TT Trump công bố thỏa thuận hòa bình giữa Sudan và Israel
Tổng Thống Trump hôm thứ Sáu (23/10) đã công bố một thỏa thuận hòa bình, tuyên bố bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Sudan, đồng thời nhấn mạnh “sẽ có nhiều thỏa thuận hòa bình hơn nữa được ký kết ở Trung Đông”.
Thông báo trên được đưa ra sau khi TT Trump nói với Quốc Hội rằng ông dự định loại Sudan khỏi danh sách Nhà nước Bảo trợ khủng bố, sau khi chính phủ Sudan chuyển 335 triệu USD để bồi thường cho các nạn nhân Hoa Kỳ bị khủng bố, sau hơn một năm đàm phán giữa 2 bên. Ông Trump khẳng định, đây là một bước tiến quan trọng hướng tới hòa bình ở Trung Đông.
TT Trump đã mời các phóng viên vào Phòng Bầu Dục tại Tòa Bạch Ốc trong khi ông đang có cuộc điện đàm với Thủ Tướng Israel-Benjamin Netanyahu, Thủ Tướng Sudan-Abdalla Hamdok và Chủ tịch Hội đồng chuyển tiếp Sudan Abdel Fattah al-Burhan để ký kết thỏa thuận mới nhất do Hoa Kỳ làm trung gian trong thời gian sắp sửa diễn ra Ngày Bầu Cử. [Đọc tiếp]
Tranh luận Ứng Cử Viên TT: Trump mạnh mẽ hơn; Biden vượt qua được chính mình
Sau cuộc tranh luận tổng thống lần hai và cũng là cuối cùng giữa Tổng thống Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden diễn ra tối 22/10, nhà báo kỳ cựu của Fox News Doug Schoen nhận định rằng: Màn tranh luận của ông Trump có thể đo lường, đúng thông điệp và được kiểm soát, mạnh mẽ hơn ông Biden. Cựu phó Tổng thống khởi đầu tốt, đuối dần về sau, nhưng về tổng thể cũng đã vượt qua chính mình.
Tranh luận Ứng Cử Viên TT: Trump và Biden đụng độ về vụ bê bối email của Hunter Biden
Trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng vào tối thứ Năm (22/10), TT Trump và ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden đã đụng độ về những vướng mắc tài chính bị cáo buộc ở nước ngoài. TT Trump nói ông Biden “nợ người dân Mỹ một lời giải thích” về các giao dịch kinh doanh trong quá khứ của con trai Hunter Biden của ông ta, còn cựu phó tổng thống chỉ có thể chối bỏ rằng không có gì “phi đạo đức” diễn ra. [Đọc tiếp]
Sao VTV lại chiếu phim kháng Nhật vào dịp Thủ tướng Yoshihide Suga thăm Việt Nam?
Lời người post: Chuyện khó tin mà có thật trong chế độ Cộng Sản Việt Nam. Khi thủ tướng Nhật Suga đến thăm Việt Nam thì được lãnh đạo CSVN đón tiếp long trọng, ngày Suga ông sắp rời Việt Nam về lại chiếu phim chống Nhật trong năm 1945. Có lẽ ông Sugar và các chính khách Nhật tự hỏi “không biết Cộng Sản Việt Nam muốn cái gì mà làm việc quái đản thật?
Đài Á Châu Tự Do thực hiện cuộc phỏng vấn: Lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 20 tháng 10 năm 2020, khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga còn chưa rời Hà Nội thì đài truyền hình VTV1 của nhà nước Việt Nam cho chiếu bộ phim tài liệu “Tiếng Trống Kim Sơn”. Nội dung phim được cho là tố cáo phát xít Nhật tàn sát người Việt Nam trong cuộc khởi nghĩa chống Nhật vào năm 1945. Tân thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga có chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài 3 hôm, từ 18-20/10 /2020. Ông là lãnh đạo đầu tiên của một nền kinh tế lớn đến thăm Việt Nam, quốc gia Chủ tịch ASEAN 2020, kể từ đầu đại dịch virus Vũ Hán. [Đọc tiếp]
Hoa Kỳ đào tạo tiếng Anh cho Công An Cộng Sản Việt Nam !
Lời người post: 25 năm CSVN nhận súng đạn từ các nước Cộng Sản xua quân từ Bắc vô Nam đánh Mỹ chết hằng triệu thanh niên ưu tú hai miền… 45 năm sau, CSVN nhận ra kẻ thù không phải là Mỹ nên nhờ người Mỹ đến dạy Anh Văn cho Công An Cộng Sản Việt nam…. Ngẫm mà buồn cười! Còn đau khổ nào hơn đau khổ của dân tộc Việt Nam!
Tin VOA:
Hôm 21/10, Văn phòng tiếng Anh Khu vực cùng với Cục Phòng chống Ma tuý và Thực thi Pháp luật Quốc tế (INL) thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã khai giảng một chương trình giảng dạy tiếng Anh cho các cán bộ của Bộ Công an Việt Nam.
Theo thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, chương trình tiếng Anh này kéo dài 15 tuần, học trực tuyến nhằm “giúp nâng cao năng lực tiếng Anh giao tiếp trong công việc và thúc đẩy hợp tác trong thực thi pháp luật giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế”. [Đọc tiếp]
Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc: Tiền của nhà Biden đến từ 3 quốc gia
Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc – Mark Meadows trong cuộc phỏng vấn trên chương trình “The Evening Edit” của Fox Business Network hôm thứ Hai (19/10) đã nhận định, vụ bê bối email của con trai cựu phó tổng thống đã vén màn hàng loạt thương vụ làm ăn trị giá triệu đô của Hunter Biden trải rộng khắp Romania, Trung Cộng cũng như Ukraine, và người Mỹ có thể thấy sự bùng nổ thông tin về đề tài này “trong những ngày tới”.
“Thật thú vị khi một số khoản tiền dường như chảy đến gia đình Biden phần lớn đến từ Romania, Ukraine và Trung Cộng, ba quốc gia mà Joe Biden đóng vai trò đặc phái viên [với tư cách là phó tổng thống]”, ông Meadows nói với người dẫn chương trình Elizabeth MacDonald. [Đọc tiếp]
Tình báo Mỹ: Vụ bê bối nhà Biden không phải là tin sai lệch từ Nga
Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ John Ratcliffe hôm 19/10 nói với Fox News rằng, thông tin có trong laptop của ông Hunter Biden, con trai ứng cử viên tổng thống Joe Biden do tờ New York Post tiết lộ tuần trước không phải là một phần của chiến dịch đưa tin sai lệch của Nga.
Trang New York Post ngày 14/10 công bố các email tiết lộ rằng con trai của Joe Biden đã giới thiệu ông với một giám đốc điều hành hàng đầu của công ty khí đốt tự nhiên Ukraine Burisma Holdings, chưa đầy một năm trước khi ông Biden gây áp lực buộc các quan chức chính phủ Ukraine sa thải công tố viên Viktor Shokin – người đã điều tra công ty. Những email và các tài liệu khác mà New York Post tiết lộ nằm trong ổ cứng của chiếc máy tính xách tay bị bỏ lại ở một cửa hàng sửa chữa ở bang Delaware vào tháng 4/2019. [Đọc tiếp]
10 nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với con người trong mùa đại dịch virus Vũ Hán.
– Tại sao đám trẻ ít chết hơn người già khi bị nhiễm đại bịch virus Vũ Hán? Vì miễn dịch của tuổi trẻ mạnh hơn người già?
– Tại sao những người có bệnh nền dễ bị chết hơn người không có? Vì một phần hệ miễn dịch trong người có bệnh nền phải sử dụng để chống bệnh nền, nên miễn dịch trong cơ thể bị phân tán làm yếu đi. Khi virus Vũ Hán xâm nhập không đủ miễn dịch để chống lại.
Hệ miễn dịch là một hệ thống bảo vệ gồm nhiều cấu trúc và quá trình sinh học của cơ thể nhằm giúp chúng ta chống lại bệnh tật. Nếu không có nó, cơ thể sẽ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Đặc biệt trong mùa đại dịch virus Vũ Hán hệ miễn nhiễm trong cơ thể con người đóng vai trò chủ chốt chống đại dịch virus Vũ Hán.
Dưới đây là 10 nguyên nhân làm cho hệ miễn dịch trong người bị yếu đi:
[Đọc tiếp]
22/10: những điểm đáng chú ý tranh luận cuối cùng của 2 ƯCV tổng thống năm 2020
Ba vấn đề suy nghĩ đến cuộc “debate” Trump-Biden lần cuối vào tối 22/10 /2020.
1- Những số điểm khác biệt thường lệ?
2- Người điều hành sẽ tắt micro nếu Ứng Cử Viên nào nói quá thời gian 2 phút ấn định,
3- Người điều hành cuộc tranh luận lần thứ ba là nhà báo Krisen Welker có quan hệ gần gũi với đảng Dân Chủ.
Nhằm chấm dứt tình trạng hai ứng viên tổng thống ngắt lời nhau trong cuộc tranh luận cuối cùng ngày 22/10 sắp tới, Ủy ban tranh luận Tổng thống (CPD) đã quyết định sẽ thiết lập một số quy tắc mới cho cuộc tranh luận lần này như: [Đọc tiếp]
Bộ Tứ Kim Cương sẽ tập trận chung, gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Cộng
Ấn Độ hôm thứ Hai (19/10) cho biết Úc sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân cùng với Mỹ và Nhật Bản vào tháng 11 tới đây, một hành động được cho là sẽ thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa bốn thành viên của Đối thoại An ninh Tứ giác, hay còn gọi là “Bộ Tứ Kim cương” để đối phó với Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết Ấn Độ đang tìm cách tăng cường hợp tác với các nước khác trong lĩnh vực an ninh hàng hải và trong tình hình tăng cường hợp tác quốc phòng với Úc, Tập trận Malabar 2020 sẽ có sự tham gia của Hải quân Úc. New Delhi sẽ tổ chức cuộc tập trận Malabar ở Vịnh Bengal và Biển Ả Rập vào tháng 11 này.
Thông báo được đưa ra vào thời điểm Ấn Độ và Trung Quốc đang đối đầu căng thẳng liên quan tới tranh chấp biên giới ở Ladakh dọc theo dãy Himalaya. [Đọc tiếp]
100 năm Hoa Kỳ chống Chủ nghĩa Cộng sản và bầu cử Mỹ 2020
Cờ Trung Cộng, cờ Đảng Cộng sản Trung Cộng và Hoa Kỳ bày bán ở một khu chợ ở tỉnh Chiết Giang, Trung Cộng, ngày 10/05/2019.
Tác giả Roger Canfield vừa ra mắt một quyển sách về cuộc chiến của Hoa Kỳ kéo dài một thế kỷ chống lại Chủ nghĩa Cộng sản, mà theo ông cuộc chiến này sẽ “lụi tàn,” nếu Tổng Thống Donald Trump thất cử vào tháng 11 này.
Tiến sĩ Roger Canfield là một ký giả hiện sống tại California và là một nhà phân tích chiến lược chính trị dày dặn kinh nghiệm, chuyên nghiên cứu về Chủ nghĩa Cộng sản và các chính sách của Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]
Trăng mật kết thúc, Đông Âu không còn ảo tưởng về Bắc Kinh
Hai năm trước, Đông Âu vẫn giữ sự nhiệt tình rất lớn với Trung Cộng, khi đó đang trong thời kỳ kiến thiết kinh tế nhanh chóng, nhưng chẳng được bao lâu, các nước Đông Âu bắt đầu chuyển sang thấy thất vọng với sự chờ đợi vào Bắc Kinh, dẫn đến thời kỳ trăng mật cũng nhanh chóng kết thúc. Có phân tích cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của điều này là phía Trung Cộng không thực hiện cam kết về hợp tác kinh tế, hơn nữa còn can thiệp vào nội bộ và an ninh của các nước, dẫn đến sự thất vọng của các nước đối với Bắc Kinh.
Quan hệ giữa Tây Âu và Trung Cộng thay đổi
Cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị và Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Cộng Dương Khiết Trì đã có chuyến thăm châu Âu, nhưng do thái độ cứng rắn và nói năng lỗ mãng nên cũng chịu nhiều phê bình.
Wall Street Journal: Bắc Kinh trả đũa, cảnh báo người Mỹ tại Tàu có thể bị bắt
Theo Hãng tin Reuters trích dẫn từ bài báo của Wall Street Journal hôm 16/10, nhà cầm quyền Bắc Kinh đưa ra cảnh báo với Washington DC rằng, do Bộ Tư pháp Mỹ truy tố học giả người Tàu có liên quan đến quân đội Trung Cộng nên có thể Bắc Kinh sẽ cho lệnh bắt giữ người Mỹ đang ở nước Tàu.
Báo cáo dẫn lời của nhân sĩ không muốn tiết lộ danh tính cho biết, quan chức Trung Cộng đã thông qua đài truyền nhiều lần đưa ra cảnh cáo đối với quan chức chính phủ Mỹ.
Wall Street Journal cho biết, thông tin mà Trung Cộng đưa ra là Mỹ cần chấm dứt việc truy tố học giả Trung Cộng, nếu không người Mỹ ở nước Tàu cũng sẽ phát hiện bản thân mình vi phạm luật pháp Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Thượng Viện Mỹ hoàn toàn có thể xác nhận thẩm phán Barrett trước bầu cử
“Mọi chuyện đã xong xuôi”, Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Cory Booker (bang New Jersey) nói như vậy vào ngày điều trần xác nhận thẩm phán Barrett cuối cùng tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện vào tuần trước.
Mọi chuyện đúng là gần như đã hoàn tất. Đảng Dân Chủ không còn nhiều cơ hội có thể cản trở đề cử viên Barrett được xác nhận vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.
Chắc chắn Đảng Dân Chủ có thể vẫn tiến hành tranh luận gay gắt như họ đã làm với trường hợp của đề cử viên Tối cao Pháp Viện Brett Kavanaugh năm 2018. Nhưng Đảng Dân Chủ đang chơi ‘cú đánh ngắn’. Trong khi, yếu tố thiên thời có giúp Đảng Cộng hòa chơi ‘cú đánh dài’ với trường hợp xác nhận thẩm phán Barrett. Dù vậy, Đảng Dân Chủ đang hài lòng với các cuộc thăm dò dân ý trước bầu cử. Họ có lẽ đang nghĩ sẽ có được 10 ghế Hạ viện ở các bang miền bắc. Đảng Dân Chủ cũng có cơ hội hơn bao giờ hết để lấy lại Thượng viện. Và họ thích màn vận động tranh cử của ông Joe Biden tại miền trung tây, Pennsylvania, Florida, và thậm chí nghĩ ông ta có cơ hội chiến thắng ở Texas và Georgia. [Đọc tiếp]
Mỹ-Nhật-Úc lần đầu tiên tập trận chung tại Biển Đông
Đây là lần thứ năm trong năm nay, hải quân ba nước tập trận trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cùng với một số nước khác, nhưng là lần đầu tiên giữa ba nước trong bộ Tứ tại Biển Đông. Theo thông cáo của hải quân Mỹ, cuộc tập trận có mục đích đối phó với mọi tình huống.
Theo thông báo của bộ chỉ huy Hạm đội 7, các chiến hạm của ba nước đồng minh diễn tập hành quân chung nhằm gia tăng khả năng tập thể duy trì an ninh và tự do hàng hải cũng như để đối phó với mọi tình huống bất trắc trong khu vực Biển Đông. Cụ thể, cuộc tập trận chung, lần thứ năm kể từ tháng Hai năm nay, gồm phòng thủ trên mặt biển, chống tàu ngầm và phòng không cũng như nhiều bài tập huấn khác để phát huy khả năng bảo vệ ổn định và thịnh vượng cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình dương. [Đọc tiếp]