Ngày 30-04: trong mắt một cựu viên chức CIA, Hoa Kỳ
Một thanh niên Mỹ khoác áo quân nhân bước vào cuộc chiến Việt Nam ở độ tuổi 22. Sau 10 năm khói đạn chiến chinh, anh từ giã nơi này trong cương vị một giới chức CIA tự mình di tản hàng trăm người miền Nam chạy nạn vào những ngày cuối, khi Sài Gòn trong cơn “hấp hối.”
Jim Parker nằm trong số những toán lính Mỹ đầu tiên được phái sang Việt Nam và trở thành giới chức sau cùng rời khỏi cuộc chiến sau khi cãi lệnh trên, tự nguyện lưu lại để cứu những nhân viên cấp dưới của mình và gia đình họ thoát khỏi sự trả thù hay giết hại từ phe “thắng cuộc”, cộng sản Bắc Việt.
Nhìn lại chiến tranh Việt Nam
Lời người post: Ngày 30 tháng Tư, tưởng niệm 49 năm mất Nước, chúng ta nhìn lại chiến tranh Việt Nam.
Thỉnh thoảng tôi đọc trong Internet một vài lá thư có nội dung bày tỏ thái độ không đồng ý đối với một số chính sách của đảng và nhà nước, được gửi ra từ trong nước. Các tác giả của những lá thư đó tuy khác nhau ở tên họ, địa chỉ, nhưng chung dưới một tên gọi là “các cựu chiến binh lão thành cách mạng” [tức là những người già CSVN]
Những lá thư như thế chắc không phải được viết bằng máy vi tính hiện đại như tôi đang sử dụng mà có lẽ bằng những cây viết có ruột cao su mềm, bơm mực bằng tay được cất giữ kỹ lưỡng từ lâu lắm. Nhìn vào tên tuổi và chức vụ, tôi biết các cụ thuộc thế hệ Điện Biên và không ít là người của thời mùa thu 1945 còn lại. Địa chỉ của các cụ tuy khác nhau nhưng giống như lá thư tập thể, phần đông sống trong các khu nhà cũng có tên chung là Khu Tập Thể. [Đọc tiếp]
Sách mới: Câu chuyện người lính VNCH (Quốc Hận 30-04)
Người lính Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu như thế nào trong 20 năm bảo vệ miền Nam? Và sau ngày 30/4/1975, khi miền Nam đầu hàng miền Bắc thì số phận của họ và gia đình ra sao?
Câu trả lời có thể tìm thấy trong tác phẩm “South Vietnamese Soldiers: Memories of the Vietnam War and After” của Giáo Sư Nathalie Huỳnh Châu Nguyễn, Đại học Monash, Úc [Nxb Praeger 2016, 289 trang].
Đây là câu chuyện của khoảng 40 cựu chiến binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa qua sử ký truyền khẩu (oral history) mà tác giả đã ghi lại, biên soạn rồi tổng hợp và phân tích. Nhiều câu chuyện không chỉ được nghe kể mà đã được viết bằng tiếng Việt và dịch ra Anh ngữ. Tác giả cũng sử dụng nhiều tài liệu từ những đặc san tiếng Việt của các quân binh chủng quân đội Việt Nam Cộng Hòa. [Đọc tiếp]
Kỷ niệm 235 năm Vua Quang Trung đánh bại quân Thanh (1789-2024) vào ngày Mồng 5 Tết Kỷ Dậu
Ngày mồng Năm, Kỷ Dậu (1789) – cách đây 235 năm, một trận đánh lịch sử của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã làm cho quân xâm lược nhà Thanh phương Bắc khiếp hồn bạt vía. Bại tướng Tôn Sĩ Nghị phải chui vào ống đồng để quân lính gánh tháo chạy về Tàu. Hôm nay, Mồng 5 năm Giáp Thìn 2024 (tức ngày 14/02/2024), tưởng niệm anh hùng áo vải Lam Sơn Nguyễn Huệ (Vua Quang Trung), Triều Phong Đặng Đức Bích viết lại về sự nghiệp Nhà Tây Sơn…
[Đọc tiếp]
Kỷ Niệm lần thứ 94: Diễn Tiến Tổng Khởi Nghĩa của VNQDĐ ngày 10/02/1930
Ngày 10/02/1930, Việt Nam Quốc Dân Đảng đứng lên làm cuộc Tổng Khởi Nghĩa đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho Dân Tộc.
Đây là cuộc Tổng Khởi Nghĩa lịch sử đã đưa một đảng chính trị đầu tiên vào cửa chính của lịch sử, mở màn cho công cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì tự do dân chủ và vì hạnh phúc toàn dân. Cuộc Tổng Khởi Nghĩa thất bại, nhưng đã lưu lại tấm gương yêu nước sáng ngời cho bao thế hệ đời sau noi gương chiến đấu để bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc.
Nhân kỷ niệm ngày Tổng Khởi Nghĩa lần thứ 94 của VNQDĐ, chúng tôi ghi lại diễn tiến cuộc Tổng Khởi Nghĩa làm rung chuyển chế độ thực dân Pháp và mở đầu cuộc cách mạng giành lại Dân tộc Độc lập – Dân quyền Tự do – Dân sinh Hạnh phúc – cho Dân tộc Việt Nam.
Mỹ kêu gọi Trung Cộng chấm dứt quấy rối ở Biển Đông
Ngày 11/7, Hoa Kỳ kêu gọi Trung Cộng ngừng can thiệp vào các quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, và chấm dứt “hành vi quấy rối thường xuyên” các tàu của các quốc gia có quyền hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller đã đưa ra một tuyên bố vào đêm trước kỷ niệm 7 năm Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye năm 2016 vô hiệu hóa các yêu sách chủ quyền tham vọng của Trung Cộng đối với các vùng biển tranh chấp. [Đọc tiếp]
17 THÁNG SÁU TƯỞNG NIỆM NGÀY TANG YÊN BÁY
13 Anh hùng liệt sĩ VNQDĐ Vị Quốc Vong Thân tuần tự lên đoạn đầu đài với tiếng hô:
“Việt Nam Muôn Năm”
1. Bùi Tử Toàn,
2. Bùi Văn Chuẩn,
3. Nguyễn An,
4. Hà Văn Lạo,
5. Đào Văn Nhít,
6. Ngô Văn Du,
7. Nguyễn Đức Thịnh,
8. Nguyễn Văn Tiềm,
9. Đỗ Văn Sứ,
10. Bùi Văn Cửu,
11. Nguyễn Như Liên,
12. Phó Đức Chính.
13. Nguyễn Thái Học
NHỮNG ANH HÙNG TUẪN QUỐC [Đọc tiếp]
30 tháng 4, 1975: Siêu Thảm Họa
Nguyễn Ngọc Già, tức nhà văn Nguyễn Đình Ngọc, nhà đối kháng trong nước, từng có những bài viết về xã hội rất sâu sắc, bị nhà nước Cộng Sản Việt Nam bỏ tù. Khi ra khỏi tù ông nói với đài RFA rằng “Tôi luôn chọn đứng về công lý và sự thật để bênh vực cho người dân oan, tù oan, cũng như cố gắng đưa ra các biện pháp cụ thể để giải quyết những bất công trong xã hội và ứng phó với nhà cầm quyền Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông. Đảng Cộng Sản Việt Nam nên cám ơn tôi thay vì bỏ tù tôi.” – Đó là tâm sự của blogger Nguyễn Ngọc Già, tên thật Nguyễn Đình Ngọc, người vừa mãn hạn tù hôm 27 tháng 12 năm 2017. Với ngày 30 tháng 4 ông cho là siêu thảm họa:
Quốc Hận: Chuyện thật Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái ngày 30-04-1975
Tốt nghiệp từ trường Bộ Binh Thủ Ðức (khóa 5/69), Huỳnh Văn Thái đã chọn binh chủng Nhảy Dù. Ai không sợ chết, nhưng nếu phải hy sinh tính mạng mình cho tổ quốc thì đó lại là một vinh dự không phải người nào cũng làm được như Thiếu Úy Huỳnh Văn Thái và bảy chiến sĩ Nhảy Dù thuộc quyền anh đã chứng minh.
Tôi không biết nhiều về các anh, nhưng sự lựa chọn của các anh đã tạo nên một thiên anh hùng ca bất tử bởi vì dứt khoát không dễ dàng chấp nhận đi vào cái chết một cách bình thản. Vậy mà các anh đã làm được điều đó. Tôi buồn rầu thú nhận rằng tôi đã không có được dũng khí như các anh để rồi giờ đây, ngày qua ngày sống trong hổ thẹn tầm thường.
Tất cả nhân vật trong câu chuyện của tôi chỉ là hư cấu. Ngoại trừ Thiếu Úy Thái, những anh hùng còn lại không lưu một dấu tích nào. Các anh tên gì, bao nhiêu tuổi, sinh quán ở đâu, cha mẹ vợ còn anh em ra sao? [Đọc tiếp]
Tết Quý Mão 2023: Nhớ lại 55 năm về trước Cộng Sản Việt Nam thảm sát tết Mậu Thân 1968
Vào những ngày này, 55 năm về trước, một biến cố đau thương chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc… chiến tranh vào những ngày Tết Mậu Thân năm 1968. Người cộng sản miền Bắc xâm lăng, vi phạm hiệp định đình chiến “ba ngày” cho người dân hai miền ăn Tết cổ truyền dân tộc. Bỗng nhiên, đêm mồng 1 Tết Mậu Thân năm 1968, Cộng Sản Việt Nam dưới danh xưng vỏ bọc “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” đã mở cuộc chiến tấn công vào các thành phố Việt Nam Cộng Hòa. Chuyện đau thương của một dân tộc đáng ra phải chôn vùi vào quá khứ để tiến về tương lai… nhưng quá khứ là một bài học lịch sử và lịch sử sẽ phải trả lại công bằng và công đạo cho người chết oan ức trong biến cố tết Mậu Thân 1968.
Mời quý vị xem đoạn phim sau đây để tưởng nhớ một tội ác lịch sử của “người con Việt Nam (?)” theo chế độ Cộng Sản của 55 năm về trước… khi xâm lăng Sài Gòn trong ngày Tết Mậu Thân, bị Lực Lượng Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đánh bật ra và vẫn đối xử nhân đạo với quân cộng sản xâm lược….
Nhạc phẩm “Cơn Mê Chiều” – Tâm trạng chàng trai mất người yêu sau biến cố Tết Mậu Thân 1968
Cách đây 55 năm, Tết Mậu Thân năm 1968, Hồ Chí Minh đọc lời chúc tết cho bộ đội miên Bắc, đó cũng là mật lệnh cho Cộng Sản Bắc Việt đồng loạt tấn công các thành phố miền Nam. Trong cuộc tấn công đó, thành phố Huế đã bị quân Cộng Sản Việt Nam (CSVN) chiếm giữ 28 ngày. Sau đó, đã bị Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và quân đồng minh đánh bật ra khỏi thành phố. Trong 28 ngày CSVN chiếm đóng, họ đã để lại một “nỗi chết” kinh hoàng: Người dân vô tội bị CSVN giết chết oan, xác nằm đầy đường không ai chôn, chết trên đường phố, chết trôi sông, chết ngoài ruộng đồng và chết do chôn sống trong các hố chôn tập thể…! Cả thành phố Huế, không một căn nhà nào còn nguyên vẹn, dấu tàn phá của bom đạn, những dẫy phố bình địa, một thành phố cổ đẹp ngây thơ giờ thành hoang tàn đổ nát. Đại Nội, cửa Đông Ba, Thượng Tứ, phố Trần Hưng Đạo, Gia Hội, Phú Cam, Ngự Bình… đều có những người con gái trẻ trong trắng xinh đẹp chết như hàng ngàn người dân Huế vô tội khác. Một chàng trai trở về Huế tìm người yêu sau 28 ngày chờ đợi, than ôi! người yêu đã chết mất xác, chàng trai cảm hứng thành thơ, bài thơ được phổ nhạc “Cơn Mê Chiều”.
Biết bao chàng trai đã có những giòng nước mắt, những nỗi đau thương như tác giả “Cơn Mê Chiều” – vết đau trong không bao giờ quên trong đời…
“Cơn Mê Chiều” qua giọng hát Thái Thanh
Tết Quý Mão 2023, Tưởng niệm Biến cố Tết Mậu Thân 1968, Tội Ác Lịch Sử của CSVN
“Đoạn kết của câu chuyện tội ác sẽ mãi mãi ghi dấu trong lịch sử loài người”
“Cộng Sản tin rằng vật chất làm được tất cả thì Cộng Sản dám làm tất cả tội ác để có vật chất”
“Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”
Tết Quý Mão 2023: 55 năm nhìn lại tết Mậu Thân 1968- Cố Ðô Kinh Hoàng!
Elje Vannema: The Vietcong Massacre at Hue. Vintage Press, New York, 1976
Năm mươi lăm năm (55) về trước vào ngày tết thiêng liêng truyền thống của dân tộc, người con gái vấn vành khăn tang cho người thân vì cuộc chiến xâm lăng của Cộng Sản miền Bắc. Trong khi có lệnh đình chiến để đón tết Mậu Thân năm 1968, quân đội Việt Nam Cộng Hòa về nhà đón xuân trong dịp đình chiến, thì quân Cộng Sản Việt Nam lại vi phạm: đồng loạt tấn công các thành phố và các căn cứ quân sự trên toàn cõi Miền Nam Việt Nam. Tại thành phố Huế, cố đô của những hội đền chùa, của cầu nguyện cho sự an lành thì trong những ngày xuân của tết Mậu Thân 1968 đó, CSVN đã thảm sát gần 7000 đồng bào Huế bằng các hố chôn sống tập thể. Bài viết của Bác Sĩ Elje Vannema vào năm 1976 là lời tường trình chân thành, không tuyên truyền, không thêm bớt. Bài viết được bổ túc bởi những hình ảnh. [Đọc tiếp]
Tết Quý Mão (2023) nhìn lại những điều dối trá của Tết Mậu Thân 1968
55 năm trôi qua, năm nay (2023) ngày tết Quý Mão làm sao quên được tội ác đảng CSVN gây nên đối với đồng báo cố đô Huế. Một bài báo “Những Dối Trá của Tết Mậu Thân 1968” đăng trên báo Wall Street Journal ngày 06/02/2008 của tác giả Arthur Herman, nói lên những nhận định sai lầm của giới truyền thông Hoa Kỳ vào lúc đó. Những biến cố lịch sử, những che dấu không khỏa lấp được sự thật.
Phong tục Lễ Táo Quân đưa ông Táo về trời ngày Tết Nguyên Đán
Hằng năm, tục lệ Tết cổ truyền Việt Nam ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa ông Táo về trời. Truyền thuyết Việt Nam cho Táo Quân là thần bếp để giữ bình yên, êm ấm, hạnh phúc cho mọi gia đình. Ở vùng thôn quê Việt Nam ba ông táo trong bếp được làm bằng đất sét để đặt nồi lên nấu ăn, dân gian có câu “cục đất sét đắp thành ông Táo thành thần”. Vậy truyền thuyết của Táo Quân là gì và việc lễ Táo Quân ngày tết ra sao?
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp.