mà nối bước, hiên ngang với thái độ thách thức kẻ thù thực dân Pháp cướp nước và tin tưởng rằng quân thù nhất định sẽ thua và nước nhà sẽ được độc lập…. Tất cả tinh thần đó gọi là “TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT”. Ngày nay có người cho là TINH THẦN YÊN BÁI (i ngắn), vậy thì bài này sẽ làm sáng tỏ TINH THẦN YÊN BÁY (Y dài) hay TINH THẦN YÊN BÁI (I ngắn): [Đọc tiếp]

TƯỞNG NIỆM 13 ANH HÙNG LIỆT NỮ VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG HY SINH TẠI YÊN BÁY NGÀY 17-6-1930

Chân dung Đảng Trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng: Nguyễn Thái Học

Ngày 17 tháng 6 hàng năm đã trở thành ngày tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ VNQDĐ bị Pháp xử chém tại pháp trường Yên Báy vì đã xả thân tranh đấu cho nền độc lập dân tộc, cho hạnh phúc của giống nòi. Sự hy sinh cao cả của 13 vị liệt sĩ cách mạng Việt Nam là gương sáng chói lọi cho các thế hệ Việt Nam sau này trong sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc.

Xin thuật lại sơ lựợc lịch sử và ý nghĩa ngày tưởng niệm này để chúng ta cùng suy nghĩ, tâm niệm, nhất là đối với các bạn trẻ trong và ngoài nước. [Đọc tiếp]

Tại Shangri-La, Washington kêu gọi Bắc Kinh ngừng xâm lấn chủ quyền của láng giềng

Quyền bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Patrick Shanahan và bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa, bên lề Diễn đàn An ninh Shangri-La ngày 31/05/2019 (REUTERS/Idrees Ali)

Hôm nay, 01/06/2019, tại Diễn đàn An ninh châu Á, Shangi-La, Hoa Kỳ kêu gọi Trung Cộng chấm dứt xâm lấn chủ quyền của các nước láng giềng. Washington cũng cảnh báo sẽ đầu tư ồ ạt trong 5 năm tới để duy trì ưu thế quân sự trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong diễn văn tại diễn đàn hội nghị, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Patrick Shanahan tuyên bố : “Trung Cộng có thể và phải có quan hệ hợp tác với các nước còn lại trong vùng… Nhưng những hành vi làm xói mòn chủ quyền của các nước làm gieo rắc nghi ngờ của Trung Cộng phải được chấm dứt“.

[Đọc tiếp]

Thư của LMVNĐLDC gửi TT Donald Trump nhân dịp họp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn tại Hà Nội ngày 27-28/2/2019

February 20, 2019
President Donald Trump
The White House
1600 Pennsylvania Ave, NW
Washington, DC 20500

Kính thưa Ngài Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump, 

Nhân dịp Ngài đến Hà Nội họp thượng đỉnh Hoa Kỳ – Bắc Hàn vào ngày 27 và 28 tháng 2 năm 2019, chúng tôi đại diện cho Liên Minh Việt Nam Độc Lập Dân Chủ, một tổ chức quy tụ các đoàn thể, tổ chức dân sự, nhân sĩ trong và ngoài nước Việt Nam với chủ trương tranh đấu cho tự do dân chủ,  nền độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ lãnh hải của Việt Nam, rất hoan nghinh những nỗ lực của Ngài cho nền hòa bình tại bán đảo Triều Tiên và vùng Á Châu Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam chúng tôi.

Kính chúc Ngài và quý Quốc đạt thành công mỹ mãn.  [Đọc tiếp]

Trung Cộng thử nghiệm hệ thống chỉ huy thời chiến ở Biển Đông (SCMP)

Tàu chiến Trung Cộng vừa kết thúc một tháng tập trận ở Biển Đông và khu vực ở phía tây và trung Thái Bình Dương bắt đầu từ 16/01

Theo tin của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post (SCMP) ngày 20/02/2019, Trung Cộng vừa kết thúc một tháng tập trận ở Biển Đông và khu vực ở phía tây và trung Thái Bình Dương, với sự tham gia của các đơn vị hải quân, không quân và tên lửa.

Các nhà quan sát quân sự được South China Morning Post trích dẫn cho rằng các cuộc tập trận này, bắt đầu từ ngày 16/01 và kéo dài 34 ngày, cho thấy quân đội Trung Cộng muốn thử nghiệm hệ thống chỉ huy sẽ được sử dụng khi xảy ra chiến tranh ở Biển Đông, đồng thời củng cố khả năng phòng thủ tên lửa của họ trên vùng biển này. [Đọc tiếp]

Từ Biển Đông đến bẫy nợ, chính quyền Trump cảnh cáo Trung Cộng tại hội nghị quốc tế

Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence hôm thứ Bảy (16/2) đã liệt kê chi tiết những vấn đề mà Trung Cộng tiếp tục bị nhắm tới theo lập trường cứng rắn của ông chủ Tòa Bạch Ốc

Tại một diễn đàn quốc tế của Liên minh châu Âu mang tên Hội nghị An ninh Munich 2019 diễn ra từ ngày 15-17/2, Phó Tổng thống Mike Pence nói rằng thực trạng thương mại của Trung Cộng không phải là vấn đề duy nhất mà chính quyền Trump nhắm tới.

“Khi chúng ta tụ họp ở đây, các cuộc đàm phán đang được tiến hành ở Bắc Kinh để xác định lại mối quan hệ thương mại giữa [hai nước] chúng tôi. Các cuộc đàm phán của chúng tôi không chỉ là về tình trạng mất cân bằng thương mại”, Phó tổng thống Pence phát biểu. [Đọc tiếp]

Biển Đông: FONOP vô hiệu với Trung Quốc, Mỹ cần biện pháp mạnh hơn

Tàu chiến Pháp (ngoài) cung với tàu chiến của Mỹ (trong) cùng hợp tác tuần tra FUNOP trên Biển Đông

Ngày 07/01/2019, khu trục hạm Mỹ USS McCampbell tiến hành chiến dịch tự do hàng hải gần 3 thực thể ở quần đảo Hoàng Sa. Đây là chiến dịch lần thứ 9 được loan báo của chính quyền Washington.

Các chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) đã trở nên thường xuyên hơn tại Biển Đông bất chấp các thách thức khá nguy hiểm của Trung Cộng. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến cho rằng các chiến dịch của Hoa Kỳ không mấy hữu hiệu, và muốn thách thức các hành động xâm lấn của Trung Cộng trên Biển Đông, Hoa Kỳ cần đến những biện pháp mạnh mẽ hơn nhiều.

Trong bài viết mang tựa đề khá châm biếm: “Các chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ mất dạng trên biển – America’s Freedom of Navigation Operations Are Lost at Sea”, đăng trên tập san Hoa Kỳ Foreign Policy ngày 08/01 vừa qua, hai chuyên viên Mỹ Zack Cooper, thuộc viện nghiên cứu American Enterprise Institute và Gregory Poling, giám đốc cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative) thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) đã phân tích những lý do thất bại của Hoa Kỳ trong đối sách chống Trung Cộng ở Biển Đông, để đề ra một số biện pháp khắc phục. [Đọc tiếp]

Chiến tranh biên giới 1979: Trung Cộng “dâng” căn cứ ở Biển Đông cho Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ

TT Mỹ Jimmy Cater bắt tay Đặng Tiểu Bình đến thăm Hoa Kỳ vào 1/1979

Theo báo cáo mật của Bí thư Quân ủy TƯ Trung Cộng Cảnh Tiêu, TC đã đề nghị Mỹ điều tàu chiến tới Biển Đông để ngăn chặn Hải Quân Liên Xô, đồng thời cung cấp cho họ thông tin về tàu chiến Việt Nam.

Ngày 29/1/1979, Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình và phái đoàn Trung Cộng đã có cuộc gặp gỡ lịch sử với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tại thủ đô Washington, và hai người đã cùng nhau ký kết các thỏa thuận mới mang tính lịch sử sau khi Mỹ-Trung bình thường hóa quan hệ.

Cũng trong chuyến thăm này, phía Trung Cộng đã tranh thủ thuyết phục và tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ trong kế hoạch tấn công Việt Nam, mà theo lời họ là để “dạy cho Việt Nam một bài học”. [Đọc tiếp]

Thông Điệp Liên Bang của ông Trump đã thay đổi lịch sử

Lời người post: Bài của Newt Gingrich (cựu chủ tịch hạ Viện Hoa Kỳ viết về “Thông Điệp Liên Bang của TT Trump năm 2019”

Nếu bạn chưa đọc, bạn nên xem nó trên các trang Internet. Lời đọc chỉ chuyển tải được 10% sức mạnh của nó. Điều đáng thuyết phục thực tế là sự tương tác của Tổng Thống với các thành viên Quốc Hội và người nghe trong khán phòng.

Thông điệp Liên bang của Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2018

Những cảm xúc trong buổi tối thứ Ba [5/2] sánh được với mọi điều mà Tổng Thống Reagan đã đạt được trong bài diễn văn của ông đọc trước Quốc Hội. Từ những điều mọi người trong khán phòng đề cập trước đó – đã xác nhận là cả những đảng viên đảng Dân Chủ cũng phải đứng lên vỗ tay – tới việc lên tiếng chào mừng một cách tự nhiên một người sống sót qua thảm họa Holocaust và người sống sót tại nhà thờ Do Thái trong vụ nổ súng 2018 tới việc cùng hô to “Nước Mỹ, nước Mỹ!”, cả buổi lễ và sự tương tác với các thành viên Quốc Hội mạnh mẽ vượt trội hơn nhiều lần các từ ngữ trên giấy. [Đọc tiếp]

Hồi kết thương chiến: TT Trump nắm giữ cơ hội lịch sử để “nhấn chìm” con thuyền kinh tế Trung Cộng

Ảnh minh họa: PEP MONTSERRAT/WSJ

“Nước đẩy thuyền đi nhưng cũng có thể làm lật thuyền”, câu ngạn ngữ Trung Cộng đã mô tả một cách sinh động và chính xác tình cảnh khó khăn hiện tại của quốc gia này.

Theo tin Forbes, Trung Cộng rõ ràng đang ở vị trí bất lợi hơn hẳn trong cuộc đối thoại thương mại cuối cùng với Washington. 

Trên thực tế, Trung Cộng đã luôn luôn ở vị trí này. Suy cho cùng, việc giao thương với Mỹ quan trọng hơn đối với Trung Cộng chứ không phải chiều ngược lại. Khoảng 1/4 sản phẩm Trung Cộng xuất khẩu tới Mỹ, trong khi chỉ có ít hơn 10% sản phẩm xuất khẩu của Mỹ tới Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Việt Nam ‘mua’ máy bay trinh sát và huấn luyện của Mỹ

Một chiếc Scan Eagle UAV được sử dụng trên một tàu hải quân Mỹ.

Đô đốc Philip S. Davidson, Chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương của Mỹ, hôm 12/2 đã tiết lộ tại Quốc hội Mỹ về chuyện Việt Nam mua máy bay trinh sát không người lái cũng như máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ.
Ông Davidson nói rằng mối quan hệ quân sự giữa Bộ tư lệnh mà ông chỉ huy và quân đội Việt Nam “ưu tiên củng cố năng lực hàng hải của Việt Nam, vốn sẽ được hỗ trợ bởi việc Việt Nam mua Scan Eagle UAV (máy bay trinh sát không người lái) và máy bay huấn luyện T-6, và một chiếc tàu thứ hai của Lực lượng Tuần duyên Mỹ”, theo văn bản chuẩn bị sẵn cho cuộc điều trần tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ. [Đọc tiếp]

Phát Thanh đầu năm Kỷ Hợi 2019 của VNQDĐ

Thân gửi quý độc giả về buổi phát thanh đầu năm Kỷ Hợi 2019 của VNQDĐ do Ban Truyền Thông thực hiện:

 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt