Liên Âu đề xuất kế hoạch thành lập lực lượng quân sự phản ứng nhanh
Trong cuộc họp ngày 06/05/2021 tại Bruxelles, bộ trưởng Quốc Phòng 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu dự trù thảo luận về kế hoạch thành lập một lực lượng quân sự có khả năng “can thiệp nhanh”. Mục tiêu của dự án là tăng cường khả năng phòng thủ cho toàn khối để đối phó với mối đe dọa xuất phát từ Nga và khả năng Hoa Kỳ thu hẹp sự hiện diện quân sự tại châu Âu.
G7 tỏ thái độ cứng rắn với Nga, Trung Quốc và Iran
Gặp gỡ trực tiếp lần đầu tiên sau hơn hai năm, ngoại trưởng các nước G7 hôm 05/05/2021, đã thể hiện thái độ cứng rắn đối với Nga, Trung Cộng và Iran.
Theo AFP, Matxcơva bị nhóm G7 chỉ trích về việc đã tăng cường đáng kể lực lượng quân sự Nga ở vùng biên giới với Ukraina và ở bán đảo Crimea của Ukraina mà Nga đã sáp nhập, cũng như về các hoạt động ác ý nhằm ngầm phá hoại nền dân chủ của các nước khác và làm sai lệch thông tin. [Đọc tiếp]
Úc-Trung Cộng căng thẳng… mắt xích “Vành đai, Con đường” của Tập bị đứt
Úc chấm dứt hợp đồng cho thuê cảng Darwin 99 năm với Trung Cộng
Bộ Quốc Phòng Úc đang xem xét lại hợp đồng cho tập đoàn Trung Cộng Landbridge thuê cảng Darwin (miền bắc) trong vòng 99 năm. Thủ tướng Scott Morrison khẳng định “chính phủ sẽ hành động” nếu “cơ quan tình báo cho rằng có những rủi ro đối với ninh quốc gia” liên quan đến hợp đồng trị giá 506 triệu đô la Úc (390 triệu đô la Mỹ).
Một nhân tài của thế giới
Tiến sĩ Albert Bourla, người Hy Lạp gốc Do Thái tốt nghiệp bác sĩ thú y tại Hy Lạp, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành công ty dược phẩm Pfizer của Hoa Kỳ. Ông bắt đầu làm việc cho công ty Pfizer năm 1993.
Ngoài là một thành viên hội đồng quản trị của Pfizer và Quỹ Pfizer, ông còn phục vụ trong hội đồng quản trị của Tổ chức Đổi mới Kỹ thuật Sinh học, Nghiên cứu và Sản xuất Dược phẩm của Hoa Kỳ.
Tiến Sĩ Bourla là nhân vật định hình lại công ty Pfizer thành một công ty tập trung vào nghiên cứu và phát triển và các loại thuốc được giữ bằng sáng chế. Ông tập trung vào bộ phận vaccine của Pfizer về tụ cầu, nhiễm trùng do clostridioides difficile, và vaccine Pfizer – BioNTech chống virus Vũ-Hán (COVID-19).
[Đọc tiếp]
Thành kính phân ưu
Thành kính phân ưu
Việt Nam Quốc Dân Đảng vừa nhận được tin buồn:
Thân Mẫu Hòa Thượng Thích Huyền Việt,
Chủ Tịch Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại – tại Hòa Kỳ,
Trụ Trì Chùa Liên Hoa, Houston Texas,
Cụ bà Nguyễn Thị Đáng
Pháp danh Diệu Tín
Sinh ngày 13 tháng 5 năm 1925
tại Xã Bình Đào, Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam
Tạ thế lúc 4 giờ sáng ngày 2 tháng 5 năm 2021
(nhằm ngày 21 tháng 3 năm Tân Sửu)
Thượng Thọ 97 tuổi
Thành kính chia buồn cùng Hòa Thượng Thích Huyền Việt và tang quyến
Nguyên cầu hương linh cụ bà Diệu Tín sớm siêu sinh tịnh độ.
Thành Kính Phân Ưu
Việt Nam Quốc Dân Đảng
3-04-1975: Người Sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa chết không cần hòm!
Lời Giới Thiệu: Một chuyện buồn của một thanh niên viết về người cha Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chết không cần hòm sau ngày 30-04-1975
Con ghi lại bài này thay cho nén hương lòng để thành tâm tưởng nhớ đến Bố Mẹ nhân ngày giỗ Bố lần thứ 8 và giỗ Mẹ lần thứ 7
Tôi không biết bắt đầu câu chuyện từ lúc nào, nhưng có lẽ ấn tượng nhất và rõ nét nhất mà hầu hết người dân miền Nam Việt Nam nhớ mãi là ngày 30/4/1975. [Đọc tiếp]
Ông Đại Tá Ở Cao Bằng, Chú tôi
Ba tôi một mình lạc vào trong Nam làm việc từ năm 1948. Tất cả dòng họ bà con, đại tộc bên nội lúc ấy đều sống ở miền Bắc. Đến 1954, khi Hiệp Định Genève ký chia đôi đất nước, ba tôi mua vé tàu tất tả chạy ngược ra Bắc để níu kéo gia đình nhưng không kịp nữa vì dòng họ nội đều ở Cao Bằng, quá xa Hà Nội, không có đủ phương tiện để đi và về kịp… Ba đành phải đau khổ lên tàu quay về lại Sài Gòn…
Thế là bắt đầu từ đấy, ba tôi quay quắt nhớ cha mẹ, nhớ đàn em tám đứa hãy còn nheo nhóc, nhớ núi, đồi, làng xóm… [Đọc tiếp]
Thông báo: Lễ Tưởng Niệm Lần Thứ 46 Ngày Quốc Hận (30/04)
THÔNG BÁO
Lễ Tưởng Niệm Lần Thứ 46 Ngày Quốc Hận (30/04)
Đã 46 năm từ ngày Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà hàng triệu người dân bỏ nước ra đi tìm tự do và cũng là lúc màn đêm tăm tối của chủ nghĩa Cộng Sản buông xuống trên toàn cõi Việt Nam. Hằng năm, vào ngày 30 tháng 4 các cộng đồng, hội đoàn và đoàn thể tổ chức tưởng niệm ngày Quốc Hận khắp nơi để tưởng nhớ ngày đau buồn của dân tộc.
Đặc biệt trong năm nay vì đại dịch “virus Vũ Hán” vẫn đang tiếp diễn trên khắp thế giới, mọi người không được phép tụ tập số đông để tổ chức tưởng niệm Quốc Hận 30/04 ngoài công cộng để tránh lây nhiễm lan diện rộng. Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận Lần Thứ 46 qua hệ thống trực tuyến Paltalk trực tiếp qua Facebook, Zoom, Youtube vào ngày thứ Sáu (30/04/2021) tại phòng hội Paltalk: “LE TUONG NIEM QUOC HAN LAN THU 46”, vào lúc:
– 11:00 sáng (California) / 12:00 (Calgary, Canada) /13:00 (Texas)/ 14:00 (Washington – DC)
– 20:00 giờ châu Âu (Paris)
– 04:00 sáng châu Úc (01/05/2021)
– 01:00 sáng Việt Nam (01/05/2021)
Kính mời quý vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo, quý hội đoàn, đoàn thể , quý đồng hương đến tham dự Lễ Tưởng Niệm Lần Thứ 46 Ngày Quốc Hận và trao đổi tình hình chính trị của đất nước hiện nay với Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Thân chào đoàn kết và quyết thắng,
Ngày 16 tháng 4 năm 2021
Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Hành Trung Ương VNQDĐ
Lê Thành Nhân
Việt Nam dư thừa lao động nhưng thất nghiệp lớn, kỹ năng yếu kém!
Kỹ năng lao động của lao động Việt Nam chỉ đạt 46/100 điểm, xếp thứ 103 thế giới và kém rất xa so với nhóm ASEAN-4 (gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines). Lực lượng lao động không chỉ đang già hóa mà trình độ còn thấp khi lao động đã qua đào tạo cũng chỉ đạt 24.5% năm 2020.
Sức cạnh tranh kém xa nhóm ASEAN-4, chỉ cao hơn Indonesia và Lào
Nhiều đánh giá về thực tế thị trường lao động của Việt Nam vừa được đưa ra trong báo cáo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện, Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) hỗ trợ, truyền thông trong nước đưa tin ngày 26/4. [Đọc tiếp]
Trung Cộng và tiền ảo để kềm tỏa đô la!
E-Renminbi hay đồng nhân dân tệ ảo phải chăng là vũ khí mới của Trung Cộng để thoát khỏi vòng ảnh hưởng của đô la Mỹ? Đâu là những ý đồ của Bắc Kinh với chương trình phát triển tiền kỹ thuật số?
Trên thực tế tiền ảo không thực sự là điều quá mới lạ đối với phần lớn dân Trung Cộng sống ở thành thị. Theo nghiên cứu của trung tâm CSIS được công bố đầu tháng 4/2021, “hơn 85 % các giao dịch mua bán đều qua mạng điện tử” Hiện tượng này đã “tăng tốc với đại dịch Covid-19”. Ngoại trừ trường hợp của Bahamas, với 400,000 dân cư, Nhưng Trung Cộng là cường quốc kinh tế đầu tiên phát hành tiền ảo. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Cộng có thể diễn ra như thế nào?
Trong thời gian gần đây, tình hình Biển Đông và vùng eo biển Đài Loan không ngừng nóng lên, với Quân Đội Trung Cộng liên tục thị uy, đe dọa các nước láng giềng, kéo theo phản ứng của Hoa Kỳ, thường xuyên cho tàu chiến và máy bay vào phô trương thanh thế trong khu vực. Các diễn biến đó làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xung đột nổ ra giữa Mỹ và Trung Cộng, và ngày càng có nhiều kịch bản về một cuộc chiến Mỹ-Trung được đưa ra.
Biển Đông : Trung Cộng tăng cường lực lượng Hải Quân bằng ba tàu chiến mới
Nhân kỷ niệm 72 năm thành lập Hải Quân, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình ngày 23/04/2021 đã đến đảo Hải Nam chứng kiến việc đưa 3 tàu chiến mới vào hoạt động, trong đó có một tàu đổ bộ và chở trực thăng cỡ lớn. Sự hiện diện của các phương tiện tấn công mới này tại Biển Đông sẽ gia tăng các mối đe dọa nhắm vào Hoa Kỳ cũng như các láng giềng châu Á của Trung Cộng.
Theo ghi nhận của nhật báo Pháp Les Echos, đáng chú ý nhất trong ba chiếc tàu vừa được giao cho Hải Quân Trung Cộng là tàu đổ bộ tấn công Type 075, mang tên “Hải Nam”, có khả năng chở 30 trực thăng và hàng trăm binh sĩ, với lượng giãn nước 40,000 tấn. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng chính thức đưa khu trục hạm “Đại Liên” Type 055 vào hoạt động, và một tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử có khả năng phóng tên lửa đạn đạo “Trường Chinh 18” Type 094. [Đọc tiếp]
Chính trị Trung Cộng: 4 kịch bản cho Tập Cận Bình
Quyền lực tại Bắc Kinh càng tập trung, thì tiến trình chuyển giao quyền lực trong giai đoạn hậu Tập Cận Bình càng bị đe dọa. Ngay cả tại các nền dân chủ, đôi khi cũng có một sự vấp váp trong tiến trình chuyển giao quyền lực trong vòng trật tự và một cách ôn hòa. Tại một quốc gia độc đảng như Trung Cộng với một nhà lãnh đạo không ngừng thâu tóm quyền lực thì sao?
Lục quân Mỹ chuẩn bị cho xung đột toàn cầu có thể xảy ra với Trung Cộng
Những giả thiết kinh điển xoay quanh một cuộc chiến tranh có thể xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng tập trung vào các trận hải chiến trong khu vực tại Eo biển Đài Loan hoặc Biển Đông, tuy nhiên Thiếu tướng Lục quân Hoa Kỳ Richard Coffman gần đây đã tuyên bố rằng người dân Hoa Kỳ phải và đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột trên phạm vi toàn cầu với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Cộng (PLA).
Dưới sự lãnh đạo của tướng Coffman, việc phát triển Phương tiện Chiến đấu Thế hệ Tiếp theo (NGCV) là một loại kỹ thuật công nghệ và thiết bị đang được chuẩn bị cho một cuộc xung đột như vậy. [Đọc tiếp]
Trung Cộng đứng đầu bảng đánh giá của tình báo Hoa Kỳ về các mối đe dọa toàn cầu
Theo báo cáo đánh giá mối đe dọa thường niên do Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI) biên soạn, chế độ cầm quyền Trung Cộng đặt ra mối thách thức hàng đầu đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, tiếp theo đó là Nga, Iran và Bắc Hàn.
“Bất chấp đại dịch, Bắc Kinh, Moscow, Tehran, và Bình Nhưỡng đã chứng tỏ khả năng và ý định thúc đẩy lợi ích của họ theo phương thức có hại cho Hoa Kỳ và các đồng minh,” theo báo cáo được công bố hôm 13/04. “Trung Cộng ngày càng trở thành một đối thủ gần ngang tầm, đang thách thức Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực—đặc biệt là về kinh tế, quân sự và kỹ thuật công nghệ—và đang thúc đẩy thay đổi các chuẩn mực toàn cầu.”
Báo cáo này lưu ý rằng Đảng Cộng sản Trung Cộng (Trung Cộng) và Moscow đang “tiếp nhiên liệu” cho các cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo, sự bất ổn chính trị, và cạnh tranh địa chính trị, trong khi họ tham gia vào cái gọi là ngoại giao vaccine để mở rộng phạm vi ảnh hưởng tương ứng của mình. [Đọc tiếp]