VQ5

Mỹ sẽ bỏ cấm vận vũ khí nhân dịp ông Obama thăm Việt Nam ?

TT Obama sẽ thăm Việt Nam cuối tháng 5/2016

Theo những nguồn tin riêng của báo Nhật The Diplomat, Hoa Kỳ có thể đưa ra một quyết định lịch sử là dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam nhân chuyến công du của tổng thống Mỹ Barack Obama đến Hà Nội vào tháng tới.
Quan hệ giữa hai cựu thù Mỹ-Việt đã nâng cao trong nhiệm kỳ của ông Obama, được nâng lên hàng đối tác toàn diện vào tháng 7/2013. Mặc dù việc hợp tác quốc phòng đã có những bước tiến đáng kể, trong đó có việc nới lỏng cấm vận vũ khí sát thương vào tháng 10/2014 và ký kết một hiệp định khung mới về quan hệ quốc phòng năm 2015, việc dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận cho đến nay vẫn không được Washington đả động đến mặc cho Hà Nội nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

[Đọc tiếp]

Độc quyền quyền lực và vấn đề đạo đức

Ts Nguyễn Thị Từ Huy

Việc nắm giữ quyền lực chính trị một cách độc tôn và quá lâu dài trong xã hội ngày nay có thể là một vấn đề về đạo đức đối với những chủ thể độc quyền quyền lực trong các thể chế một đảng và chế độ chuyên chính, theo một nhà nghiên cứu triết học chính trị từ Paris, Pháp.
Một chính thể “độc tài độc đảng” ngày nay, để bảo tồn quyền lực chính trị, có thể rơi vào trường hợp “vi phạm đạo đức”, khi dùng Hiến pháp để quy định quyền lãnh đạo tuyệt đối và bất biến của đảng mình, vẫn theo ý kiến này.
Trong cuộc phỏng vấn qua văn bản dành cho BBC hôm 23/4/2016, Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, nhà nghiên cứu chính trị – xã hội Việt Nam, từ Đại học Paris Diderot, Pháp cũng đưa ra cảnh báo về hậu quả xã hội đối với một nền thống trị “độc tài toàn trị” nếu sử dụng thủ đoạn “nói dối” để nắm, giữ quyền lực. [Đọc tiếp]

Thơ Quốc hận 30 tháng 4: Đừng Đem Cha Về

 

Giặc còn tàn hại non sông,
Thì dù xương trắng vẫn không chịu về.

(Lời một vị lính già dặn dò con trai mình trước khi ông mất: – Chỉ khi nào nước mình hết Cộng sản thì con mới đem tro của Cha về quê cạnh Ông Bà Nội)

[Đọc tiếp]

41 năm “ngược dòng lịch sử !”

Trong tháng 4/2016, người dân đón nhận ít nhất hai tin tức chính thức: thứ nhất công an ở Hà Nội nhổ nước bọt vào mặt một cô gái, thứ hai công an ở thành phố HCM đánh anh bán hàng rong “chấn thương sọ não”.

Một thông tin không chính thức khác, lực lượng an ninh đánh tơi tả chị Trần Thị Hồng (vợ Mục sư Nguyễn Công Chính đang ở tù) tại Gia Lai.

Trong mấy năm qua, theo báo cáo chính thức, đã có hàng trăm người chết trong đồn công an. Không kể biết bao vụ đàn áp đánh đập những người bất đồng chính kiến.

Có lẽ cũng chẳng cần phải tìm hiểu nguyên nhân lý giải gì về hiện tượng “còn Đảng còn mình” đang trở nên bình thường này.

Tháng 4, dù để vui hay buồn, tung hô hay oán hận, cũng thường là dịp để người dân nhìn lại một mốc lịch sử. Ngày “giải phóng”, năm 1975.

[Đọc tiếp]

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (52)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH, Cuốn II nói về 22 năm phục vụ trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, từ cấp bậc Thiếu úy đến Đại Tá, xông pha trên tất cả các mặt trận từ Cà Mâu đến Bến Hải, qua Campuchia đến Hạ Lào…Tập II (1950-1975)/ Tháng 8, 1966 nhận nhiệm vụ chỉ huy Chiến Đoàn Trưởng chiến Đoàn A Thủy Quân Lục Chiến VNCH (52) [Đọc tiếp]

Bạch hóa Hồ Sơ Tối Mật của Mỹ: Biên Bản Buổi Họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Ngày 24/4/75

LGT (Hữu Nguyên): Trong những ngày cuối tháng Tư 1975, khi cộng sản Bắc Việt ồ ạt tiến chiếm Sài gòn, thì ở Hoa Kỳ, giới lãnh đạo chính phủ, từ tổng thống Ford trở xuống, đều chú tâm vào sự an nguy của những công dân Mỹ, phần đông là nhân sự của DAO (Defense Attaché Office), nhân viên tòa đại sứ và nhân viên các tổ chức phi chính phủ cùng một số binh sĩ TQLC trực gác các cơ sở Hoa Kỳ. Vào thời điểm ấy, ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ là có đủ thời giờ thu xếp rút hết nhân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam. Để thực hiện việc này, chính phủ Ford đã không ngần ngại thương lượng điều đình với Bắc Việt và quan thầy của VC là Nga Sô mà không cho VNCH biết. Theo một số tài liệu tối mật vào thời điểm ấy, được Viện Bảo Tàng của Tổng Thống Ford (Ford Museum) bạch hóa, thì chính phủ Hoa Kỳ đã không ngần ngại xin Bắc Việt tạm thời ngưng tấn công để Hoa Kỳ có thể rút hết nhân sự một cách êm thắm. Bù lại Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận những điều kiện mà nhà cầm quyền Hà Nội cùng Mạc Tư Khoa đưa ra. Các tài liệu này cũng cho thấy Nga Sô đã trả lời giùm cho đàn em Bắc Việt rằng “phe Việt Nam đồng ý về vấn đề di tản công dân Hoa Kỳ khỏi Nam Việt Nam”. Hơn thế nữa, Nga Sô cũng nhấn mạnh “Việt Nam đã quả quyết rằng họ không có ý định ngăn cản bất cứ hành động quân sự nào nhằm vào việc di tản công dân Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam và quả thật thì những điều kiện thuận lợi đã được thiết lập cho một cuộc di tản như thế”. Trong số tài liệu được bạch hóa có biên bản của hai buổi họp Hội đồng An ninh Quốc gia vào hai ngày 24/4/75 và 28/4/75 cùng một số hồ sơ được trình bày trong buổi họp đó. Sau đây là những đoạn chính yếu của tài liệu đã bạch hóa, được đăng trên báo Saigon Times Úc Châu ngày 25.4.2013. Những phần trong ngoặc vuông […] là phần phụ chú của người dịch.  [Đọc tiếp]

“Độc tố cực mạnh” làm cá chết hàng loạt ở Việt Nam

Cá chết ở các tỉnh miền Trung gây lo ngại cho dân chúng

 

Tại Việt Nam đưa ra giả thiết “độc tố rất mạnh từ môi trường tự nhiên” khiến cá chết hàng loạt ở miền Trung, trong khi có nghi vấn “công ty Formosa xả thải trái phép ra môi trường”.
Chiều 23/4, theo báo chí trong nước, lãnh đạo 2 bộ và 4 tỉnh đã loại trừ yếu tố bệnh truyền nhiễm và virus hoại tử thần kinh. [Đọc tiếp]

Còn Cộng sản thì còn Quốc hận…

Vui, buồn, thương, ghét, oán, hận là tâm lý thông thường của con người, và cũng theo tâm lý thông thường, qua thời gian, lòng người nguôi ngoai dần, sẽ bớt vui, bớt buồn, bớt thương, bớt ghét, bớt hận. Lâu hơn nữa, thời gian có thể xóa hết chuyện vui, buồn, giận, ghét, hận nơi con người, để rồi tất cả đi vào kỷ niệm… Tuy nhiên, riêng quốc hận 30-4, cho đến nay lòng người Việt không thể nguôi ngoai được mà mối quốc hận càng ngày càng tăng cao, càng đậm nét. Cứ mỗi độ đến ngày 30-4, người Việt lại sôi sục mối hận không nguôi. Đây là một hiện tượng rất đặc biệt chỉ vì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (CSVN), sau khi cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam (NVN), càng ngày càng lộ ra bản chất tham lam, gian manh, tàn bạo, độc tài, đi vào con đường tội lỗi, phản quốc, lệ thuộc Trung Cộng, làm cho đất nước càng thêm suy đồi cùng kiệt, làm cho lòng người càng thêm uất hận. [Đọc tiếp]

Một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được vinh danh Người Hùng Thầm Lặng tại Mỹ

Cựu trung tá Trần Ngọc Huế (T) và 2 nữ sinh Mỹ thắng giải phim tài liệu “Người Hùng Thầm Lặng” do Lowell Milken Center tặng.

Lowell Milken Center là một trung tâm giáo dục đào tạo tầm vóc quốc tế, hoạt động là tổ chức vô vị lợi với mục đích tìm tòi, khám phá và phổ biến những câu chuyện lịch sử về những cá nhân mà việc làm và cuộc đời của họ đã tạo ảnh hưởng sâu rộng, tích cực đến người khác.
Tại Hoa Kỳ, Lowell Milken Center tọa lạc tại Fort Scott mạn Nam thành phố Kansas City, tiểu bang Kansas vùng Trung Tây Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]

Phi cơ quân sự Mỹ bay gần đảo Trung Cộng chiếm giữ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter và các quan chức Philippines tại buổi lễ kết thúc cuộc tập trận chung “Balikatan” ngày 15/04/2016. (Ảnh: Reuters)

Một đội sáu phi cơ quân sự của Mỹ sau khi tham gia tập trận chung với Philippines đã tiến hành các phi vụ đầu tiên gần một đảo của Philippines nhưng bị Trung Cộng chiếm giữ, ở vùng Biển Đông.
Theo tờ The Japan Times, hôm qua, 22/04/2016, bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ ra thông cáo cho biết là 4 chiếc A-10C Thunderbolt và 2 chiếc HH-60G Pave Hawk đã cất cánh từ căn cứ không quân trên đảo Luzon hôm thứ ba 19/04, bay ngang qua không phận quốc tế, đến gần bãi cạn Scarborough. Sáu chiếc máy bay Mỹ nói trên đã ở lại Philippines sau khi tham gia tập trận chung giữa hai nước trong tháng này.

[Đọc tiếp]

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế được tặng giải nhân quyền Gwangju

Huy chương cho Giải thưởng nhân quyền Gwangju năm 2016

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, đồng chủ tịch Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam hôm qua 21/04/2016 đã được trao giải thưởng nhân quyền Gwangju năm 2016.
Giải thưởng này do Quỹ “May 18 Memorial Foundation” của Hàn Quốc xét chọn, dành cho “các cá nhân, tập thể hay định chế tại Hàn Quốc hoặc nước ngoài, đã đóng góp vào việc xúc tiến nhân quyền, dân chủ và hòa bình”
Được thành lập từ năm 2000, giải thưởng nhằm kỷ niệm cuộc nổi dậy đòi dân chủ tại thành phố Gwangju từ ngày 18 đến ngày 27 tháng Năm năm 1980 (vì vậy còn được gọi là “518”), bị chính quyền Chun Doo Hwan đàn áp khiến trên 600 người thiệt mạng.

[Đọc tiếp]

Sự Nguy Hiểm của Vô Cảm: Những Bài học Rút ra từ Một Thế kỷ đầy Bạo động

Elie Wiesel

Elie Wiesel

LGT. Elie Wiesel được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1986 qua những hoạt động chống lại bạo lực, đàn áp, và kỳ thị chủng tộc. Wiesel sinh năm 1928 tại  Romania; ông là người gốc Do Thái. Năm 1940, Đức Quốc Xã chia một phần lãnh thổ Romania cho Hungary. Thành phố Sighet nơi gia đình ông sinh sống bị chuyển sang cho Hungary, và năm 1944, Hungary cho phép quân đội Đức trục xuất những người Do Thái tại đây và giam họ trong trại tập trung Auschwitz. Mẹ và hai em của Wiesel bị đầy đọa và chết trong trại tập trung này. Wiesel và cha bị đưa sang trại Buchenwald, và người cha bị chết vì kiệt sức tại đây, chỉ vài ngày trước khi trại này được Quân Đoàn III của Mỹ giải phóng. Sau chiến tranh, Wiesel hành nghề ký giả, dạy học, và viết văn. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, cuốn “Đêm Tối” khi phát hành lần đầu tiên không được dư luận chú ý. Xuất bản năm 1960, cuốn sách chỉ bán được hơn một ngàn ấn bản, nhưng sau đó đã được tái bản nhiều lần và in ra hàng triệu ấn bản. Năm 2006 cuốn “Đêm Tối” bán được sáu triệu cuốn chỉ riêng tại Hoa Kỳ. Tác phẩm này đã được dịch ra 30 thứ tiếng. Di cư sang Mỹ năm 1955, Wiesel đã viết hơn 40 cuốn sách gồm cả tiểu thuyết lẫn ký sự. Ông được tặng thưởng Huy chương Vàng của Quốc hội Mỹ và Huân chương Tự do của Tổng thống Mỹ năm 1985. Đây là bài phát biểu của Wiesel tại Tòa Bạch Ốc trong buổi tiệc đánh dấu một thiên niên kỷ sắp qua đi. [Đọc tiếp]

Trung Cộng với kế hoạch 4 sân bay khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển Việt Nam

 

Thời gian gần đây báo chí trong và ngoài nước đều đưa tin Trung Cộng xây dựng căn cứ quân sự trái phép tại những đảo đang tranh chấp, cụ thể là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Liệu đây có phải là kế hoạch sở hữu 4 sân bay (tại 4 hòn đảo: Hải Nam, Phú Lâm, Gạc Ma và Phú Quốc) và 3 căn cứ quân sự trên biển nhằm bao vây và khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển Việt Nam? [Đọc tiếp]

Viết cho 30 tháng 4: Chiến Tranh Phát Xuất Từ Đâu và Từ Bao Giờ ?

Tiến Sĩ Phạm Cao Dương

Hội Nghị Genève chia đôi Việt Nam 1954

Trước khi vô đề: Đây không phải là một bài khảo cứu theo đúng nghĩa của nó mà chỉ là những ghi chú liên hệ tới nguồn gốc của cuộc Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Hai hay là Chiến Tranh Việt Nam gọi theo người Mỹ.  Người viết xin gửi tới các bạn đọc nhân ngày Quốc Hận 30/4/2016.  Những ghi chú này được trích từ tập tài liệu nhan đề Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước 1954-1975, Những Sự Kiện Quân Sự, do Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, Học Viện Quân Sự Cao Cấp, Ban Tổng kết Kinh Nghiệm Chiến Tranh, ấn hành ở Hà Nội năm 1980. [Đọc tiếp]

Mỹ-Việt sắp thảo luận nhân quyền lần thứ 20….

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt