Ukraine đã tiêu diệt soái hạm Moskva của Nga như thế nào?
Sự sáng tạo của Kyiv và sai lầm của Moscow có lẽ đều đóng một vai trò nhất định.
Trước khi bị chìm, soái hạm của Hạm đội Biển Đen là một con tàu rất lớn. Soái hạm Moskva dài 186m, gần bằng chiều dài của hai sân bóng đá, và được trang bị các cảm biến, thiết bị gây nhiễu sóng radar vô tuyến, và súng. Con tàu được bảo vệ bởi ba lớp phòng không: các hoả tiễn S-300F và OSA-MA để bắn hạ các đe dọa ở tầm xa lẫn tầm gần, cùng với súng tự động AK-630 Gatling sẵn sàng bắn đạn chì vào bất cứ thứ gì đến quá gần. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố con tàu chiến đã bị chìm sau khi một vụ hỏa hoạn do tai nạn đã làm nổ kho đạn trên tàu. Nhưng các đoạn phim quay lại cảnh con tàu bị hư hại, xuất hiện vào ngày 18/04, xác nhận lời tuyên bố của Ukraine, rằng chính họ đã bắn trúng soái hạm Nga. [Đọc tiếp]
Trò Du Kích Biển của Trung Cộng ở quần đảo Solomon
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Chuyện Hoàng Sa năm 1974: Nhớ lại ngày 19/01/1974, khi cuộc chiến Việt Nam đang cao điểm, Cộng sản Hà nội chuyển quân ồ ạt chuẩn bị tổng tấn công, Hoa Kỳ đã hoàn toàn rút khỏi miền Nam Việt Nam và Quân đội Việt Nam Cộng Hoà đang bận rộn chống Cộng quân xâm lược trên khắp mặt trận… Thì Trung Cộng lợi dụng tình hình rối ren đưa quân chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam!
Chuyện Trường Sa năm 2020: Vào tháng 4 năm 2020, trong lúc đại dịch virus Vũ Hán đang bao trùm sự lo âu của thế giới, hầu hết các quốc gia từ đông sang tây, từ bắc chí nam trên địa cầu bận rộn đi tìm mua khẩu trang, máy trợ thở… để chống dịch virus Vũ Hán thì Trung Cộng lại lợi dụng tình hình rối ren đó, đệ trình một công hàm lên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc “official” cho rằng bản đồ có “Hình Lưỡi Bò Chín Đoạn” chiếm 90% diện tích Biển Đông thuộc về chủ quyền Bắc Kinh. Trung Cộng dựa vào yếu tố lịch sử nào đó (?) từ thời Hán Cao Tổ Lưu Bang (?). Lúc đó Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Mike Pompeo và một số nước lên tiếng phản đối, nhưng ít ai có tâm trí mà chú tâm vì đại dịch đang lan tràn, lo chết vì dịch choáng ngợp trí óc mọi người! Như vậy là Trung Cộng dùng “giấy trắng mực đen đệ trình lên LHQ” hợp thức hoá việc cướp biển đảo của Việt Nam để làm đầu cầu chiến lược “Vành đai, Con Đường”!
Chuyện quần đảo Solomon năm 2022: Vào tháng 3 năm 2022, trong lúc thế giới đang chú tâm đến cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine thì Trung Cộng ký với Quốc Đảo Solomon một hiệp ước hợp tác an ninh. Solomon là một quốc đảo, nằm ở cực Nam Thái Bình Dương. Theo Hiệp Ước giữa Bắc Kinh và Solomon sẽ cho phép tàu hải quân Trung Cộng neo đậu tại khu vực, đồng thời Trung Cộng có thể điều động quân đội tới Quần đảo Solomon nếu nơi đây xảy ra bất ổn. [Đọc tiếp]
54 tin đáng chú ý về Nga xâm lăng Ukraine trong những ngày qua.
1) Hình ảnh vệ tinh được cho là chụp cảnh một khu mộ tập thể ở gần Mariupol
Hôm thứ Năm (21/04), những hình ảnh vệ tinh mới được công bố từ gần thành phố Mariupol bị bao vây, miền đông nam Ukraine, được cho là cho thấy rất nhiều ngôi mộ mới được đào lên.
Những hình ảnh từ Maxar Technologies công ty kỹ thuật công nghệ vũ trụ tại thành phố Westminster, Colorado, Hoa Kỳ, chuyên sản xuất các vệ tinh liên lạc, quan sát Trái đất, radar và vệ tinh phục vụ trên quỹ đạo cho là cho thấy một khu mộ tập thể đang dần thành hình bên cạnh một nghĩa địa có từ trước ở rìa Manhush, một thị trấn nằm cách Mariupol khoảng 20 km về phía tây.
Công ty Maxar Technologies cho biết những hình ảnh được chụp từ ngày 19/03 đến ngày 03/04/2022 cho thấy khoảng 200 ngôi mộ mới trải dài trên một diện tích khoảng 85 mét vuông.
Sự quan hệ thân thiện Nga-Việt đặt Mỹ vào tình thế khó xử về trừng phạt [Việt Nam]
Việt Nam dự tính tổ chức tập trận quân sự với Nga, điều này có thể [Mỹ] làm sống lại với Hà Nội các hình phạt liên quan đến CAATSA (Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act – Public Law 115-44) (1)
Việt Nam có thể bị các lệnh trừng phạt của Mỹ vì tiếp tục quan hệ mật thiết quân sự với Nga khi phương Tây đang tìm kiếm các điểm gây áp lực mới mức độ thứ cấp để trừng phạt Nga xâm lược Ukraine.
Việt Nam, đồng minh thân cận nhất của Nga ở Đông Nam Á, đã khiến các quan chức Mỹ thất vọng khi bỏ phiếu trắng trong các nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chống lại Nga. Một lần trong tháng này, Hà Nội là một trong 24 nước duy nhất bỏ phiếu phản đối việc Nga bị loại khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. [Đọc tiếp]
Thượng đỉnh Đặc Biệt Mỹ-ASEAN sẽ mở ra tại Washington vào 12 và 13 tháng 5, 2022.
Toà Bạch Ốc hôm 16/04/2022 chính thức xác nhận: Tổng thống Hoa Kỳ Biden sẽ tiếp đón lãnh đạo các nước Đông Nam Á trong khối ASEAN tại Washington vào hai ngày 12 và 13 tháng 5 tới đây, Đây là Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt giữ Washington và ASEAN đã bị dời lại từ ngày 28 và 29 tháng 3 vừa rồi.
Nga: ác lai, ác báo
Nga đã điều động Tuần Dương Hạm Moskva (TDH Moskva) vào vùng biển Hắc Hải chuẩn bị cho cuộc xâm lăng Ukraine từ đầu tháng 2/2022. Chính nó đã phóng nhiều hoả tiễn vào dân Ukraine trong hơn một tháng qua giết chết nhiều người vô tội. Ngày 14/04/2022 nó đã đền tội! Bị quân Ukraine bắn cháy chìm xuống đáy biển Hắc Hải! Quả thực “ác lai, ác báo”. [Đọc tiếp]
Hai nước trung lập châu Âu xin gia nhập NATO: Nga dọa, Mỹ lo!
Thấy Nga xâm lược Ukraine, nên những nước ở châu Âu xưa nay muốn làm anh hùng tự xưng trung lập nay thấy lạnh tóc gáy cần cái dù NATO để che chắn nắng mưa, tình nguyện nộp đơn xin gia nhập NATO. Đó là hai nước Phần Lan (Finland) và Thụy Điển (Sweden) ở châu Âu.
Ngày 11/04 vừa rồi tạp chí The Times đưa tin hai nước Phần Lan và Thụy Điển đang nộp đơn gia nhập NATO, và đã được thảo luận trong nhiều phiên họp của ngoại trưởng các nước NATO vào tuần trước. Cuộc họp cũng có sự tham dự của lãnh đạo Phần Lan và Thụy Điển. Phần Lan dự kiến nộp đơn gia nhập NATO vào tháng 6, sau đó đến Thụy Điển.
Phần Lan có chung biên giới với Nga dài chừng 1,300 km, hơn một nửa chiều dài biên giới giữa Ukrain-Nga 2295 km. Đủ để sự đe doạ của Nga đối với Phần Lan nguy hiểm không kém đối với Ukraine. [Đọc tiếp]
Trung Cộng bắt đầu xâm lược Nam Thái Bình Dương – trang bị vũ khí cho nhân viên Toà Đại Sứ TC tại Solomon
Trước khi đọc bài này, bấm vào link này đọc để biết: “Solomon: Chuỗi đảo an ninh đầu tiên của Ấn Độ-Thái Bình Dương bị Trung Cộng đột kích”
Trung Cộng sẽ cử 10 nhân viên được trang bị vũ khí để bảo vệ an ninh cho Toà Đại Sứ tại Solomon. Đây là bản tin của cơ quan truyền thông Úc thu thập trong tình hình có quan ngại về việc Trung Cộng đang tìm cách thiết lập căn cứ quân sự ở Solomon Nam Thái Bình Dương (Trung Cộng đang đi bước đầu tiên xâm lược).
Theo tin của báo điện tử “Người Úc” vào chiều 12/04, cơ quan truyền thông này đã thu thập được một tài liệu mật giữa Trung Cộng- Solomon. Theo tài liệu này, phía Trung Cộng sẽ cử một nhóm chuyên viên an ninh gồm 10 người mặc thường phục được trang bị vũ khí hạng nhẹ đến Solomon để bảo đảm an ninh cho Toà Đại Sứ của Trung Cộng tại đây. [Đọc tiếp]
Chuyện cảm động: Chiến tranh đã lan đến những làng quê Ukraine
Làng quê Koty, Ukraine—Bao đời nay, cư dân sống trong một thôn nhỏ nằm sâu trong miền Tây Ukraine thật an bình và tĩnh lặng!
Nơi đây gần trung tâm huấn luyện pháo binh Yavoriv, những tiếng nổ pháo binh huấn luyện thường nghe từ cuộc tập bắn đạn thật. Đường vào căn cứ có lính canh ở phía bên kia đường, đối diện với nhà của ông Viktor Pokrovskiy (tác giả bài này).
Ông Pokrovskiy tự xưng là một người mang trong mình dòng máu Ukraine, đã rời nước Nga di chuyển đến Koty định cư từ năm 1977. 45 năm qua, ông đã từng nghe những tiếng đạn pháo thực tập từ căn cứ quân sự huấn luyện pháo binh Yavoriv, căn cứ này đầu tiên là từ quân đội Liên Xô, bàn giao cho quân đội Ukraine lên nắm chính quyền từ năm 1991. [Đọc tiếp]
Solomon: Chuỗi đảo an ninh đầu tiên của Ấn Độ-Thái Bình Dương bị Trung Cộng đột kích
1) Vị trí chiến lược của quần đảo Solomon
Quần đảo Solomon có một vị trí chiến lược quan trọng tại Nam Thái Bình Dương. Tính từ phía Nam Thái Bình Dương trở lên, Quần đảo Solomon là chuỗi đảo chiến lược đầu tiên trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở của Mỹ nằm ở cực Nam. Trong Đệ II Thế Chiến, quần đảo này đã xảy ra những trận chiến đẫm máu giữa quân đội Đồng Minh và Nhật Bản – nổi tiếng là trận chiến Guadalcanal gọi là Battle of Guadalcanal (1) từ tháng 8/1942 đến tháng 2/2943, tại Mặt trận này quân Đồng Minh mở đầu trận đánh để ngăn chặn và đẩy lùi sự bành trướng của quân Nhật trong vùng Thái Bình Dương. [Đọc tiếp]
Những vấn đề Nga xâm lăng Ukraine hôm nay…
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Rất nhiều tin tức chiến tranh Ukraine liên tiếp trong 24 giờ mỗi ngày trên truyền thanh, truyền hình và truyền thông mạng… Dù có ngồi 24/24 cũng không ghi hết những chi tiết chiến tranh và tội ác do quân Nga gây nên ở Ukraine. Những diễn tiến cứ tiếp tục quay theo kim đồng hồ thay đổi không ngừng tràn ngập mặt báo, choáng ngợp màn hình TV. Đây là những vấn đề chính của cuộc chiến Ukraine rút ra từ những tin tức chiến sự: [Đọc tiếp]
Nghĩ gì về Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt ASEAN-Mỹ ngày 28 và 29 tháng 03 bị dời lại vô thời hạn?
Lê Thành Nhân (Lethanhnhan@vietquoc.org)
Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt (HNTĐĐB) ASEAN-Hoa Kỳ là hội nghị đặc biệt giữa các nhà lãnh đạo của các nước trong khối ASEAN và Tổng Thống Mỹ để thảo luận về những điều quan trọng trong khu vực Đông Nam Á về kinh tế, chính trị, an ninh của 10 quốc gia khối ASEAN với Mỹ. [Đọc tiếp]
TT Biden không rút lời phát biểu nói về Putin ở Ba Lan:
Hôm 26/03, Trước 1,000 người đã tham dự tại Lâu Đài Hoàng Gia thủ đô Warsaw cùa Ba Lan, trong đó có Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, các nghị sĩ, quan chức địa phương, sinh viên từ các trường đại học địa phương, và nhân viên Toà Đại Sứ Hoa Kỳ. Tổng thống Biden đã diễn thuyết trong gần 30 phút có những đoạn ông Biden nói:
…”cuộc chiến ở Ukraine là một “thất bại chiến lược” đối với Nga và TT Nga Vladimir Putin “có khả năng và phải chấm dứt cuộc chiến này.”
“Thậm chí đừng nghĩ đến việc tấn công vào một tấc lãnh thổ của NATO. Chúng tôi có nghĩa vụ thiêng liêng theo Điều 5 là bảo vệ từng tấc đất của lãnh thổ NATO bằng toàn bộ sức mạnh tập thể của chúng tôi”. [Đọc tiếp]
Đánh nhau ở Ukraine tại Holywood cũng tát nhau tại sân khấu trao giải Oscar
Tài tử Will Smith tát tai tài tử Chris Rock MC trong buổi trao giải thưởng Oscar năm 2022, đoạn video dưới đây:
Giải Oscar là gì?
Giải thưởng Hàn Lâm Viện (Academy Awards), gọi là Giải Oscar là giải thưởng điện ảnh hằng năm của Hàn Lâm Viện Khoa Học và Nghệ thuật Điện ảnh (Academy of Motion Picture Arts and Sciences, viết tắt là AMPAS) với 74 giải thưởng dành cho các diễn viên và ngành điện ảnh. Kể từ năm 1929, giải Oscar được trao hàng năm tại thành phố Los Angeles, tiểu bang California để trao giải thưởng đối với những nghệ sĩ có những thành tích xuất sắc của điện ảnh trong năm về đạo diễn, diễn viên, nhà soạn kịch và nhiều lĩnh vực khác qua cuộc bỏ phiếu kín của các thành viên Hàn Lâm Viện. [Đọc tiếp]
Sáu loại vũ khí đặc biệt nguy hiểm của quân đội Mỹ
Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga cũng khiến phương Tây lo ngại khả năng Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) xâm lược Đài Loan. Trong khi Mỹ lo ngại xung đột leo thang ở cả châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, thử xem Mỹ có những vũ khí nào đủ để răn đe Trung Cộng và Nga?
Ông Kurt Campbell, điều phối viên Toà Bạch Ốc về các vấn đề Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, ngày 28/02 cho biết rằng bất chấp chiến tranh ở Ukraine, Hoa Kỳ sẽ vẫn tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ông cũng nói thêm rằng trước đây Mỹ cũng cùng lúc tham gia sâu vào hai mặt trận, bao gồm cả trong thời kỳ Đệ II Thế Chiến và Chiến tranh Lạnh. [Đọc tiếp]