Tại hội nghị ngoại trưởng NATO, Mỹ tố cáo Nga “xâm lược” Ukraine
Ngay khi vừa đặt chân đến Bruxelles để tham gia hội nghị ngoại trưởng NATO đầu tiên của ông từ khi nhậm chức, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 31/03/2017 đã tố cáo hành vi “xâm lược” của Nga nhắm vào nước láng giềng Ukraina.
Theo hãng tin Pháp AFP, ông Tillerson đã tuyên bố : “Chúng tôi muốn có một cuộc thảo luận về vị trí của NATO ở châu Âu, đặc biệt là ở Đông Âu, để đối phó với sự xâm lăng của Nga ở Ukraina và các nơi khác”.
Từ thời tổng thống Barack Obama, Washington đã lên án và có các biện pháp trừng phạt Nga kể từ năm 2014 về các hành vi của Moskva tại Ukraina, trong đó có việc xâm chiếm Crimea và ủng hộ phiến quân thân Nga ở phía đông nước láng giềng.
Bộ quy tắc COC sẽ do Trung Quốc sắp đặt ?
Theo hãng tin Kyodo của Nhật, hôm 30/03/2017, các giới chức cao cấp ASEAN và Trung Cộng vừa đưa ra dự thảo khung đầu tiên cho Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong một cuộc họp ở Seam Reap, Cam Bốt.
Toàn bộ các nước thành viên của ASEAN và Trung Cộng sẽ đem bản dự thảo khung đó về để nghiên cứu, sau đó các quan chức cao cấp sẽ tiếp tục thảo luận tại một cuộc họp vào tháng 5 ở Trung Cộng. Tuy nhiên, nội dung của bản dự thảo COC hiện vẫn chưa được tiết lộ.
Trump dự báo một cuộc họp gay go với Tập Cận Bình
Một tuần lễ trước hội nghị thượng đỉnh với chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua, 30/03/2017, đã tỏ thái độ cứng rắn khi cho biết ông dự kiến một cuộc gặp “rất khó khăn” với chủ tịch Trung Cộng. Trái ngược với thông điệp bi quan của tổng thống Mỹ, phía Bắc Kinh đã bày tỏ hy vọng về một cuộc tiếp xúc “thành công”.
Theo hãng tin Pháp AFP, trong một tin nhắn Twitter, tổng thống Mỹ cho là “cuộc gặp vào tuần tới với Trung Cộng sẽ rất khó khăn”. Ông Trump giải thích thêm : “Chúng ta không thể tiếp tục bị thâm thủng thương mại to lớn (với Trung Cộng) (…) và để mất đi công ăn việc làm. Các công ty Mỹ phải sẵn sàng tìm kiếm giải pháp thay thế”.
TT Trump ký luật S.305, chỉ định ngày 29/3 là Ngày Cựu chiến binh Việt Nam
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký dự luật S. 305 thành luật hôm thứ Ba 28/3, khuyến khích việc treo quốc kỳ Mỹ vào ngày 29/3 hàng năm để tôn vinh Ngày Cựu chiến binh Việt Nam. Theo tin từ Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump viết trên Tweeter:
“Tối nay tôi rất tự hào đã ký dự luật S. 305, khuyến khích trưng bày quốc kỳ Hoa Kỳ vào Ngày Cựu chiến binh Việt Nam hàng năm, ngày 29/3”.
Phó Tổng thống Mike Pence hôm thứ Tư cũng lên Tweeter ca ngợi Tổng thống ký thành luật dự luật tôn vinh các cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu Việt Nam. [Đọc tiếp]
Việt Nam và Hoa Kỳ họp bàn TIFA
Theo một bản tin trong nước vào ngày 30/09/2009: “Thứ trưởng Bộ Thương mại kiêm phụ trách Cơ quan Xúc tiến thương mại Hoa Kỳ, ông Israel Hernandez, dẫn đầu một phái đoàn doanh nghiệp đã tới Việt Nam trong chuyến thăm và làm việc từ ngày 16-20/6.
Phái đoàn doanh nghiệp tháp tùng Thứ trưởng đến Việt Nam lần này gồm các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau: sản xuất, năng lượng, khai khoáng, chăm sóc y tế, du lịch, giao thông vận tải, viễn thông, khách sạn, giáo dục và môi trường… Trong lĩnh vực thương mại, hai nước đã có những bước tiến lớn kể từ khi hai bên ký hiệp định thương mại song phương năm 2001. Hai nước cũng đang tiếp tục thực hiện để có một hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA)” [Đọc tiếp]
Quan hệ Mỹ-ASEAN : 5 khuyến cáo cho chính quyền Trump
Với tất cả những tiết lộ khác nhau về các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Cộng tại Biển Đông, giới phân tích càng lúc càng lo ngại trước điều được cho là sự thờ ơ tương đối của tân chính quyền Mỹ đối với Đông Nam Á so với thời cựu TT Barcak Obama. Tuy nhiên, The Diplomat ngày 30/03/2017 đã cho rằng nhìn kỹ hơn thì sẽ thấy là chính sách can dự vào châu Á của chính quyền Donald Trump vẫn là một sự tiếp nối của đường lối ngoại giao Mỹ nói chung, chứ không phải là một sự đoạn tuyệt như nhiều người bi quan thường nghĩ. Trong chiều hướng đó, tờ báo đã nêu bật 5 điểm mà Hoa Kỳ cần chú ý trong chính sách Đông Nam Á của mình. [Đọc tiếp]
Chân dung “cánh tay phải” của Tổng thống Trump
Steve Bannon người được tờ Times gọi là “quyền lực thứ hai thế giới” chính là người giữ gìn “học thuyết Trump”, thực sự tin tưởng vào Trump, ngồi vào vị trí cố vấn không phải vì háo danh hay tiền bạc mà là để thay đổi lịch sử.
Trước khi tỷ phú Donald Trump thắng cử gây xôn xao dư luận thế giới, vì một biến cố mà không ai ngờ cả những giới truyền thông nổi tiếng hoặc những viện thăm dò có truyền thống đáng tin cậy, cho rằng thăm dò một cách khoa học chứ không phỏng đoán theo kinh nghiệm. Song song với sự gây dư luận ồn ào về sự thắng cử của ông Trump thì người ta cũng nghĩ đến cái bóng quyền lực có tên Steve Bannon đứng bên cạnh ông, người đã cầm đầu chiến dịch chạy đua ngoạn mục vào Toà Bạch Ốc với chức vụ Campagne Manager. Ngày 20 tháng 01, 2017 khi tỷ phú Donald Trump nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ tì ông Bannon cũng được đề bạt chức Phụ Tá Tổng Thống Mỹ, Trưởng Chiến Lược Gia toà Bạch Ốc. Nhìn vào “title” biết quyền lực của Bannon đang trùm Toà Bạch Ốc, dưới một người mà trên cả vạn người. [Đọc tiếp]
Giải thưởng của Mỹ “cổ động tinh thần” người Việt
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 29/3 tôn vinh “sự dũng cảm” của blogger Mẹ Nấm với giải thưởng mà Việt Nam từng nói là “sai trái”, nhưng lại được giới hoạt động người Việt, nhất là nữ giới, coi là “một sự động viên tinh thần”.
Nhà hoạt động xã hội với tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hiện bị giam giữ ở trong nước, được trao vắng mặt “Giải thưởng dành cho phụ nữ quốc tế can đảm” tại một buổi lễ với sự tham gia của Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump. [Đọc tiếp]
Hãy để ngoại trưởng Tillerson thêm thời gian
Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, ông Rex Tillerson tuyên thệ nhậm chức ngày 1 tháng 2 vừa rồi, chỉ hơn 1 tháng trong nhiệm kỳ 48 tháng của ông, đã có bao nhiêu lời ong tiếng ve chê bai vây bủa quanh ông, thậm chí đã vội vàng cho ông là nhà ngoại giao thất bại của nước Mỹ. Nếu đọc các bài viết trên các báo thuộc hàng đầu ngành truyền thông nước Mỹ trong những ngày gần đây, đều than thở rằng: “cách tiếp cận tách biệt của ông Tillerson đối với công việc của ông đã làm, sẽ giảm niềm tin của ông ta tại Bộ Ngoại giao” (Tạp chí Politico), rằng ông “đang bắt đầu chậm chạp một cách khó nhọc” ( David Ignatius của nhật báo Washington Post), rằng ông đã có “tất cả trừ việc che giấu một cái áo choàng tàng hình” (Nhật báo New York Times), và rằng ông “có thể là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao yếu kém nhất từ trước đến nay”… Bất kỳ câu chuyện gì nổi lên nhanh chóng và đồng điệu như vậy dường như sẽ tự động làm cho mọi người đặt một dấu hỏi nghi ngờ ! Ngoại trưởng Tillerson chỉ mới có hơn 1 tháng để làm việc mà nhiệm kỳ của ông đến 48 tháng và có thể lâu hơn nữa. Ông ta chỉ mới được 1/48 của đoạn đường mà vội đưa ra những phán đoán cay nghiệt, điều này vội vã lắm không? hãy cho ông ta một thời gian thì sự phán quyết mới có ý nghĩa ! [Đọc tiếp]
Bên Giòng Lịch Sử 1940–1965 Hồi Ký Lm. Cao Văn Luận: Chương 30 & 31
Trong giòng Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam, vì lý do chính trị thay đổi thường xuyên nên sự kiện ghi lại cũng không được trung thực. Trang nhà https://www.vietquoc.org nhận thấy cuốn “Bên Giòng Lịch Sử 1940-1965” của Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, mang nhiều tính khách quan, vậy xin độc giả đọc từ đầu đến cuối để có cái nhìn trung thực về lịch sử. Sau đây là Chương 30 và 31
Trung Cộng sẽ tăng lực lượng hải quân lên 100.000 người
Theo tờ báo Hồng Kông South China Morning Post, Trung Cộng có kế hoạch tăng lực lượng hải quân từ 20.000 lên 100.000 quân. Tờ báo dẫn một nguồn tin nội bộ ẩn danh và các chuyên gia cho biết, lực lượng này có thể trú đóng ở nước ngoài, trong đó có cảng Djibouti ở vùng Sừng Châu Phi, và Gwadar, ở miền tây nam Pakistan.
Hải quân Trung Cộng đang dần mở rộng tầm vóc trong những năm gần đây. Vùng hoạt động cũng được dần dà trải rộng ra, từ các hoạt động ở vùng duyên hải Trung Cộng – trong đó có việc bảo việc lợi ích của Bắc Kinh tại biển Hoa Đông và Biển Đông, chuẩn bị cho khả năng đổ bộ tấn công Đài Loan – cho đến những nhiệm vụ mang tính toàn cầu.
AMTI :Trung Quốc sẵn sàng bố trí chiến đấu cơ tại Trường Sa
Kế hoạch của Trung Cộng bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự ở các đảo nhân tạo ở Biển Đông gần như hoàn tất. Bắc Kinh có thể bố trí máy bay quân sự bất cứ lúc nào tại Trường Sa. Trên đây là nhận định của một cơ quan tham vấn chiến lược Mỹ, Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI), một bộ phận của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Washington công bố hôm thứ Hai 27/03/2017.
Reuters trích dẫn tuyên bố của giám đốc cơ quan tham vấn Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI Greg Poling cho biết hình ảnh vệ tinh chụp trong tháng này cho thấy Trung Cộng vừa trang bị thêm nhiều “ăng-ten” ra-đa trên hai đảo đá Chữ Thập và Subi . Như vậy, Trung Cộng dường như đã hoàn tất phần lớn cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo tại Trường Sa và có thể bố trí bất cứ lúc nào từ máy bay chiến đấu, tàu chiến cho đến các trang thiết bị quân sự khác từ đại pháo cho đến hoả tiễn ở ba đảo đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn. Theo chuyên gia Greg Poling, với hai “ăng-ten” mới này, Trung Cộng chuẩn bị các hành động mới trong nay mai.
Vụ Formosa: Hơn 61.000 chữ ký ra thỉnh nguyện thư kêu cứu quốc tế
Một thỉnh nguyện thư đang được lưu hành với hơn 61.000 chữ ký gởi đến chính phủ Đài Loan và các tổ chức quốc tế gây áp lực buộc Công ty Formosa Hà Tĩnh phải đền bù thỏa đáng, cải tạo môi trường và trục xuất Formosa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Thỉnh nguyện thư do Ban Hỗ trợ Nạn nhân môi trường biển thuộc giáo phận Vinh đề xuất lấy chữ ký trực tiếp của ngư dân bị thiệt hại được thực hiện từ đầu năm 2017 và mở rộng lấy chữ ký online vào cuối tuần vừa rồi.
Linh mục Đặng Hữu Nam thuộc giáo phận Vinh cho VOA biết rằng hiện nay đã có hơn 61,531 người ký thỉnh nguyện thư trên trang thamhoaformosa.com, dù trang này thường xuyên bị tấn công. [Đọc tiếp]
Bóng ma Putin và Tập Cận Bình ám ảnh thế giới…
Ở Châu Âu, “bóng ma Putin đang ám ảnh” đó là nhận định của báo chí Pháp. Tại Hồng Kông bóng ma Trập Cận Bình đang đè nặng lên dân Hồng Kông vốn là “một quốc gia hai chế độ: Trung Cộng là cộng sản, Hồng Kông là dân chủ”, đó là hứa hẹn giữa TC và Anh khi Anh Quốc trao trả bán đảo Hồng Kông cho Tàu năm 1997. Người dân Hồng Kông xuống đường làm “cách mạng Dù” năm 2014 nhằm thoát ra bàn tay lông lá của Trung Cộng để dân Hồng Kông sống trong dân chủ. Nhưng bàn tay phù thuỷ của cộng sản Tập Cận Bình vẫn hiển hiện. Cuộc bầu cử hôm qua ngày 26 tháng 3, 2017 bà Carrie Lam (tay chân của Trung Cộng) trúng cử vào Trưởng Khu Hành Chánh Hồng Kông. [Đọc tiếp]
Dân oan biểu tình ở Sài Gòn ngày Chủ Nhật 26/03/2017
Dân oan biểu tình ở Sài Gòn xuống đường biểu tình Chủ nhật ngày 26 tháng 3 năm 2017 (tức 27 tháng 3 tại Việt Nam)