VQ4

Tối cao Pháp viện Mỹ và giông bão chính trị

 Thành viên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ

Ta thường nghe các đảng phái ở Mỹ chỉ mong có cơ hội được bổ nhiệm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện nhằm bảo vệ ý thức hệ cũng như quyền lợi của mình. Lại có nhiều người khác nói đến tính độc lập của các thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện, rằng họ có thể ra phán quyết bất lợi cho vị tổng thống đã bổ nhiệm mình, hay bất lợi cho chính đảng chính trị đã đưa họ lên.

Chuyện này trên thực tế thì thế nào?

Mức độ trung thành

Một nghiên cứu của hai giáo sư luật, Lee Epstein (Đại học Washington) và Eric A. Posner (Đại học Chicago) cho thấy, tất cả các thẩm phán tại Tối Cao Pháp Viện Mỹ từ 1937 đến 2014 (trừ duy nhất một người) đều bỏ phiếu ủng hộ vị tổng thống đã bổ nhiệm họ trong đa số các vụ án/vấn đề, với tỷ lệ trung bình là 65%.

Sau vị tổng thống bổ nhiệm, các thẩm phán cũng có xu hướng bỏ phiếu nghiêng về các tổng thống cùng đảng trong các vụ án liên quan đến các vị này. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Công ty Nhật Bản chế tạo đèn UV (Ultraviolet – tia cực tím) đầu tiên tiêu diệt coronavirus một cách an toàn.

Ushio’s Care 222

Một công ty Nhật Bản hợp tác với Đại học Columbia, Hoa Kỳ đã chế tạo ra một loại đèn cực tím đầu tiên có thể tiêu diệt coronavirus mà không gây hại cho sức khỏe con người, theo một báo cáo.
Nhật báo Japan Today (1) đưa tin rằng đèn UV của nhà sản xuất thiết bị ánh sáng Ushio’s Care 222 dự kiến ​​sẽ được sử dụng để khử trùng các nơi buôn bán đông đúc, nơi mọi người có nguy cơ nhiễm loại virus chết người, bao gồm trạm xe buýt, tàu hỏa, thang máy và văn phòng…
Đèn UV đã được sử dụng rộng rãi để khử trùng, đặc biệt là trong ngành y tế và nơi chế biến thực phẩm, và hãng máy bay JetBlue gần đây đã công bố kế hoạch sử dụng kỹ thuật này trên các máy bay của mình. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tại sao facebook tòa Đại Sứ Hoa kỳ tại Việt Nam đưa bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lên, rồi lại đem xuống.

 

(Trái) Bản đồ Việt Nam ngày 9/09/2020 có hai quần đảo Hoàng Sa và trường Sa (trong vòng tròn màu đỏ) đến mấy ngày sau thì Bản Đồ Việt nam không còn hai quần đảo đó nữa (phải)

Ngày 09/09/2020 một bài viết trên trang facebook của Tòa Đại Sứ Hòa Kỳ tại Hà Nội “nhìn lại 25 năm quan hệ đối tác Việt Nam – Mỹ” có kèm hình ảnh bản đồ Việt Nam bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.  Cư dân mạng Việt Nam nô nức  hoan nghênh và tán thưởng hành động này của trang Facebook Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tưởng rằng trong mấy tháng qua ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo gay gắt lên án Trung Cộng có những yêu sách chủ quyền trên Biển Đông thì nay Tòa Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội tỏ thái độ rõ ràng về chủ quyền hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa là của Việt Nam qua bản đồ đã đưa lên trên trang facebook của tòa Đại Sứ.

Nhưng vài ngày sau (ngày 15/09/2020)  bản đồ đó được thay thế bởi Bản Đồ Việt Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa  nữa. Dĩ nhiên cư dân mạng phẫn nộ về hành động này của Tòa Đại Sứ Hao Kỳ tại Hà Nội.  Cho rằng “thái độ sáng nắng chiều mưa” như vậy ai mà tin được? Nhiều thắc mắc được đặt ra sao lại như vậy:

– Thoạt đầu có nghi vấn là nhà cầm quyền CSVN vì quá sợ Trung Cộng nên gây áp lực với tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội lấy tấm bản đồ đó xuống để khỏi phật lòng quan thầy Trung Cộng. Tuy vậy, khi bà Lê Thị Dương hằng phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố không hài lòng về sự thay thế bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

– Có tin đồn cho rằng việc đưa bản đồ Việt Nam lên là một ẩn ý hay vô tình nào đó: Vấn đề này cho đến nay Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội vẫn giữ thái độ im lặng dù rất nhiều thắc mắc!

–  Nhiều bình luận của nước ngoài cũng như tại Việt Nam cho rằng: Từ trước đến nay Mỹ  lên tiếng phản đối Trung Cộng với những mục đích như sau: yêu sách chủ quyền của Trung Cộng ở Biển Đông; sự bắt nạt của Trung Cộng đối với các nước nhỏ; bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Cộng bị Tòa Trọng tài Thường Trực La Haye bác bỏ hồi năm 2016, lên án Trung Cộng vi phạm Luật Biển của Liên Hiệp Quốc 1982 (United Nations Convention on the Law of The Sea – UNCLOS 1982) về Biển Đông. Còn về việc tranh chấp chủ quyền của các quốc gia đối với các thực thể (đảo, đá ngầm, bãi cỏ rong…) tại Biển Đông thì Mỹ vẫn chưa công khai bày tỏ sự ủng hộ lời tuyên bố chủ quyền của bất cứ quốc gia nào. Do đó Mỹ không phủ nhận cũng như xác nhận những thực thể tranh chấp trên Biển đông thuộc về nước nào. 

–  Dân tộc Việt Nam tin tưởng vào yếu tố lịch sử, Luật Biển của Liên Hiệp Quốc 1982 thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, nay bị Trung Cộng xâm chiếm thì người dân Việt nam phải nắm thế chủ động để đấu tranh dành lại chủ quyền đất nước. Việc Mỹ tuyên bố bác bỏ những yêu sách của Trung Cộng trên Biển Đông là do quyền lợi của Mỹ. Nhìn ra thì quyền lợi của Mỹ có sự tương tác đến việc dành lại chủ quyền dân tộc Việt Nam thì chúng ta hợp tác để hai bên đều có lợi (win-win situation).   Nên nhớ,  Mỹ xoay trục Biển Đông  khộng phải để  để lấy lại chủ quyền cho Việt Nam mà vì quyền lợi của Mỹ trước thế kỷ thứ 21.

https://vietquoc.org

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Diển Văn của Tập Cận Bình trong dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hiệp Quốc

Lời người post: Bài diễn văn trực tuyến của Tập Cận Bình đọc trước Liên Hiệp Quốc trong lễ  kỷ niệm 75 năm thành lập. Toàn bộ bài văn không đề cập đến chống Mỹ, mà nội dung toàn là những điều chống chính sách của Hoa Kỳ hiện nay. Chúng ta đã biết Trung Cộng luôn luôn vi phạm các điều khoản trong những những định chế của LHQ, họ  dùng những định chế của quốc tế như những công cụ để phục vụ cho Bắc Kinh. Mua chuộc, đưa người cầm đầu trong các định chế của Liên Hiệp Quốc để  biến LHQ làm công cụ cho Trung Cộng. Trong bài diễn văn của Tập Cận Bình toàn là “khẩu Phật, tâm xà” (miệng nói từ bi nhưng trong tâm độc như con rắn) thật đáng sợ. Nghệ thuật tuyên truyền trong bài diễn văn này khá cao nhưng không mua chuộc được ai, vì Tập cận Bình và ĐCST đã có những những hành động tàn ác đối với nhân loại. Những ai muốn trích bài dịch này thì “phải” lấy luôn lời người Post này…

Chuyển ngữ sang tiếng Việt: Phát biểu của Tập Cận Bình Chủ Tịch Trung Cộng trong dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hiệp Quốc

Source: https://www.globaltimes.cn/ [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đối phó với con rồng Trung Cộng…

Hình minh họa… Rồng đỏ biểu hiện Tàu Cộng

Lời người post: Đọc bài này thấy toàn bộ chiến lược của Hoa Kỳ vì sao họ quay lại Biển Đông một cách tích cực… Nội dung rất phù hợp với quan điểm trong buổi sinh hoạt của Việt Nam Quốc Dân Đảng ngày 12/09/2020. Bài này là một chứng minh khá đầy đủ trả lời chính xác câu hỏi:  “tại sao Mỹ trở lại Biển Đông”

Forum: What Happened to China Sea
Bài thuyết trình của Chuẩn Tướng Neal Sealock (Former USA Secretary of the Army) 

Cảm ơn Quý vị. Tôi rất vinh dự khi có cơ hội chia sẻ cùng với quý diễn giả ưu tú hôm nay, để trình bày cho quý vị một chủ đề quan trọng cho tương lai Hoa Kỳ: Trung Cộng và thế giới. Tôi dùng một hai thí dụ, như là dàn phóng, cho cuộc thảo luận của chúng ta, qua các câu hỏi và trả lời.
Trung Cộng tuyên bố là họ có chủ quyền hợp pháp, là quốc gia đầu tiên đã khám phá, đặt tên, điều hành và thực thi quyền kiểm soát lãnh thổ  đối với các đảo trên Biển Đông. Điều đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của chúng ta [Hoa Kỳ] trong thế kỷ 21, là một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương hòa bình, tự do và cởi mở.

Quý vị hãy xem xét những điều này: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump tại phiên họp thường niên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 22/9 (giờ Mỹ) đã có bài phát biểu kéo dài hơn 7 phút tại phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Từ Tòa Bạch Ốc, ông Trump đã vẽ chân dung nước Mỹ là quốc gia nhân từ, nhà lãnh đạo thế giới có trách nhiệm và Trung Cộng là kẻ gây hấn của thế giới. Do đại dịch virus corona Vũ Hán, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm nay tổ chức họp trực tuyến qua truyền hình internet.

Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump:
Tôi rất tự hào được phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, 75 năm sau khi kết thúc Thế chiến II và thành lập Liên Hiệp Quốc.
Chúng ta một lần nữa đang bước vào một cuộc chiến toàn cầu vĩ đại. Chúng ta đã phát động một trận chiến mãnh liệt chống lại kẻ thù vô hình – virus Trung Cộng – thứ đã cướp đi vô số sinh mạng tại 188 quốc gia. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng hù dọa Mỹ và Đài Loan trên video

Ảnh tư liệu chụp ngày 10/02/2020 do bộ Quốc Phòng Đài Loan công bố: Một chiếc F-16 của Đài Loan áp sát phía dưới một oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc khi chiếc máy bay này đến gần Đài Loan. AP

Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “chó sủa là chó không cắn”.  Từ tuyên truyền hăm dọa ồn ào trên các cơ quan truyền thông của Trung Cộng chưa đủ, hôm qua Trung Cộng tung một video clip để hù dọa Mỹ va Đài loan răn đe chuyến viếng thăm Đài Loan của Thứ Trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ vừa rồi.

Chiến tranh ngôn từ và chiến tranh hình ảnh. Sau tuyên bố của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Cộng tố cáo chuyến thăm Đài Bắc của Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, đến lượt quân đội lao vào cuộc chiến ảo “video”: Ngày 19/09/2020, Không Quân Trung Cộng đã tung lên mạng Vi Bác một video rất dữ dội mang tựa đề: “Nếu chiến tranh nổ ra, đây là hành động đáp trả của chúng ta”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đài phát thanh phỏng vấn anh Lê Thành Nhân về vụ án Đồng tâm ở Hà Nội

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Rút Đại sứ về nước, Mỹ thẳng tay ‘vỗ mặt’ Đảng Cộng Sản Tàu

Quan hệ Trung – Mỹ đang trên đà lao dốc không phanh. Ngoài việc hệ thống của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) tại Mỹ bị phong tỏa, diễn biến mới nhất là việc Đại sứ Mỹ tại Trung Cộng từ chức.

Hôm 14/9 Đại sứ Mỹ tại Trung Cộng Branstad thông báo sẽ từ chức vào đầu tháng 10. (Nguồn: Rich Koele / Shutterstock)

Đại sứ Mỹ tại Trung Cộng, ông Branstad, là bạn cũ của lãnh đạo Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST), Tập Cận Bình trong nhiều thập niên. Từ khi Tập còn là quan chức địa phương đã kết giao với ông Branstad. Tập cũng từng có quãng thời gian dài cư trú tại nhà ông Branstad. Việc ông Branstad được cử sang Trung Cộng là vì coi trọng mối quan hệ cá nhân này. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thương chiến Mỹ-Trung bước qua chặng đường mới – vai trò của WTO

Trụ sở WTO tại Geneve, Thụy Sĩ

Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO; tiếng Pháp: Organisation mondiale du commerce; tiếng Tây Ban Nha: Organización Mundial del Comercio; tiếng Đức: Welthandelsorganisation) là một tổ chức quốc tế, trụ sở tại Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Hiện có 141 quốc gia thành viên với những điều khoản quy định rõ ràng, nhưng Trung Cộng đã liên tục vi phạm các điều khoản để lấy lợi cho họ. Gần đây Mỹ đánh thuế trên hàng hóa của Trung Cộng xuất khẩu qua Mỹ để cân bằng cán cân thương mại đôi bên. Nhưng Trung Cộng đã lợi dụng khe hở của WTO đâm đơn kiện Mỹ về việc nâng thuế.
Mỹ đã rút ra khỏi Tổ Chức Y Tế Thế Giới  WHO (World Health Organization) vì đó là con rối của Trung Cộng, nay nhận thấy WTO cũng là con rối của Trung Cộng nên có thể Mỹ cũng rút ra khỏi tổ chức này.  

Một bài báo trên tờ New York Times đã đánh động việc này như sau: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đại sứ Terry Branstad của Mỹ tại Trung Cộng nghỉ việc, về tham gia vận động bầu cử cho TT Trump

Đại sứ Mỹ tại Trung Cộng: Terry Branstad

Lời người post: Ông Branstad sinh năm 1947, đỗ Cử nhân chính trị học tại Đại học Iowa năm 1969, Tiến sĩ Luật từ Trường Luật Đại học Drake năm 1974. Phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ là sĩ quan thuộc Tiểu đoàn Quân Cảnh Nhảy Dù 503 từ năm 1969 đến năm 1971.  Ông đã từng bắt giữ nữ tài tử Jane Fonda vì có ý định tổ chức biểu tình phản chiến tại Nghĩa Trang Quốc Gia Hoa Kỳ tại Arlington, tiểu bang Virginia.   

Ông được bầu làm Thống đốc tiểu bang Iowa vào năm 1982 lúc 36 tuổi, là thống đốc trẻ nhất tiểu bang Iowa. Ông được tái đắc cử 4 nhiệm kỳ liên tiếp vào năm 1986, 1990 và 1994. Thành tích thống đốc Iowa của ông Barnstad đã đưa chỉ số thất nghiệp từ 8.5% xuống 2.5%, giảm ngân sách cho tiểu bang Iowa được 90 triệu đô la.

Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình coi ông Terry Branstad là một “người bạn cũ”.  Mối quan hệ của Branstad với Tập bắt đầu từ năm 1985, khi Tập Cận Bình là một sĩ quan Trung Cộng trẻ của tỉnh Hà Bắc đã dẫn đầu một phái đoàn nông nghiệp gồm 5 người đến thăm viếng và học tập nông nghiệp ở tiểu bang Iowa.
Tháng 12 năm 2016, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn Terry Branstad làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Cộng, kế nhiệm đại sứ Max Baucus. Branstad chấp nhận lời đề nghị trong vòng một ngày sau cuộc gặp với Trump ở New York. Ông được Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua với chỉ số rất cao: 82/13
Đầu tháng 10/2020, ông Tery Branstad, nghỉ việc tại tòa Đại Sứ Trung Cộng, trở về lo việc bầu cử cho Tổng Thống Trump.
Thiết nghĩ từ đầu TT Trump muốn dùng đại sứ Branstad qua tình bạn cũ của Tập Cận Bình để khuyên Tập trở về đường ngay, lẽ phải nhưng không có kết quả. Nay, đến lúc phải đối đầu quyết liệt với Trung Cộng thì thay đổi Đại Sứ mới thích hợp hơn biến từ đối tác sang đối đầu. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hoa Kỳ và EU sẽ họp bàn thảo luận về cách đối phó với Trung Cộng

Ngoại trường Mike Pompeo bắt tay với ông Josep Borrell đứng đấu chính sách đối ngoại của 27 nước EU.chủ tịch EU

Theo SCMP, các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Trung Cộng thời gian qua đã tăng tốc lấy lòng Châu Âu (EU)vào thời điểm lục địa này được cả hai bên coi là quan trọng trong tình hình cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa hai cường quốc về ảnh hưởng kinh tế, kỹ thuật công nghệ và địa chính trị trên toàn cầu.

Theo báo chí Ý, ông Pompeo dự kiến ​​sẽ đến thăm Ý và Vatican nhằm ngăn cản Ý chấp nhận đầu tư của Trung Cộng vào các cơ sở cảng biển, cũng như gây áp lực lên Tòa Thánh Vatican trong việc duy trì ​​mối quan hệ nồng ấm với Bắc Kinh.

Một nhà ngoại giao cao cấp của EU không tiết lộ danh tính đã xác nhận với tờ SCMP rằng người đứng đầu chính sách đối ngoại của khối EU, ông Josep Borrell, sẽ tham gia vào cuộc đối thoại về Trung Cộng khi ông gặp ngoại trưởng của 27 nước EU vào thứ Hai (21/9). [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tiến Sĩ Tạ Điền: Tổng tuyển cử Hoa Kỳ 2020 phân định thiện ác, chính tà

Hình ghép trên Internet: trái ông Trump, Phải ông Biden ứng cử viên hai đảng Cộng Hòa và Dân chủ Mỹ năm 3020

Có thông tin cho rằng cuộc tổng tuyển cử hiện nay của Hoa Kỳ đang ở một thời điểm then chốt. Nhiều đài truyền thông đang dự đoán và phân tích xem ai sẽ được bầu trong các cuộc thăm dò ở Mỹ. Các nhà quan sát khác cho rằng cuộc bầu cử lần này rất bất thường và không chỉ là cuộc tranh chấp lưỡng đảng. Bởi kết quả của của nó không chỉ ảnh hưởng đến tương lai của nước Mỹ, mà còn là của thế giới. Vậy cuộc bầu cử này khác với quá khứ như thế nào? Phóng viên Vision Times đã cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Tạ Điền, ​​giáo sư tại Trường Kinh Doanh Aiken, Đại học Nam Carolina. 

Tổng tuyển cử năm 2020 của Hoa Kỳ đã vượt qua cuộc đấu tranh lưỡng đảng, Hoa Kỳ đang đứng ở ngã ba đường:

Có thông tin cho rằng cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 là cuộc bầu cử gây tranh cãi nhất trong lịch sử nước Mỹ, và bản chất của nó cũng hoàn toàn khác với những lần trước. TS Tạ Điền nói rằng cuộc bầu cử năm nay, dù là ủng hộ ông Trump, hay chống lại ông Trump, ủng hộ cho ông Biden hay chống lại ông Biden, mọi người đều cho rằng đây là một cuộc bầu cử rất then chốt và rất quan trọng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

TT Trump tuyên bố tuần tới “có khả năng” sẽ đề cử một nữ thẩm phán Tối Cao Pháp Viện thay bà Ginsburg

Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tại Washington DC

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy (19/9) nói rằng vào tuần tới ông có khả năng sẽ đề cử một phụ nữ thay thế cố thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Ruth Ginsburg.

Tôi muốn nói rằng một phụ nữ sẽ ở vị trí trước tiên”, ông Trump nói với các phóng viên khi ông rời Tòa Bạch Ốc để đáp chuyến bay tới tham dự một buổi tập trung chiến dịch tại bang Bắc Carolina.

Theo Epoch Times, ông Trump đã khen ngợi bà Barbara Lagoa, thẩm phán Tòa Phúc thẩm Khu vực địa lý Thứ 11, là “một người phi thường”, “người gốc Tây Ban Nha” được kính trọng.

Bà Barbara Lagoa được đồn là một trong những ứng viên thay thế cố thẩm phán Ginsburg cùng với bà Amy Coney Barret – thẩm phán của Tòa Phúc thẩm Khu vực địa lý Thứ 7. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ Ruth Ginsburg qua đời ở tuổi 87

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt