VQ5

Ngư dân Việt Nam mất ngư trường

Ngư dân ở Bãi biển Mũi Né, Việt Nam. (minh họa)

Câu chuyện ngư dân Việt Nam bị mất ngư trường là câu chuyện dài. Sự tổn hao từ người đến tài sản dần mòn trong nhiều năm qua bởi nạn Trung Quốc đâm tàu, bắt người, cướp tài sản cũng đã nói nhiều. Tuy nhiên, hiện tại, một thảm trạng mới đang đến với các ngư dân Việt Nam, đặc biệt là ngư dân miền Trung. Mối nguy bỏ nghề để lên bờ và lên bờ thì không biết làm gì để sống là mối nguy đang hiện ra trước mắt của nhiều ngư dân.
Mất ngoài khơi, mất trong bờ
Một ngư dân Thanh Hóa tên Thiệu, chia sẻ: “Trường Sa, Hoàng Sa hiện họ vẫn đi, mấy chục cái thuyền nhưng chủ yếu là ngư dân Sầm Sơn… cứ đến ngày thì ra khơi. Nhưng ngày càng khó khăn hơn trước, như anh nào biết làm thì còn đỡ còn không thì khó, ai đầu tư nhiều thì được, bởi gần như ngày càng đầu tư, mở rộng thì được chứ nhỏ lẻ thì thua.”

[Đọc tiếp]

Căng thẳng leo thang trong tranh chấp Biển Đông

Người biểu tình chống Trung Cộng tuần hành tưởng nhớ 64 liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma trên đường phố ở Hà Nội, ngày 14 tháng 3, 2016.

Các cuộc biểu tình tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh tại Gạc Ma diễn ra giữa lúc căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội đang gia tăng, trong khi Hà Nội, Nhật Bản và Hoa Kỳ leo thang cuộc khẩu chiến ngoại giao để đáp lại những chuyến bay của Trung Cộng tới quần đảo Trường Sa, và việc Trung Cộng khai triển một hệ thống phi đạn.
Bản tin của đài al-Jazeera hôm nay nêu bật tình hình căng thẳng trong khu vực, và đề cập đến việc Hoa Kỳ điều động tàu chiến tới gần các đảo do Trung Cộng xây trong Biển Đông để thực thi quyền tự do hàng hải, trong khi Nhật Bản đạt nhiều thoả thuận quốc phòng với Philippines trước các hành động quân sự hoá Biển Đông của Bắc Kinh. [Đọc tiếp]

Cựu Giám đốc CIA: Bất hòa Mỹ-Trung về Biển Đông là ‘thảm họa’

Cựu giám đốc CIA Michael Hayden

Tờ The Guardian mới đây trích lời Tướng Michael Hayden, cựu giám đốc Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ CIA, cựu giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia NSA, nói rằng Biển Đông đang trở thành một khu vực ngày càng nhiều tranh chấp, và nếu không được giải quyết thoả đáng, việc này có thể mang lại những hậu quả tàn khốc trong những năm tới.
Ông Hayden cũng cho rằng khủng bố không phải là một “mối nguy sinh tử” với nước Mỹ. Ông lo ngại liệu có phải Mỹ quá bận tâm với cuộc chiến chống khủng bố mà không nhìn thấy một vấn đề lớn hơn và nghiêm trọng hơn hay không. Cụ thể, Trung Cộng dường như sẽ còn trỗi dậy trong nhiều năm nữa và Mỹ có vẻ đang ứng phó sai với sự gia tăng sức mạnh đó. [Đọc tiếp]

Bình Nhưỡng hung hăng nhưng Bắc Kinh vẫn ủng hộ

Kim Jong Un xem một đầu đạn hỏa tiễn (Ảnh 15/03/2016)

Bắc Hàn gần đây liên tục thử vũ khi hạt nhân và hoả tiễn tầm xa, bị Liên Hiệp Quốc lên án, các nước Nam Hàn, Nhật Bản, Hoa Kỳ dùng biện pháp trừng phạt kinh tế, nhưng Bắc Hàn vẫn ngỗ ngáo tiếp tục các dự án thử nghiệm hạt nhân.RFI phỏng vấn ông Mathieu Duchâtel, phó chủ nhiệm Chương Trình Châu Á tại tổ chức Hội Đồng Đối Ngoại Châu Âu ECFR (European Council on Foreign Relations).  [Đọc tiếp]

Bao giờ sự hèn hạ được thay thế bằng thái độ quyết liệt?

Đảo Phú Lâm Trung Cộng chiếm của VNCH vào tháng 1/1974

Bài báo của Joanna Chiu trên Foreign Policy (8-3-2016) đã cung cấp một số cập nhật liên quan tiến trình củng cố “chủ quyền” của Trung Cộng tại biển Đông. Không chỉ các đồn bót hay vọng gác, đảo Phú Lâm (Trung Cộng gọi là “Vĩnh Hưng”) giờ có cả sân bóng đá, ống dẫn nước ngọt, hoặc thậm chí quán trà. Đây là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Cộng đã biến thành “thành phố Tam Sa”.
Truyền thông Trung Cộng viết rằng, bây giờ, ở đây, cư dân có thể nhâm nhi càphê và đọc sách ở các tiệm giải khát dưới bóng mát hàng cọ; vào ban đêm thì họ quần tụ ở quán bia để thưởng thức nước giải khát lạnh. Khi không đánh cá hoặc bơi, họ chạy bộ quanh một đường đua, chơi thể thao trên bãi cỏ hoặc giao đấu cầu lông tại một khu giải trí mới toanh.  [Đọc tiếp]

AI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC IM LẶNG TRƯỚC HẢI CHIẾN HOÀNG SA – CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC – TRẬN CHIẾN GẠC MA?

Tháng 7/2013, tôi sang Singapore để thực hiện một số cuộc phỏng vấn các học giả chuyên nghiên cứu về tranh chấp trên Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (ASEAN Studies Centre) cho bộ phim tài liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Đài Truyền hình HTV thực hiện. Sau giờ làm việc, tôi được Alex Giang, một người bạn Hà Nội đang làm luận án tiến sĩ ở ĐHQG Singapore mời đi uống trà và nói chuyện về gốm sứ cổ với ông Phó chủ tịch Hội sưu tầm và nghiên cứu gốm sứ Singapore. [Đọc tiếp]

Tổng Bí Thư đảng CSVN nói “phần tử thế này thế khác” là phần tử nào?

Vừa qua ông đảng trưởng đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) Nguyễn Phú Trọng trong dịp tiếp xúc cử tri ngày 8/3/2016 đã phát biểu một câu xanh rờn: “Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng , Nhà nước những phần tử thế này thế khác”
Tôi biết ông là đảng trưởng một cái đảng mà quyền lực của nó đã được ấn định vào hiến pháp ở đất nước này. Tôi biết đảng của ông nắm tất tần tật từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài mọi vận động của mọi cơ quan cảnh sát, nhà tù, toà án, quân đội. [Đọc tiếp]

Thủ phạm tiếp tay Trung Cộng đánh chiếm Gạc Ma là “lãnh đạo cấp cao” của CSVN

Ngày 14 tháng 3 năm 1988, cách đây 28 năm, Trung Cộng xua quân chiếm đảo Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã ra lệnh cho quân đội trú phòng của Việt Nam không được nổ súng.
Thiếu tướng quân đội (CSVN) Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ thủ phạm tiếp tay cho Trung Cộng đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là “một đồng chí lãnh đạo cấp cao”.


Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh “không được nổ súng” trong trường hợp Trung Cộng đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.

[Đọc tiếp]

Những tham vọng về hàng không mẫu hạm của Trung Cộng

HKMH Liêu Ninh của Trung Cộng

Vào cuối năm 2015, trong một kỳ họp báo, bộ Quốc Phòng Trung Cộng xác nhận hiện đang tự đóng những chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên cho mình. Như vậy đây cũng sẽ là chiếc thứ hai dành cho Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN), sau khi chiếc Liêu Ninh đã đi vào hoạt động từ ngày 25/09/2012. Ông Koh Swee Lean Collin, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, Khoa Nghiên cứu Quốc tế, thuộc trường Nanyang Technological University, Singapore, trên trang mạng The Diplomat, ngày 18/01/2016 có bài giải mã về “Những tham vọng hàng không mẫu hạm của Trung Cộng”.

[Đọc tiếp]

Trung Cộng: Sẽ có các chuyến bay dân dụng đến đảo Phú Lâm, Hoàng Sa

Ảnh chụp từ vệ tinh đảo Phú Lâm, Hoàng Sa hiện do Trung Cộng chiếm giữ

Theo báo chí chính thức của Trung Cộng, trong vòng một năm, Bắc Kinh sẽ bắt đầu mở các chuyến bay dân dụng đến đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, một đảo đang tranh chấp giữa Trung Cộng với Việt Nam.
Hôm qua, 11/03/2016, Tân Hoa Xã trích dẫn lời thị trưởng “thành phố Tam Sa“, ông Tiêu Kiệt ( Xiao Jie ), cho biết các chuyến bay nói trên sẽ bay đến và từ thành phố này, nằm trên đảo Phú Lâm. “Thành phố Tam Sa” đã chính thức được thành lập vào năm 2012 để quản lý các đảo mà Bắc Kinh khẳng định chủ quyền trên Biển Đông, bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Sự thất bại của giáo dục đại học Việt Nam

Giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, có lẽ là đề tài bàn luận muôn thuở. Ở Việt Nam, người ta bàn về vấn đề giáo dục đại học từ rất lâu, từ mô hình tổ chức đến phương pháp giảng dạy, và giảng viên & giáo sư. Không phải như thời trước 1975 ở miền Nam, đại học là những trung tâm dành cho giới tinh hoa của đất nước, thường chỉ tồn tại ở thành phố lớn. Thời tôi còn đi học, chỉ có một tỉ lệ nhỏ tốt nghiệp trung học, và chỉ 10% (?) trong số tốt nghiệp trung học vào được đại học. Nói cách khác, đại học ngày đó thu hút học sinh tinh hoa của tinh hoa. Còn ngày nay đại học mọc lên từ làng xã ra thành phố. Ai cũng tốt nghiệp trung học, thì phải tìm nơi cho họ học đại học. Có thể nói Việt Nam đang trải qua một phong trào “phổ thông hoá” đại học. Hiện nay, Việt Nam có 207 trường đại học được công nhận, và con số này vẫn còn tăng. Công chúng phải phải đặt câu hỏi về vai trò của đại học vì công chúng là người gián tiếp nuôi đại học qua tiền thuế. [Đọc tiếp]

Chỉ thị 15 của Bộ Chính Trị đảng CSVN là gì mà tướng công an cũng… bó tay?

Điều đáng ngạc nhiên là, tất cả những bài đăng trên các báo đều nêu chỉ thị 15 trong ý trích lời phát của tướng công an CSVN Minh mà không cung cấp cho bạn đọc chỉ thị 15 là chỉ thị gì?
Báo chí và mạng xã hội tràn đầy lời nói thật của thiếu tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc Sở Công an TP HCM tại Hội nghị tổng kết phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015: “Tôi cũng xin lý giải thêm vì Ban Nội chính yêu cầu Công an Thành Phố giải trình là tại sao án tham nhũng được phát hiện do trinh sát là ít, tôi đã nói thẳng không phải là ít mà là không có. Lý do là vì công an Thành Phố cũng phải chấp hành chỉ thị 15, hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên”. [Đọc tiếp]

Lễ Hai Bà Trưng và Truyền Thống Anh Hùng Chống Ngoại Xâm của Phụ Nữ Việt Nam

Hình minh họa 2 Bà Trưng

Lịch sử của bất cứ dân tộc nào cũng có lúc nhục, lúc vinh. Tại châu Âu, Anh, Pháp, Đức, Ý. . . từng bị Hy Lạp rồi La Mã đô hộ cả ngàn năm. Tây Ban Nha bị một nước nhỏ ở bắc Phi là Ma Rốc cai trị gần 1 ngàn năm.
Trung Hoa, một nước từ trước tới nay thường tự đề cao là thiên triều, xưa kia đã từng có thởi kỳ phải triểu cống dưới hình thức thuế cho các dân tộc ở bên kia Vạn Lý Trường Thành hàng năm để được sống yên ổn.  Nhưng cũng không được yên ổn mãi mãi mà bị hết người Mông Cổ đến người Mãn Châu cai trị rồi người phương Tây như Anh, Pháp, Nga, Đức, Bồ . . . xâu xé làm bao nhiêu mảnh, chưa kể người Nhật sát nhập quần đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ thành lãnh thổ Nhật cho tới năm 1945, khi Nhật đầu hàng người Mỹ bởi 2 trái bom nguyên tử mới lại trở về dưới sự cai trị của người Trung Hoa! [Đọc tiếp]

Hoa Kỳ: Trung Quốc “đủ tiềm năng tấn công lớn” từ Trường Sa

Tàu tuần duyên cỡ lớn của Trung Cộng trên Biển Đông

Chỉ trong vài tháng tới đây, với các căn cứ tại Trường Sa , quân đội Trung Cộng đủ khả năng mở những cuộc tấn công đáng kể trên toàn Biển Đông. Trên đây là nhận định của Giám đốc Tình báo Mỹ James Claper với lập pháp Hoa Kỳ mới được tiết lộ.
Trong một bản báo cáo gửi thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Thượng viện Hoa Kỳ, đề ngày 23/02/2016, giám đốc Tình báo Quốc gia James Claper cho biết những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Cộng tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự đã giúp cho Bắc Kinh có “tiềm năng tấn công đáng kể” trong vài tháng tới đây.

[Đọc tiếp]

Tình báo Mỹ nói về việc quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông

Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper trong cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ

Hoạt động xây dựng lực lượng quân sự của Trung Quốc trên các đảo có tranh chấp ở Biển Đông đã gần hoàn tất và giúp cho kế hoạch của Bắc Kinh nhằm nhanh chóng phô trương sức mạnh trong khu vực. Đây là nhận định của Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper nêu ra trong một văn bản phân tích tình báo gửi đến Quốc hội hôm 23/2 và được trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ đăng tải hôm 9/3.
Ông Clapper cho hay Trung Quốc đã gần hoàn tất các tiền đồn chính trên các đá hoặc đảo nhỏ nằm trong vòng tranh chấp của một số nước, trong đó có Việt Nam. Ông nói: “Căn cứ vào tốc độ và quy mô xây dựng các tiền đồn này, Trung Quốc sẽ có thể triển khai một loạt các năng lực tấn công và phòng thủ quân sự và trợ giúp cho sự gia tăng hiện diện của Hải quân và Tuần duyên của Trung Quốc bắt đầu từ năm 2016”. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt