Châu Âu “xoay trục”: Đức nối gót Anh và Pháp cho chiến hạm tiến vào Biển Đông
Lần đầu tiên trong gần 20 năm, đến tháng 8/2021, một chiến hạm Đức sẽ đi ngang qua Biển Đông trên đường về nước sau khi tham gia tập trận cùng với Hải Quân Nhật Bản. Đức là cường quốc châu Âu thứ ba sau Pháp và Anh thúc đẩy “chiến lược xoay trục” qua châu Á, với tầm nhắm là thế lực đang bành trướng của Trung Cộng.
‘‘Chiến lược An ninh Quốc gia’’ Mỹ: Ưu tiên củng cố dân chủ và siết chặt quan hệ đồng minh
Hôm 03/03/2021, tân chính quyền Mỹ công bố bản “Chỉ dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời”. Bản chỉ dẫn là cơ sở cho việc soạn thảo Chiến lược An ninh Quốc gia của nước Mỹ, dự kiến sẽ hoàn tất cuối năm.
Về mục tiêu của việc công bố bản “Chỉ dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời” (Interim National Security Strategic Guidance), Tòa Bạch Ốc cho biết là để “truyền đạt tầm nhìn của tổng thống Biden về cách thức mà nước Mỹ sẽ làm việc với thế giới và cung cấp hướng dẫn cho các bộ và các cơ quan để điều chỉnh hành động của mình, khi chính quyền bắt đầu xây dựng Chiến lược An ninh Quốc gia”. [Đọc tiếp]
Đức chuẩn bị điều tàu chiến ra Biển Đông
Lần đầu tiên kể từ năm 2002, một tàu khu trục của Đức sẽ đi ngang qua Biển Đông vào mùa hè sắp tới. Tin này đã được các giới chức Đức xác nhận hôm thứ Ba ngày 1 tháng 3.
Các giới chức bộ quốc phòng và ngoại giao Đức nói với Reuters rằng dự kiến tàu khu trục sẽ lên đường sang châu Á vào tháng 8 năm nay, đi ngang qua Biển Đông trên chặng về của hành trình.
Được coi như một hoạt động để khẳng định “tự do hàng hải”, chuyến hải hành đánh dấu lần đầu tiên trong 19 năm một tàu chiến Đức đi ngang qua khu vực tranh chấp, nơi Trung Cộng tuyên bố thuộc chủ quyền của họ và xây đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo này, chống lại các tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và Đài Loan. [Đọc tiếp]
Ngoại trưởng Blinken vạch ra các chiến lược đối ngoại của Tổng thống Biden, Hoa Kỳ sẽ ‘dẫn đầu bằng ngoại giao’
Ngoại trưởng Antony Blinken hôm thứ Tư (03/03) đã vạch ra cách chính phủ của Tổng thống Joe Biden sẽ tiếp cận chính sách đối ngoại, bao gồm việc Hoa Kỳ quay trở lại các thỏa thuận quốc tế sau khi chính phủ tiền nhiệm đã nhấn mạnh vào chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ.
Trong bài diễn văn từ Bộ Ngoại giao, Bộ Trưởng Blinken cho biết chính phủ do Đảng Dân Chủ lãnh đạo sẽ “tái tạo sức mạnh của Hoa Kỳ để đáp ứng những thách thức và nắm bắt cơ hội của thời đại chúng ta” bằng cách hợp tác với các quốc gia khác trong việc chống lại đại dịch virus Vũ Hán, đặc biệt là về chích ngừa cho người dân và ký các thỏa thuận như thỏa thuận đã đạt được với Iran dưới thời chính phủ TT Obama. [Đọc tiếp]
Quần đảo Senkaku: Nhật Bản cho phép Tuần Duyên nổ súng vào tàu Trung Cộng
Lời ngươi post: “Ăn miếng trả miếng”, đó là hành động như chính phủ Nhật đối với Trung Cộng, đó mới là phương pháp thích ứng chống Cộng Sản. Với chế độ cộng sản mà chống cộng bằng đấu khẩu, tuyên ngôn, tuyên cáo chỉ là “có còn hơn không” mà thôi. Cộng Sản rất lỳ lợm, gian trá và xảo quyệt, cần có hành động như Tokyo mới trị được Bắc Kinh Cộng Sản.
Như chúng ta đã biết: Trước đây, Bắc Kinh ra lệnh “Hải cảnh Trung Cộng có quyền áp dụng tất cả biện pháp cần thiết, gồm cả biện pháp dùng vũ khí để chặn đứng hành vi xâm phạm lãnh hải của Trung Cộng” – Sau đó các nước quốc tế kể cả Mỹ lên án phản đối bằng thông báo, báo chí v.v… Có được thì tốt, nhưng xét cho cùng Bắc Kinh chẳng mất sợi lông chân nào với việc “đánh giặc giấy” rồi sau đó bỏ qua…theo thời gian.
Hôm nay Tokyo ra một lệnh: “Nhật Bản cho phép Tuần Duyên nổ súng vào tàu Trung Cộng nếu Trung Cộng xâm lăng vùng lãnh hải Senkaku..” Đây mới đúng là cách đánh cộng sản Bắc Kinh chính xác nhất. [Đọc tiếp]
Tướng Robert Spalding: Tuyên truyền của Trung Cộng mà ông Biden nhắc lại không đại diện cho người dân Trung Hoa
Tướng Robert Spalding, cựu chiến lược gia cao cấp trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia của chính phủ ông Trump, đồng thời là Chuẩn tướng Không quân đã về hưu, nhận định Đảng Cộng Sản Trung Hoa (Trung Cộng) tuyên truyền rằng họ đại diện cho người dân và đất nước Trung Cộng, nhưng trên thực tế, họ chỉ hoạt động cho một số nhà lãnh đạo trong chế độ này.
Ông Spalding đã chia sẻ góc nhìn của mình về các hoạt động và ảnh hưởng của Trung Cộng trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Focus Talk” của đài truyền hình NTD. [Đọc tiếp]
117 tổ chức lên án hoạt động thu hoạch nội tạng của Đảng Cộng Sản Tàu
Ngày 24/2/2021 vừa qua, hơn 100 tổ chức người Việt cùng “Liên Minh Quốc Tế Chấm Dứt việc Lạm Dụng Cấy ghép tạng ở Trung Cộng” (ETAC) và “Quỹ Washington cho các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản” đã đồng tổ chức Hội thảo Thu hoạch nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCST), với sự tham dự của các chuyên gia, nghị sĩ, quan chức và đại diện từ 25 quốc gia gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, EU và Úc.
Tiếp theo Hơn 100 tổ chức người Việt ở hải ngoại kêu gọi quan tâm tới tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng [Đọc tiếp]
Biển Đông: Quốc tế tăng áp lực để đẩy lùi tham vọng của Trung Cộng
Hoa Kỳ và các đồng minh có lập trường cứng rắn hơn và đang điều tàu chiến vào các vùng biển mà Trung Cộng tuyên bố thuộc chủ quyền của họ trên Biển Đông.
Đã và đang có nhiều dấu hiệu cho thấy tân chính quyền của Tổng thống Biden có lập trường cứng rắn hơn về các yêu sách chủ quyền của Trung Cộng đối với Biển Đông.
Trong hoạt động mới nhất để khẳng định quyền tự do hàng hải ở vùng biển này, Ngũ Giác Đài đã điều tàu khu trục mang tên lửa có điều hướng USS Russell tiến sâu vào phạm vi 12 hải lý quanh một số thực thể thuộc Trường Sa, quần đảo mà Trung Cộng tuyên bố thuộc chủ quyền của họ. [Đọc tiếp]
Quan hệ cựu thù: Việt Nam vẫn ‘nghi ngờ’ Mỹ sử dụng ‘diễn biến hòa bình’
Mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam còn bị hạn chế bởi một số yếu tố trong đó có việc các lãnh đạo Việt Nam vẫn “nghi ngờ” rằng chính phủ Hoa Kỳ về lâu dài muốn chấm dứt độc quyền của chế độ Cộng sản ở quốc gia cựu thù
Một báo cáo cập nhật của Quốc hội Mỹ về tình hình quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ra hôm 16/2 cho biết những lợi ích song trùng về chiến lược và kinh tế đã làm cho sự hợp tác giữa hai nước được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong những năm gần đây. Sau hơn 25 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao, Mỹ đã trở thành đối tác song phương lớn thứ hai của Việt Nam, sau Trung Cộng, trong khi Việt Nam là bạn hàng thương mại lớn thứ 10 của Mỹ. [Đọc tiếp]
Biden tiếp tục áp dụng quy định thời Trump đối với công ty kỹ thuật công nghệ Trung Cộng
Chính quyền Biden dự định cho phép áp dụng một quy định từ thời Trump nhắm mục tiêu vào các công ty kỹ thuật công nghệ Trung Cộng bị coi là đề ra mối đe dọa đối với Mỹ bất chấp phản đối của các doanh nghiệp Mỹ, Bộ Thương mại Mỹ cho biết ngày thứ Sáu ngày 27/02/2021.
Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành quy định cuối cùng tạm thời trong những ngày cuối cùng của chính quyền Trump nhằm giải quyết những lo ngại về chuỗi cung ứng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông và cho biết quy định này sẽ có hiệu lực sau khoảng thời gian 60 ngày lấy ý kiến công chúng. [Đọc tiếp]
Đông Nam Á, trọng điểm của xung đột Mỹ-Trung
Cuộc xung đột Mỹ-Trung lần này sẽ tập trung vào khu vực Đông Nam Á, vốn có tầm quan trọng chiến lược rất lớn đối với Bắc Kinh. Theo The Economist, để tránh cho Đông Nam Á không bị rơi vào quỹ Trung Cộng, Washington nên buôn bán, đầu tư nhiều hơn vào khu vực, và không nên buộc các nước phải chọn phe.
Hoa Kỳ lo ngại luật hải cảnh mới của Trung Quốc, duy trì lập trường thời chính quyền Trump
Mỹ lo ngại về luật hải cảnh được ban hành gần đây của Trung Cộng và rằng nó có thể leo thang tranh chấp lãnh hải và được viện dẫn để khẳng định các tuyên bố chủ quyền phi pháp, Bộ Ngoại giao Mỹ nói ngày thứ Sáu.
Trung Cộng, nước có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Hoa và với một số quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông, tháng trước thông qua luật mà lần đầu tiên cho phép lực lượng hải cảnh của họ nổ súng vào các tàu nước ngoài. [Đọc tiếp]
Đại sứ Miến Điện tại Liên Hiệp Quốc lên án tập đoàn quân sự
Hôm kia 26/02/2021, đại sứ Miến Điện tại Liên Hiệp Quốc, Kyaw Moe Tun, đã gây bất ngờ ngoạn mục khi ông thẳng thừng lên án tập đoàn quân sự, yêu cầu chấm dứt ngay cuộc đảo chính và kết thúc bài phát biểu với ba ngón tay đưa lên, biểu tượng cho phong trào phản kháng ở Miến Điện.
“Hiện giờ tại Rangun, tập đoàn quân sự tìm đủ mọi cách để xóa sạch những dấu vết của cuộc đảo chính. Về phần đại sứ Miến Điện tại Liên Hiệp Quốc, ông đã dùng diễn đàn ngoại giao lớn nhất để lên án những hành động của các tướng lãnh, đặc biệt là kể từ ngày 01/02 và nói chung là kể từ hàng mấy thập niên qua. [Đọc tiếp]
“Liên Minh Trà Sữa (Milk Tea Alliance) ” là gì?
Lời người post: Liên Minh Trà Sửa là liên minh gắn kết các nhà đấu tranh trẻ tuổi ủng hộ nền dân chủ ở Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan như thế nào? Tuổi trẻ Việt Nam nhanh chóng tham gia vào Liên Minh Trà Sửa này để cứu nước Việt Nam!
Trong những tháng gần đây, những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan đã thành lập một liên minh xuyên quốc gia, “Liên Minh Trà Sữa”. Mục tiêu của họ: hỗ trợ lẫn nhau trong các cuộc đấu tranh bằng cách tạo ra một phong trào toàn châu Á vì dân chủ.
Hình ảnh cảnh sát dùng vòi rồng phun nước đẩy lùi đám đông dùng ô che chắn cho thân mình, hàng nghìn người mặc đồ đen cùng lúc tràn ra nhiều nơi trong thành phố… Những hình ảnh biểu tình ủng hộ dân chủ vốn diễn ra ở Thái Lan từ nhiều tuần qua giống, đến mức nhầm lẫn, những cuộc biểu tình mà Hồng Kông đã trải qua một năm trước, trước khi bị bóp nghẹt bởi luật an ninh quốc gia nghiêm khắc.