Những nước cờ bành trướng của Trung Cộng sau Gạc Ma 1988
Từ tháng 1/1974 tới tháng 3/1988, Trung Cộng đã có bước tiến dài thực hiện tham vọng từ đánh chiếm Hoàng Sa đến đánh chiếm Gạc Ma, để từ đó tiếp tục lấn sâu xuống phía Nam.
Từ Hoàng Sa tới Gạc Ma cho thấy:
Từ tháng 1/1974 tới tháng 3/1988, Trung Cộng đã có bước tiến dài trong việc thực hiện tham vọng của mình. Từ đánh chiếm Hoàng Sa tới đánh chiếm Gạc Ma, để từ đó tiếp tục lấn sâu xuống phía nam. [Đọc tiếp]
Bốn chữ “lãnh đạo nào của Trung Cộng cũng nói”, hãy nhớ họ làm gì ở Gạc Ma 1988!
Để hiểu rõ về chiến lược đối với Biển Đông đã được nuôi dưỡng trong bộ máy lãnh đạo Trung Hoa qua nhiều thời kỳ lịch sử, chúng tôi xin gửi tới quý độc giả loạt bài phân tích để chứng minh dã tâm “bá quyền” của Bắc Kinh là truyền kiếp không bao giờ từ bỏ tham vọng
Tham vọng từ lịch sử
Các vương triều phong kiến Trung Hoa trước đây luôn ôm ấp giấc mộng thống trị thế giới, nên không ngừng mở rộng bờ cõi ra các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Trung Cộng định đấu với Mỹ bằng sức mạnh hạt nhân
Căng thẳng trên biển Đông đang gia tăng nguy hiểm, khi các tướng lãnh quân đội Mỹ liên tiếp “đe dọa” Bắc Kinh, trong khi báo chí Trung Cộng đe dọa trả đũa bằng “quân bài cuối cùng”.
Tờ Washington Post tại Washington DC tiết lộ, Tòa Bạch Ốc đã xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh cho trường hợp xung đột với Trung Cộng xảy ra trong tương lai.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ liên kết cùng Australia, Singapore, Ấn Độ và các nước châu Âu để tạo thành tiếng nói đủ trọng lượng nhằm vào thách thức tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Bắc Kinh nhằm xăm chiếm biển Đông.
Manila: Thỏa thuận mới với Washington giúp Philippines giữ biển
Hai ngày sau khi đạt thỏa thuận song phương cho phép quân đội Mỹ sử dụng 5 căn cứ hải-lục-không quân để luân chuyển quân, chính phủ Philippines hôm nay 20/03/2016 tuyên bố hài lòng. Sự hiện diện của Hoa Kỳ sẽ giúp cho Philippines cải tiến khả năng phòng thủ và bảo vệ biển đảo bị Trung Cộng xâm lấn.
Trong ngày Chủ nhật 20/03/2016, từ Bộ Quốc phòng cho đến Bộ Ngoại giao Philippines đều ra thông cáo hoan nghênh thỏa thuận Mỹ-Phi vừa đạt được hôm 18/03, trong khuôn khổ Đối thoại Chiến lược thường niên. Theo hiệp định hợp tác mới này, Philippines mở 5 căn cứ quân sự đón tiếp máy bay, tàu chiến và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trong đó có một căn cứ nhìn ra Biển Đông, nơi Trung Cộng tranh chấp bằng sức mạnh.
Phỏng vấn 5 vị đồng chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn quốc nội…
Xin giới thiệu đây là ghi âm cuộc phỏng vấn 5 vị đồng chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn quốc nội về việc thành hình Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam.
Tư lệnh Hải quân CS Việt Nam hội đàm với Đô đốc Hạm hội Hoa Kỳ
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Scott H. Swift và Tư lệnh Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở hái Bình Dương, Trung tướng John A. Toolan ngày 18/3 đã có cuộc gặp với Chuẩn Đô đốc CSVN Phạm Hoài Nam, Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Theo thông tin từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Tư lệnh Scott H. Swift và tướng Toolan tới Việt Nam trong chuyến thăm 3 ngày từ 17/3 đến 19/3 và có các cuộc họp với quan chức cấp cao ở Hà Nội và Hải Phòng. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Mỹ tiết lộ hành vi khả nghi của Trung Cộng ở bãi Scarborough
Theo hãng tin Anh Reuters, vào hôm qua 17/03/2016, tư lệnh Hải Quân Mỹ, đô đốc John Richardson, đã cho biết rằng Hoa Kỳ vừa phát hiện những hoạt động đáng ngờ của Trung Cộng quanh bãi cạn Scarborough đã chiếm từ tay Philippines vào năm 2012. Theo đô đốc Richardson, các hành động đó có thể là tiền đề cho việc bồi đắp nơi này thành đảo nhân tạo.
Trả lời hãng tin Anh, tư lệnh Hải Quân Mỹ nói rõ là “đã nhận thấy tàu Trung Cộng đang có một số hoạt động đại loại như hoạt động khảo sát” tại một khu vực có thể sắp trở thành nơi được bồi đắp. Khu vực được ông Richardson nói đến là bãi cạn Scarborough ở phía bắc quần đảo Trường Sa, cách vịnh Subic của Philippines khoảng 200km về phía Tây.
Biển Đông : Bắc Kinh âm mưu dùng luật Trung Cộng bác bỏ luật quốc tế
Ngày 13/03/2016, ngay trước Quốc Hội đang họp, chủ tịch Tòa Án Tối Cao Trung Cộng Chu Cường cho biết sẽ thành lập một trung tâm tư pháp hàng hải quốc tế, mà mục tiêu là “bảo vệ chủ quyền quốc gia, các quyền trên biển và các lợi ích cốt lõi khác của Trung Cộng”. Theo giới phân tích, ý đồ của Bắc Kinh trong quyết định thành lập cơ chế này là nhằm áp đặt luật lệ của Trung Cộng lên trên luật pháp quốc tế, trong tình trạng phán quyết sắp được Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc đưa ra về yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông sẽ bất lợi cho Bắc Kinh.
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (44)
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Cuốn II nói về 22 năm phục vụ trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, từ cấp bậc Thiếu úy đến Đại Tá, xông pha trên tất cả các mặt trận từ Cà Mâu đến Bến Hải, qua Campuchia đến Hạ Lào…Tập II (1950-1975)/ Năm 1960 – Du học Hoa Kỳ về căn bản sỹ quan Thủy Quân Lục Chiến (44) [Đọc tiếp]
Tường trình từ Việt Nam: Huế và bánh mì miễn phí
Mỗi ổ bánh mì là một lời yêu thương gửi gắm và mỗi ổ bánh mì đến tay người nhận là một sự chia sẻ tình người trên tinh thần đồng đẳng, cùng san sẻ một buổi sáng, nhiều buổi sáng để ấm bụng ấm lòng, để thấy rằng cuộc đời này ấm áp và đáng yêu, đáng sống. Đó là triết lý của những bạn trẻ thành phố Huế khi họ chia sẻ, tặng bánh mì, xúc xích và bơ đường. Mỗi buổi sáng, cũng như nhiều bạn trẻ ở Sài Gòn và Đà Nẵng, Hà Nội, các bạn trẻ Huế bắt đầu công việc của mình từ 6h30 và kết thúc khi những ổ bánh mì cuối cùng được trao tay cho người cần dùng.
Cũng xin nói thêm là nhóm các bạn trẻ ở Huế gồm ba người, gồm Long, Nhận và Thể. Cả ba bạn trai đều là những người làm kinh doanh và thời gian đối với họ rất quí. Và những bạn trẻ này xem việc mỗi sáng mang bánh mì ra ngã tư Phan Châu Trinh – Nguyễn Trường Tộ để biếu cho những người cần đến là một công việc thường ngày, dù nắng mưa hay trở ngại thời tiết họ đều có mặt đúng giờ, đúng điểm.
Quân đội Mỹ dự định cất trữ thiết bị ở Việt Nam, Campuchia
Lục quân Mỹ có kế hoạch cất trữ thiết bị ở Việt Nam, Campuchia và một số nước khác không được nêu tên ở vùng Thái Bình Dương, nhằm giúp các lực lượng Mỹ khai triển nhanh chóng hơn vì các thiết bị và tiếp liệu đã có sẵn tại chỗ. Động thái mới này sẽ nằm ngay trong những nơi mà Trung Cộng cho khu vực họ có ảnh hưởng.
Một số trang tin Mỹ hôm 16/3 trích lời Chỉ huy Bộ tư lệnh Hậu cần Lục quân, Tướng Dennis Via, nói tại một hội nghị của Hiệp hội Lục quân Mỹ ở Hunsville, bang Alabama, rằng các thiết bị được cất trữ sẽ để phục vụ các hoạt động nhân đạo và cứu trợ thiên tai. [Đọc tiếp]
Tàu ngầm Nhật khuấy động Biển Đông
Theo thông báo của Hải Quân Nhật Bản, lần đầu tiên từ 15 năm nay, một tàu ngầm của nước này, mang tên Oyashio, sẽ ghé thăm cảng Subic của Philippines vào cuối tuần này. Sau đó các tàu hộ tống tàu ngầm Oyashio cũng sẽ ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam lần đầu tiên vào cuối tháng 4.
Về mặt chính thức, Oyashio được mô tả là một tàu ngầm « huấn luyện », nhưng hộ tống tàu ngầm này là hai khu trục hạm. Ba chiếc tàu của Nhật được mời đến tham gia các cuộc tập trận chung với Hải Quân Philippines, kéo dài từ ngày 19/03 đến ngày 27/04.
Nhật Bản nỗ lực làm sống lại Vòng Cung Dân Chủ
Tàu ngầm Nhật có thể sẽ được bán cho cho Úc, tàu tuần duyên Nhật được cung cấp cho Việt Nam và Philippines, Hải Quân Nhật sẽ tập trận cùng với Mỹ và Ấn Độ ở vùng biển phía Bắc Philippines, ngay sát Biển Đông: Những diễn biến gần đây, trong đó có cả những lời tuyên bố hầu như thường nhật của các giới chức ngoại giao hay quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã làm sống lại khái niệm “Vòng Cung Dân Chủ”, liên kết Nhật, Mỹ, Ấn, Úc, được Nhật Bản đề xướng cách đây 10 năm, nhưng sau đó đã bị chìm vào quên lãng.
Bức thứ Giám Đốc tình báo CIA Hoa Kỳ James Clapper gửi Chủ Tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng viện Hoa Kỳ John Maccain về Biển Đông
Kính gửi ngài John McCain
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện
Washington, DC 20510-6050
23 Tháng 2 2016
Kính thưa ngài Chủ tịch McCain
Xin cám ơn ngài về lá thư đề ngày 29 tháng Giêng năm 2016, trong đó ngài có đề cập đến mối lo ngại về hoạt động cải tạo ở Biển Đông của Trung Cộng và điều nầy sẽ tác động đến khả năng khai triển tiềm lực quân sự của Trung Cộng trên toàn khu vực. Giải đáp không liệt kê theo độ quan trọng cho các câu hỏi đã nêu trong theo thư của ngài như sau: [Đọc tiếp]
Kevin Rudd nói về nước Úc và trật tự thế giới mới
Cựu Thủ tướng Australia bàn về sự trỗi dậy của Trung Cộng, quan hệ Mỹ-Trung và vai trò của nước Úc ở châu Á-Thái Bình Dương.
Kevin Rudd là chủ tịch Viện Chính sách Hội châu Á (ASPI). Trước đó, với tư cách Thủ tướng (2007-2010, 2013) và Ngoại trưởng Úc (2010-2012), ông Rudd đã rất tích cực trong vai trò lãnh đạo chính sách đối ngoại khu vực và toàn cầu; ông được cho là một ứng cử viên khả dĩ cho vai trò Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Ông bắt đầu sự nghiệp trong vai trò một nhà ngoại giao và một học giả kỳ cựu về Trung Cộng, ông thông thạo tiếng Quan thoại. The Diplomat mới đây đã phỏng vấn vị cựu thủ tướng về sự trỗi dậy của Trung Cộng và trật tự thế giới đang thay đổi. [Đọc tiếp]