Ngoại trưởng Blinken: Mỹ sát cánh với Đông Nam Á chống sức ép của Trung Quốc
Hoa Kỳ bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Cộng ở Biển Đông vượt quá những gì họ được phép theo luật pháp quốc tế và đứng cùng các quốc gia Đông Nam Á chống lại áp lực của Trung Cộng, tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói hôm thứ Tư 27/1.
Ông Blinken phát biểu như vậy trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố. Trong cuộc điện đàm, ông Blinken cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của một thỏa thuận quốc phòng lâu năm giữa hai nước đồng minh và khẳng định nó rõ ràng áp dụng được nếu Manila bị tấn công ở Biển Đông. [Đọc tiếp]
Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: John Locke (phần 1)
Lời người post: John Locke sinh vào thế kỷ thứ 17 là một bác sĩ, triết gia và chính trị gia người Anh. Ông đóng góp to lớn đối với chủ nghĩa tự do cả về hai bản thể con người và thể chế. Con người phải dùng lý trí, kinh nghiệm để suy ra chân lý, không bị áp đặt. Về thể chế, đề cao “khế ước xã hội” để bênh vực cho chức năng chính đáng là chính quyền phục vụ con người. Những tư tưởng lớn của John Locke trong phong trào Khai Sáng đã làm nền tảng cho bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, và bản Hiến Pháp “Tam Quyền Phân Lập” đầu tiên của nước Mỹ năm 1789 đều có nội dung in đậm dấu ấn tư tưởng như John Locke rằng: “Một chính phủ chỉ chính danh nếu được sự chấp thuận của người dân với mục đích bảo vệ quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân trong xã hội. Nếu những điều kiện này không được đáp ứng, người dân có quyền đề kháng để thay đổi chính quyền ấy” .
Chúng tôi sẽ đăng một loạt bài nói về John Locke của nhà nghiên cứu Huỳnh Khuê để tìm hiểu sâu rộng về những tư tưởng vượt thời gian của triết gia Locke, nhà tư tưởng chính trị vĩ đại để một gia tài quý báu cho nhân loại: Tự Do Dân chủ
Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
John Locke (1632-1704)
(John Locke quan niệm chủ nghĩa tự do)
I) Thân Thế và Sự Nghiệp
John Locke ra đời năm 1632 trong một gia đình sinh hoạt nền nếp ở miền tây nước Anh. Thân phụ của Locke là một đại úy trong quân đội Nghị viện trong cuộc nội chiến vào thập niên 1640. John theo học tại một trong những trường tốt nhất (Westmimunster School, ở London) và sau đấy tại một trong những đại học nổi tiếng Oxford (Christ Church), nơi ông cư ngụ, trước tiên là một sinh viên, sau đấy là một sinh viên hậu đại học và giáo viên, từ tuổi 20 đến tuổi 34. Tại Oxford, ông chú trọng đến triết học và y học, ông dạy triết và tốt nghiệp y khoa. Tiếp đến, ông quan tâm đến hoạt động trong lĩnh vực khoa học y tế và chuyển sang giới khoa học cũng như chính trị hàng đầu; xu hướng khoa học của ông được thừa nhận thể hiện qua sự kiện ông được chọn lựa vào Hiệp Hội Hoàng Gia đầy tiếng tăm năm 1668. [Đọc tiếp]
Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan định hình chính sách đối ngoại của Mỹ ra sao?
Ngày 23/11/2020, TT Biden đã chọn ông Jake Sullivan làm Cố Vấn An Ninh Quốc Gia (CVANQG) Hoa Kỳ, một vị trí quan trọng hàng đầu như “quốc sư” để vạch ra chiến lược tương lai của nước Mỹ trong 4 năm tới. Nhiều người không lấy làm ngạc nhiên với sự lựa chọn này, vì ông Sullivan từng là CVANQG cho PTT Joe Biden trước đây. Trong thời Obama, Jake Sullivan được nhiều người biết đến với những nỗ lực vạch Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện Chung đối với Iran còn gọi là JCPOA (Joint Comprehensive Plan of Action). Muốn biết thêm về Jake Sullivan thì vào link dưới đây:
https://vietquoc.org/nhung-bo-truong-tuong-lai-cua-nuoc-my-duoi-thoi-joe-biden/
Qua những bài viết mà ông Sullivan thuyết trình, những cuộc trả lời trên các đài truyền hình, các nhận định và lập trường đối ngoại của ông qua những bình luận trên báo chí, chúng ta thử tìm xem ông CVANQG định hình chiến lược của Mỹ trong tương lai ra sao, nhất là đối với Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Phân ưu đồng chí Lâm Ngọc Thạch qua đời
PHÂN ƯU
Việt Nam Quốc Dân Đảng vô cùng thương tiếc khi nhận được tin buồn:
Đồng chí Bùi Quang Lâm bí danh Lâm Ngọc Thạch
Tên thánh Peter Bùi Quang Lâm
Sinh năm 1949
Nguyên Ủy Viên Tài Chánh Việt Nam Quốc Dân Đảng / Liên Châu
Nguyên Ủy Viên Thường Vụ Hội Đồng Điều Hợp Các Cơ Sở Tại Hải Ngoại
Nguyên Hội Trưởng Hội Cựu Quân Nhân VNCH tạo Phoenix, Arizona
Thành viên Ủy Ban Tài Chánh VNQDĐ
Qua đời tại thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona ngày 22 tháng 01 năm 2021
Hưởng thọ 72 tuổi
Chúng tôi bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của đồng chí Lâm Ngọc Thạch
Xin thành kính chia buồn cùng toàn thể tang quyến.
Nguyện cầu linh hồn Peter Bùi Quang Lâm sớm yên nghĩ trên Nước Thiên Đàng.
Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương VNQDĐ
Lê Thành Nhân, Trần Tử Thanh, Lê Quốc Việt
Phan Thanh Châu, Lê Trung Khương, Nguyễn Hồng Dũng
Nguyễn Thiên Vân, Trần Việt Đạo.
ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
TT Mỹ Joe Biden đưa quân trở lại Syria…
Sau 24 giờ TT Biden nhậm chức ông đưa quân trở lại Syria, một đoàn 40 xe tải và xe thiết giáp đã tiến vào Syria từ phía Iraq, nơi trước đó ông Trump đã từng cho quân Mỹ rút về.
Đoàn xe quân sự tiến vào Syria
Đài i-24 News của Do Thái dưa tin rằng một đoàn xe gồm khoảng 40 xe tải và xe thiết giáp bao gồm các quân nhân Mỹ đã “tiến vào vùng đông bắc Syria” với sự hỗ trợ của trực thăng vào hôm thứ Năm, khoảng 24 giờ sau khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức và đảm nhận vai trò Tổng Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ.
Lực lượng này tiến vào Syria từ Iraq qua đường vượt al-Waleed để mang vũ khí và thiết bị hậu cần tới các căn cứ ở tỉnh Hasakeh và Deir Ezzor. [Đọc tiếp]
Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ trở lại Biển Đông đầu tiên từ khi Biden nhậm chức tổng thống
Nhóm tác chiến của Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt, đã tiến vào Biển Đông từ hôm 23/01/2021 để thúc đẩy quyền “tự do hàng hải” vào lúc Trung Quốc cho oanh tạc cơ liên tục xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Đây là lần đầu tiên Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ điều Hàng Không Mẫu Hạm đến Biển Đông kể từ khi TT Joe Biden chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày 20/01/2021.
Ba cột trụ trong chính phủ mới của Mỹ đều theo chính sách của chính quyền Trump để đối phó với Trung Cộng
Qua các phiên điều trần tại Thượng Viện Hoa Kỳ để chuẩn nhận vai trò Bộ Trưởng Ngoại Giao, Bộ Trưởng Tài Chánh và Bộ Trưởng Quốc Phòng, khi trả lời tại Thượng Viện thì cả ba nhân vật chủ chốt của chính quyền mới này đều có những quan điểm cứng rắn với Trung Cộng như chính sách của TT Donald Trump trước đây. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Cuộc chiến công hàm tiếp diễn, Tokyo nhập cuộc tố cáo Bắc Kinh
Các hành động coi thường luật pháp quốc tế của Trung Cộng tại Biển Đông tiếp tục bị vạch trần tại Liên Hiệp Quốc. Trong một động thái chắc chắn sẽ khiến Trung Cộng tức tối, Nhật Bản mới đây đã gửi công hàm ghi ngày 19/01/2021 đến tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bác bỏ các đường cơ sở mà Bắc Kinh vẽ ra quanh một số thực thể địa lý trên Biển Đông, đồng thời cáo buộc Trung Cộng hạn chế quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
Công hàm mang số SC/21/002 của phái đoàn thường trực của Nhật Bản tại Liên Hiệp Quốc nêu rõ mục tiêu của Tokyo là nhằm đáp trả công hàm CML/63/2020 mà Trung Cộng đã gởi đến Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái để bác bỏ công hàm chung của ba nước Pháp, Đức và Anh. Công hàm của Nhật bao gồm hai điểm chính: [Đọc tiếp]
Chính sách ngoại giao của Blinken
Lời người post: Trong cuộc khủng hoảng chính trị của nước Mỹ vừa qua, làm cho sự lãnh đạo thế giới của nước Mỹ gặp khó khăn. Tạp chí ASIA Times hôm nay có đăng một bài phân tích về cuốc điều trần của Bộ Trưởng Ngoại Giao Antony Blinken và đánh giá trong cuộc điều trần đó có nhiều điểm cần tìm hiểu và thái độ của EU đối với Mỹ như thế nào trong những ngày tới để thấy sự khó khăn của Hoa Kỳ trong tương lai. Bài của tác giả M K Bhadrakumar là nhà chính trị cao cấp Ấn Độ. Chuyển ngữ Lê Hoàng Long
Sự việc Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ xác nhận ông Antony Blinken làm Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ là một kết luận trong đó có vài phần cần cần chú ý. Và điều đó khiến tuyên bố mở đầu của ông tại phiên điều trần tại Thượng viện hôm thứ Ba trở thành một tài liệu quan trọng. [Đọc tiếp]
Ứng viên Bộ Trưởng Tài Chính Của Chính Phủ Biden Nói Hoa Kỳ Sẽ Dùng ‘Mọi Công Cụ’ Để Chống Lại Các Hành Vi Lạm Dụng Kinh Tế Của Trung Cộng
Trong văn bản 114 trang được xuất bản ngày 21/1/2021 – trả lời trước phiên điều trần tại Thượng viện, ứng viên Bộ Trưởng Tài Chính Janet Yellen nhấn mạnh về việc đối trọng với Trung Cộng bằng cách “xây dựng một mặt trận thống nhất của các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, bao gồm cả thông qua các thể chế đa phương, để đối đầu với các hành vi lạm dụng của Trung Cộng”.
Ứng viên Bộ Trưởng Tài Chính Janet Yellen đã đề cập đến các chủ đề khác nhau: Từ biến đổi khí hậu đến chính sách trừng phạt và các hành động để duy trì vị thế của đồng USD là đồng tiền dự trữ chính của thế giới. [Đọc tiếp]
Quân đội Trung Cộng ứng phó thế nào với mệnh lệnh chuẩn bị chiến tranh trong năm mới của Tập Cận Bình (Phần 1)
Ngày 04/01, Tập Cận Bình ký mệnh lệnh số 1 năm 2021, phát lệnh động viên huấn luyện, yêu cầu “tập trung chuẩn bị cho chiến tranh”, “lấy chiến tranh để huấn luyện, lấy huấn luyện để phục vụ chiến tranh”, “Bảo đảm trực chiến toàn thời gian, ứng chiến tức thì”. Truyền thông của Quân đội Trung Cộng lập tức mở hết công suất, liên tục đăng các bài về huấn luyện thực chiến, cao giọng báo cáo thành tích với Tập Cận Bình, nhưng xem kỹ quá trình huấn luyện thấy thực tế chỉ là ứng phó với Tập Cận Bình mà thôi.
Hỏa tiễn của Trung Cộng thực chất bắn được bao xa?
Ngày 05/01/2021, Tin tức Quân Giải Phóng – đăng trên trang mạng Quân Đội Trung Cộng, “‘đại đội Thần Uy’ là thanh kiếm sắc của lực lượng không quân chiến lược, hễ tham dự là giành ‘Phi tiêu vàng’”, bài viết nói rằng, “Trong cuộc thi sát hạch ‘Phi tiêu vàng – 2020’ của lực lượng Không quân, đại đội tham gia thi bay đội hình, đã một mạch vượt qua các bài thi, xuất sắc giành ‘Phi tiêu vàng’.” [Đọc tiếp]
Đại diện Đài Loan được mời dự lễ nhậm chức của tân TT Biden
Đại diện của Đài Loan tại Hoa Kỳ đã được mời tới dự lễ nhậm chức của Joe Biden hôm 20/1, đánh dấu lần đầu tiên một đại diện của quốc đảo nhận được lời mời như vậy kể từ năm 1979, theo Taiwan News.
Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim), người đứng đầu Văn phòng Văn Hóa và Kinh tế Đài Bắc tại Mỹ, hôm 20/1 đăng Twitter video cho thấy bà dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden.
“Rất vinh dự được đại diện cho người dân và chính quyền Đài Loan tại đây, trong lễ nhậm chức của Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris. Dân chủ là ngôn ngữ chung của chúng ta và tự do là mục tiêu chung của chúng ta”, bà Hsiao cho hay: [Đọc tiếp]
Diễn Văn chia tay của TT Trump từ Tòa Bạch Ốc (thâu audio tape 19/01/2021)
Đồng bào Mỹ thân mến của tôi:
Bốn năm trước, chúng ta đã phát động một nỗ lực quốc gia to lớn để tái thiết đất nước, đổi mới tinh thần và khôi phục lòng trung tín của chính phủ này đối với người dân. Nói tóm lại, chúng tôi đã bắt tay vào sứ mệnh làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại – cho tất cả người Mỹ.
Kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, tôi đứng trước các bạn và rất tự hào về những gì chúng ta đã cùng nhau đạt được. Chúng tôi đã làm những gì mà chúng tôi đến đây để làm – và còn nhiều hơn thế nữa.
Tuần này, chúng ta có lễ nhậm chức của một chính quyền mới và chúng ta cầu nguyện cho sự thành công trong việc giữ gìn nước Mỹ an toàn và thịnh vượng. Chúng tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất và chúng tôi cũng muốn chính quyền mới gặp may mắn – một điều rất quan trọng. [Đọc tiếp]
Những bộ trưởng tương lai của nước Mỹ trong 4 năm tới
Dưới đây là những ứng viên bộ trưởng quan trọng trong chính quyền mới của Hoa Kỳ. Những ứng viên này (trừ Cố Vấn An Ninh Quốc Gia) đều phải qua điều trần trước Thượng Viện Hoa Kỳ. Hiện nay Thượng Viện do đảng Dân Chủ kiểm soát nên những ứng viên này chắc sẽ không gặp trở ngại. Trong 10 Bộ Trưởng quan trọng này có 4 người Mỹ gốc Do Thái. Hầu hết những bộ trưởng tương lai này đã phục vụ trong guồng máy Hành Pháp Hoa Kỳ dưới thời các tổng thống đảng Dân Chủ trước đây.
Bộ Trưởng Ngoại Giao: Antony Blinken
Ông Antony Blinken sinh năm 1962 tại Yankers tiểu bang New York, gốc người Do Thái, thuở nhỏ ông từng theo mẹ qua sống tại Paris và học ở trường Đại Học École Jeannine Manuel vì thế ông Blinken rất thông thạo tiếng Pháp. Trở về Mỹ năm 1980 ông vào học trường Đại học Harvard sau chuyển qua đại học Columbia Law School và tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật năm 1988. Ông đã từng làm việc dưới thời Tổng Thống Bill Clinton và George W. Bush (con). Ông Antony Blinken là Cố Vấn An Ninh Quốc Gia cho Phó Tổng Thống Joe Biden trước đây, và giữ chức Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao dưới thời TT Barack Obama.
Ngày 23/11/2020 ông Blinkin được ông Biden đề cử giữ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ và ngày 19/01/2021 ông đã điều trần trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]
Ngày nhậm chức của Joe Biden
Hôm nay ngày 20 tháng 1 năm 2021, nước Mỹ làm lễ đăng quang cho tổng thống Hoa Kỳ thứ 46, Joe Biden đúng ngày như chường trình dự định của nước Mỹ.
Đánh dấu một trang sử đã qua sau gần 3 tháng cựu TT Trump tranh tụng bầu cử gian lận đã làm cho khung khí chính trị tệ hại chưa từng xẩy ra trong lịch sử nước Mỹ! Đến lúc cần chấm dứt và phải chấm dứt, để nước Mỹ có một chính phủ chính thức điều hành đất nước và phục vụ cho toàn dân đang đứng trước hai đại họa: [Đọc tiếp]