Chuyến đi “đêm” sang Trung Cộng của Kissinger năm 1971 được lập lại bởi ông Trùm Phố Wall đến gặp các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Cộng.
Ông John Thornton, đồng chủ tịch Hội Nghị Bàn Tròn Tài Chính Trung-Mỹ và cựu Chủ Tịch ngân hàng Goldman Sachs, được nhập cảnh vào Trung Cộng trong một trường hợp rất đặc biệt do nhà cầm quyền Bắc Kinh cho phép, trong khi đang cấm tất cả người ngoại quốc đến nước Tàu bởi đại dịch virus Vũ Hán (Covid-19). Thế mà John Thornton là người hiếm hoi đã viếng thăm Trung Cộng sáu tuần lễ tháng 8 vừa rồi.
Một người am tường về cuộc viếng thăm này cho biết các cuộc thảo luận của John Thornton với Phó thủ tướng Trung Cộng Hàn Chính tại Bắc Kinh gồm các vấn đề triển vọng cho các cuộc đàm phán chính thức Mỹ-Trung, biến đổi khí hậu và Tân Cương.
Một người trong đoàn dấu tên cho biết thêm: Khi các trao đổi chính thức giữa Mỹ-Trung đình trệ trong tình hình căng thẳng gia tăng, cựu Trùm Phố Wall đến thăm Bắc Kinh để nói chuyện với nhà lãnh đạo hàng đầu – đóng vai đi đêm mở lối giữa hai nước. Ông Johnson Thornton, Giám Đốc công ty Barrick Gold và là cựu chủ tịch Goldman Sacks gặp phó thủ tướng Hàn Chính (Han Zheng) tại Bắc Kinh cuối tháng 8/2021 với mục đích như Kissinger bí mật gặp Chu Ân Lai cách đây nửa thế kỷ. [Đọc tiếp]
Những bước đi đêm giữa Washington và Bắc Kinh hiện nay
Nhờ đâu bà Mạnh Vãn Châu được tự do về Trung Cộng?
Sức mạnh của thế lực ngầm: Truyền thông Hồng Kông tiết lộ, cuối tháng 8 năm nay, ông John Thornton, cựu Chủ tịch công ty Goldman Sachs còn gọi là ông Trùm Phố Wall, đã đến thăm thân thiết Bắc Kinh và gặp gỡ ông Hàn Chính. Ông Thornton là người đóng vai con thoi về lập trường chính sách, giữa các nhà lãnh đạo Mỹ – Trung Cộng. Nhờ sự xoay chuyển của trùm Phố Wall này, vài tuần sau đó, bà Mạnh Vãn Châu được trả tự do.
Bà Mạnh Vãn Châu của Công ty Hoa Vi bị cáo buộc tội lừa đảo. Hai người Canada bị Trung Cộng cáo buộc là gián điệp và bị bỏ tù. Cả 3 đều được thả tự do và trở về nước cùng ngày – đó là một sự trao đổi không hơn không kém. [Đọc tiếp]
Tân Thủ tướng Nhật Fumio Kishida
Tân Thủ Tướng Nhật Fumio Kishida sinh ngày 29/7/1957, năm nay 64 tuổi. Tốt nghiệp cử nhân Luật tại đại học Waseda năm 1982.
Về sự nghiệp chính trị, ông Fumio Kishida thuộc đảng LPD (Liberal Democractic Party) Đảng Dân Chủ Tự Do Nhật Bản. Năm 1993 ông trúng cử dân biểu hạ viện Nhật. Đảng LPD của ông Fumio Kishida là cùng đảng của cựu thủ tướng Shinzo Abe và Yoshihide Suga.
Khi đảng LDP lên nắm quyền ở Nhật vào tháng 12/2012, ông Fumio Kishida được đề cử vào chức vụ Bộ Trưởng Ngoại Giao Nhật từ 12/2012 đến tháng 8/2017, và có thời gian rất ngắn giữ Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bản.
Từ năm 2017- 2020, ông Fumio Kishida là Chủ Tịch Hội Đồng Nghiên cứu Chính Sách của đảng LDP. [Đọc tiếp]
Thấy gì qua điều trần của Lloyd Austin và Mark Milley tại Quốc Hội Mỹ ngày 28/09 vừa rồi?
Cựu đại tướng Lloyd Austin, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hòa Kỳ được TT Joe Biden tiến cử tháng 1 năm 2021, Đại Tướng Mark Milley, Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hòa Kỳ được TT Trump tiến cử năm 2019 và tiếp tục nhiệm vụ dưới thời Tổng Thống Biden. Đại tướng Kenneth McKenzie tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ kiêm tư lệnh chiến trường Afghanistan. Ngày 28 tháng 9, ba Tướng này có cuộc điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ về hai việc quan trọng:
1) Tướng Mark Milley làm sáng tỏ những điều trong cuốn sách “Peril” (Hiểm Họa) của hai nhà báo Bob Woodward và Robert Costa của tờ Washington Post đã viết rằng: Đại Tướng Mark Milley Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ gọi điện thoại cho người đồng nhiệm Trung Cộng Tướng Lý Tác Thành nói rằng “Mỹ sẽ không tấn công Trung Cộng” và “nếu tấn công thì ông sẽ báo cho Trung Cộng biết trước”.
2) Việc rút quân của Hoa Kỳ đầy tai tiếng ở Afghanistan trong tháng 8/2021. [Đọc tiếp]
Việc bà Mạnh Vãn Châu tái hiện bản chất lưu manh của Đảng Cộng Sản Tàu
“Vision Times” đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Chu Hiếu Chính, một nhà xã hội học lịch sử, kiêm giáo sư đã nghỉ hưu của Đại Học Nhân Dân Trung Cộng về việc của bà Mạnh Vãn Châu, Phó chủ tịch kiêm giám đốc tài chính (CFO) của Huawei. Giáo sư Chu cho rằng trong khi toàn bộ Hoa Lục chìm trong niềm vui chiến thắng không nói nên lời khi bà Mạnh Vãn Châu được trả tự do và trở về Thâm Quyến, thì Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) lại là kẻ thảm bại nhất trong việc này.
GS Chu tin rằng việc Mạnh Vãn Châu liên quan đến vấn đề đấu tranh chính trị, không chỉ thuần túy là một vấn đề pháp luật. Nếu không phải là một thỏa thuận chính trị, tại sao hai bên lại thả người cùng một lúc? Chính sách ngoại giao con tin thành công của ĐCST có thể nói rất đáng xấu hổ. Điều này cũng cho thấy rằng không có luật pháp tại Trung Cộng. Điều đáng đào sâu nhất trong toàn bộ việc là tại sao cuối cùng các bên lại đạt được thoả thuận và việc ngoại giao con tin đã hoàn tất? [Đọc tiếp]
Bộ Tứ Kim Cương của Mỹ có đủ sức kiềm chế Trung Cộng?
Tòa Bạch Ốc cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức họp trực tiếp ở Washington với Thủ tướng Nhật Bản, Tổng thống Ấn Độ và Thủ tướng Úc hôm 24/9 để thảo luận “thúc đẩy sự tự do và mở cửa ở Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Cuộc họp mặt trực tiếp lần đầu tiên của 4 lãnh đạo thuộc nhóm Bộ Tứ Kim Cương (Quad) ở Washington vào ngày 24/9 được xem có ý nghĩa quan trọng đối với tầm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á trong tương lai.
Cuộc họp của Bộ Tứ Kim Cương diễn ra vào thời điểm Mỹ đang có những thay đổi lớn trong chính sách tại châu Á. Như chính quyền của Tổng thống Biden đẩy mạnh ngoại giao với các đối tác trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Nhật Bản thể hiện rõ sự lo ngại trước sức mạnh quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Cộng. Vào tuần trước, Úc đã gia nhập liên minh quân sự “lịch sử” mang tên AUKUS với Mỹ và Anh.
Theo sáng kiến AUKUS, các giới chức hải quân và chuyên gia kỹ thuật của Mỹ, Anh và Úc sẽ làm việc cùng nhau trong vòng 18 tháng để chuyển giao kỹ thuật công nghệ đóng tàu ngầm nguyên tử cho Úc “nhằm tăng cường năng lực răn đe đối với Trung Cộng ở dọc khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Cho tới nay chỉ có 6 nước sử dụng tàu ngầm nguyên tử trang bị vũ khí nguyên tử gồm Trung Cộng, Pháp, Ấn Độ, Nga, Mỹ và Anh. Nếu như dự án AUKUS thành công, Úc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu tàu ngầm nguyên tử, nhưng không trang bị vũ khí nguyên tử.
Nhà phân tích Malcolm Davis tại Viện Chính Sách Chiến Lược Úc nhận định, so với mục tiêu ban đầu đặt ra dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, Bộ Tứ Kim Cương chuyển từ “đối thoại kinh tế và chính trị mức độ thấp” sang đóng vai trò quan trọng ở châu Á – Thái Bình Dương.
QUAD họp tại Tòa Bạch Ốc….
Ngày 24/9, các nhà lãnh đạo Nhóm Bộ Tứ gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã họp hội nghị thượng đỉnh ở Washington, trong tình hình các quốc gia này đều quan ngại về sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc, hãng tin Reuters cho hay. [Đọc tiếp]
Trump bắt bà Mạnh Vãn Châu, Biden thả: những con tin chính trị được mặc cả
Khủng hoảng dai dẳng gần ba năm liên quan đến Trung Cộng, Canada và Mỹ đã đột ngột kết thúc vào hôm qua 24/09/2021: Bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính tập đoàn Trung Cộng Hòa Vi, bị quản thúc tại Vancouver từ tháng 12/2018 để chờ Canada xét đơn Mỹ đòi dẫn độ, rốt cuộc đã được trả tự do sau một thỏa thuận với Tư Pháp Mỹ.
Theo hãng tin Pháp AFP, hình ảnh được các đài truyền hình Canada phát đi hôm qua cho thấy cảnh bà Mạnh Vãn Châu bước lên một chiếc máy bay trực chỉ Thẩm Quyến, miền Nam Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Hé lộ những cuộc đàm phán bí mật dẫn tới thỏa thuận tàu ngầm Mỹ – Úc hiện nay
Các giới chức cao cấp Mỹ và Úc đã đàm phán bí mật trong nhiều tháng về kế hoạch chia sẻ kỹ thuật công nghệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử. Quá trình này đã được tính toán hơn một năm trước và được đẩy nhanh sau khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào tháng 1/2021.
Các giới chức cho biết các cuộc thảo luận được thực hiện vô cùng lặng lẽ, do tính chất bí mật của kỹ thuật công nghệ, và nguy cơ khiến Trung Cộng nổi giận. Họ cũng tin rằng bất kỳ thông tin nào bị tiết lộ có thể làm hỏng toàn bộ kế hoạch.
Một giới chức cao cấp chính quyền cho biết quá trình này “được thực hiện với sự quyết tâm cao độ”.
Các cuộc đàm phán đã được tiến hành trong suốt mùa xuân trước khi vấn đề được đưa ra trong cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Anh Boris Johnson bên lề hội nghị các nước G7, được tổ chức vào tháng 6 tại bờ biển Cornish, nước Anh. [Đọc tiếp]
Tại sao Mỹ cung cấp tàu ngầm nguyên tử cho Úc?
Vị trí chiến lược của Úc khiến việc làm chủ các tàu ngầm chạy năng lượng nguyên tử ở nước này trở thành có lợi cho Mỹ và phương Tây hơn nhiều so với các nước đồng minh khác của Washington.
Thông báo hôm 15/9 về việc Mỹ và Anh sẽ hỗ trợ Úc có được đội tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng nguyên tử được nhận định là một trong những diễn biến quan trọng nhất đối với an ninh Đông Á trong năm 2021.
Úc sẽ trở thành quốc gia thứ 7 sử dụng tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử và là quốc gia phi nguyên tử đầu tiên làm điều đó. Các lò phản ứng sử dụng uranium cấp độ vũ khí của Mỹ dự kiến sẽ cung cấp năng lượng cho các tàu ngầm mới của Úc. [Đọc tiếp]
Lể phủ Cờ Việt Nam Quốc Dân Đảng cho Đồng chí Hoàng Quý Minh (Hoàng Tích Thông) ngày 19/01/2021
Ngày 26 tháng 8 năm 2021, lão Đồng chí Hoàng Quý Minh (Đại tá Hoàng Tích Thông), đã vĩnh viễn ra đi tại thành phố Santa Ana, Nam California Hoa Kỳ. Trong tình trạng đại dịch virus Vũ Hán đang lan tràn, các đồng chí lãnh đạo ở xa không đến tiễn đưa linh cửu lão Đ/C Hoàng Quý Minh lần cuối được. Khu bộ Nam California và đ/c Phan Thanh Châu Bí Thư Đảng Vụ Hội Đồng Chấp Hành Trung Ương thay mặt Hội Đồng Lãnh Đạo đến tiễn đưa linh cữu lão Đồng chí Hoàng Quý Minh đến nơi an nghỉ cuối cùng. Các Đồng chí tham gia tang lễ ngày 19/09/2021 cũng đã thực hiện Nghi lễ phủ Đảng Kỳ Việt Nam Quốc Dân Đảng lên quan tài cố đồng chí Hoàng Quý Minh:
Chuyện Lư hương Đức Thánh Trần: Đi tìm Sự Chân Thành
Nước Úc có một ngày lễ gây tranh cãi suốt nhiều thập niên, đó là ngày 26/1, tên gọi của ngày lễ này được cũng được đặt lại với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Khởi đầu, ngày này được gọi chung là ngày lễ Quốc Khánh của Úc, vì đó là ngày đánh dấu sự kiện năm 1788, thuyền trưởng Arthur Phillip đã dựng cờ Anh và tuyên bố đây là vùng đất thuộc sở hữu của đế quốc Anh ở Port Jackson (ngày nay là Sydney Cove).
Nhưng dĩ nhiên, đó cũng là một lời khẳng định về sự xâm lược của nước Anh đối với một vùng đất mà thổ dân Úc đã sinh sống từ bao đời. Những cuộc xung đột xảy ra, và khát vọng “giải phóng” của người Anh cũng đã mở ra một thảm cảnh về việc cách ly hàng ngàn trẻ em thổ dân với cha mẹ và làng quê, để giáo dục văn minh tách biệt, nhằm tạo một nước Úc có văn hóa nền của Châu Âu. Câu chuyện thật dài, đầy máu và nước mắt, là một góc của lịch sử nhân loại ở những thế kỷ trước. [Đọc tiếp]
Liên Âu (EU) đã đưa chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, Còn Mỹ sắp đưa ra nay mai
Liên Âu (EU) hôm thứ Năm 16/9 đưa ra một chiến lược chính thức nhằm tăng cường sự hiện diện của họ ở Ấn Độ -Thái Bình Dương và đối phó với Trung Cộng đang ngày càng mạnh lên.
Trong chiến lược này, EU cam kết tiến tới đạt được một thỏa thuận thương mại với Đài Loan và điều thêm tàu Hải Quân để giữ cho các tuyến đường biển luôn tự do và rộng mở.
Bộ trưởng ngoại giao Liên Âu Josep Borrell khẳng định chiến lược này cũng rộng mở đối với Trung Cộng, đặc biệt trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, nhưng các nhà ngoại giao nói với Reuters rằng việc xây dựng quan hệ sâu sắc hơn với Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Đài Loan là nhằm hạn chế sức mạnh của Bắc Kinh.
Ông Borrell cũng nói rằng việc Mỹ, Australia và Anh đạt thỏa thuận hôm thứ Tư 15/9 về chương trình đối tác an ninh ở Ấn Độ -Thái Bình Dương, trong khi EU không được tham vấn, cho thấy EU cần phải có chính sách đối ngoại quyết đoán hơn.
Ông cho biết EU rất mong muốn làm việc với Anh về vấn đề an ninh nhưng Luân Đôn đã tỏ ra không mặn mà kể từ khi nước này rời khỏi khối EU, ông cũng bày tỏ lấy làm tiếc khi Australia hủy bỏ thỏa thuận về tàu ngầm trị giá 40 tỷ đô la với Pháp.